Phòng tránh ung thư tinh hoàn ở nam giới
Chủ động áp dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh những hậu quả nghiêm trọng do bệnh ung thư tinh hoàn gây ra.
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất trong nam giới ở độ tuổi 19 – 44, do đó chắc chắn không chỉ là một loại bệnh nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của nam giới. Tỷ lệ đàn ông mắc phải loại ung thư này là 1/450 người. Có hai loại của ung thư tinh hoàn đó là ung thư biểu mô phôi và ung thư hay xảy ra ở trẻ nhỏ (đối với trường hợp này bệnh tiến triển rất nhanh và tiên lượng cho bệnh rất thấp). Nếu được chẩn đoán sớm, ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu không được điều trị, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết tại chỗ hoặc di căn đến phổi – gan – xương và não. Các phương pháp chẩn đoán và liệu pháp điều trị ung thư tinh hoàn có hiệu quả đến mức độ nào thì việc phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Hàng tháng, nam giới nên tự kiểm tra các khối u bất thường ở ‘quả bóng’ tại nhà mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Cụ thể, trong khi tắm, hãy chú ý kỹ lưỡng từng bên tinh hoàn, da bìu để kiểm tra kích cỡ, hình dạng hay sự xuất hiện của khối u.
Không uống bia, rượu và hút thuốc lá
Nam giới thường có thói quen sử dụng thuốc lá, bia, rượu…đây là những chất kích thích gây độc và gây hại cho cơ thể trong đó có tác động xấu đến tinh hoàn. Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu thường có chất lượng tinh trùng kém, giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc lá có hại cho tinh hoàn (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Chú ý đến yếu tố di truyền
Việc có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn sẽ đẩy bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn đúng bữa, ăn đủ bữa và ăn đủ chất là tiêu chuẩn của một chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường một số thực phẩm có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả như:
- Húng quế: Từ lâu, người Ấn Độ sử dụng như một loại thảo mộc thiêng liêng. Khi đi vào cơ thể, húng quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, ngừa ung thư hiệu quả. Làm được điều này là nhờ lượng carnosol dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh. Đặc biệt, monoterpene – chất chống oxy hóa có trong húng quế từng được chứng minh có khả năng ngừa ung thư tinh hoàn.
- Cà chua: Cà chua giàu lycopen từng được chứng minh có tác dụng ngừa ung thư tinh hoàn, tiền liệt tuyến. Đáng lưu ý, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Italy chỉ ra, những người ăn cà chua sống 7 lần trở lên mỗi tuần có khả năng giảm tới 60% nguy cơ phát triển ung thư dạ dày, đại tràng, trực tràng so với người chỉ ăn 2 lần hoặc ít hơn.
- Các loại quả mọng: Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây chứa nhiều proanthocyanidin và catechin – những chất chống oxy hóa cực mạnh. Đặc biệt, dâu tây chứa a-xít ellagic có tác dụng bảo vệ cấu trúc gen di truyền trong cơ thể khỏi bị hư hại bởi chất gây ung thư.
- Tỏi: Ngoài các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế sự hình thành các gốc tự do gây hại, tỏi còn chứa nhiều sulfua alylic, có tính kháng nấm, chống ký sinh trùng…
Bệnh ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện (Ảnh minh họa: Internet)
Khám sức khỏe thường xuyên
Bệnh ung thư tinh hoàn ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện sớm và điều trị ung thư tinh hoàn nhờ việc thăm khám thường xuyên. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện những biến đổi bất thường của tinh hoàn sớm nhất. Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia hoặc tinh hoàn ẩn nên đi khám thường xuyên hơn. Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần được điều trị và có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.
Theo VTC
Phát hiện sớm ung thư tinh hoàn
Những yếu tố để ung thư tinh hoàn phát triển là gia đình có tiền sử ung thư; tinh hoàn không xuống bìu; viêm tinh hoàn do quai bị.
Tôi 27 tuổi, lúc nhỏ có bị viêm tinh hoàn do quai bị. Tôi nghe nói nếu bị như vậy sau này dễ mắc ung thư tinh hoàn nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách tự phát hiện những dấu hiệu bất thường của ung thư tinh hoàn. Hoàng Văn Thùy (Lạng Sơn)
Trả lời:
Ung thư tinh hoàn là bệnh lý của nam giới thường ở độ tuổi từ 15 - 30. Những yếu tố để ung thư tinh hoàn phát triển là gia đình có tiền sử ung thư; tinh hoàn không xuống bìu trong tuổi thiếu niên; viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì...
Ung thư tinh hoàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm (Ảnh minh họa: Internet)
Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú.
Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh, tỉ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi.
Để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn, nam giới nên chú ý tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên như kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn.
Ngoài ra, có thể dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn, kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không, tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ thì nên đi khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Theo BS. Thanh Mai/Suckhoedoisong.vn
Khắc phục hiện tượng xuất tinh ra máu Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Xuất tinh ra máu đối với nam giới không phải là hiếm. Đây là tình trạng có máu trong tinh dịch khi xuất tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc, cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác của đường...