Phòng tránh tia UV để bảo vệ làn da
Tia cực tím là “kẻ thù” lớn nhất của làn da, vì vậy, mỗi người cần sử dụng các biện pháp chống tia cực tím là cách ngăn chặn hình thành nếp nhăn, các vấn đề sạm, nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.
Ảnh minh họa.
Sau đây là những biện pháp chống bắt nắng cho da:
Bôi kem chống nắng: Bôi kem chống nắng là biện pháp bảo vệ da truyền thống sử dụng phổ biến ở nhiều nước thế giới. Nên chọn loại kem phù hợp với từng loại da, bôi lại sau 2 – 3 giờ sử dụng và bôi lượng đủ dày để đảm bảo duy trì hiệu quả.
Video đang HOT
Sử dụng công cụ chống nắng cơ học: Tận dụng những công cụ chống nắng như mũ, áo vải chống nắng, ô dù, găng tay, khẩu trang và kính chống nắng để bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài. Có thể chọn trang phục chống nắng với một số mẹo như: Đội mũ có vành rộng ít nhất 7cm; mặc áo sơ mi dài tay và quần dài; sử dụng các loại trang phục chống tia cực tím UV chuyên dụng; mặc áo vải dày sáng màu có thể gây bí bách nhưng sẽ giúp bảo vệ da tốt hơn, vải khô giúp chống tia UV tốt hơn vải ướt. Khẩu trang cũng nên dùng loại chống tia UV để che chắn da mặt. Đặc biệt, khẩu trang muốn phát huy hiệu quả tốt nhất nên phủ kín mặt, chừa hai mắt đeo kính, vừa giúp phòng tránh tia UV, vừa hạn chế khói bụi. Đối với loại khẩu trang y tế màu xanh thường sử dụng có chất liệu vải mỏng, chỉ có tác dụng cản bụi, không có hiệu quả cao trong việc chống nắng, chống tia UV.
Ngoài ra, ra đường khi ngoài trời nắng nên chọn kính chống tia UV cho mắt với tiêu chí như: Chọn loại kính chống cả tia UVB và UVA; kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt; kiểm tra chỉ số chống tia UV của kính. Chúng có thể ngăn chặn 99 – 100% bức xạ UV theo tiêu chuẩn UV ANSI.
Tránh tiếp xúc ánh nắng trong giờ cao điểm: Ở một số khung giờ nhất định trong ngày, bức xạ UV ở mức cao nhất và gây ra nhiều tác hại đối với da. Theo đó, thời gian tia UV hoạt động cao điểm nhất là từ 10 – 16 giờ. Kể cả khi ngồi trong bóng râm, bạn vẫn chịu sự tác động của 50% bức xạ UV. Đặc biệt, hãy cẩn trọng với tia UV khi hoạt động leo núi, trên trực thăng. Người sống ở nơi có vị trí cao như trên núi hoặc các tòa nhà cao tầng có khả năng phơi nhiễm tia UV nhiều hơn.
Theo kinhtedothi.vn
Nắng gắt, làm gì để da không bị nám, sạm
Theo bác sĩ, TS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu T.Ư), nám, sạm da thường xuất hiện ở vùng hở vì liên quan đến ánh nắng mặt trời.
Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh
Do đó, nhiều nghiên cứu chứng minh khi bôi kem chống nắng thường xuyên có thể phòng ngừa 90% nám, sạm cho da. Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp chống nắng khác như áo chống nắng, khẩu trang, mũ rộng vành, kính râm...
Nám da, sạm da - tăng sắc tố da nằm trong các rối loạn sắc tố da cũng là một loại bệnh. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa nám da, sạm da và các vết đồi mồi trên da. Theo TS Hà, nám da là bệnh tăng sắc tố mắc phải, thường gặp ở phụ nữ sau tuổi dậy thì, đặc biệt sau quá trình mang thai, sinh đẻ. Nám da cũng có thể gặp ở nam giới nhưng tỷ lệ ít hơn. Khi xuất hiện nám thường có mảng nâu nhạt, nâu thẫm, thường gặp ở vùng mặt, vùng hở như hai bên gò má, trung tâm mặt, mũi, vùng tam giác cổ áo, vùng tay, các vùng lộ sáng.
Vấn đề dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đến làn da, có thể làm cho quá trình lão hóa da nhanh hơn. Bác sĩ Hà cho hay, việc điều trị nám là điều trị liên quan đến lão hóa da, giãn mạch da chứ không đơn thuần là điều trị nám (điều trị sắc tố). Do đó, những người dinh dưỡng kém, người nhịn ăn thường nhìn già hơn, da kém căng hơn so với bình thường, ảnh hưởng đến sắc tố da rõ ràng.
Bác sĩ Phương Quỳnh Hoa, Phó trưởng Khoa laser và săn sóc da khuyến cáo, để tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế sạm, nám da, cần tăng cường tập luyện, đó cũng là cách thể dục cho làn da. Một số cách có thể kể đến là mát xa cho da, chăm sóc da, các bước chăm sóc ở nhà cần thực hiện đầy đủ làm sạch, dưỡng ẩm...
Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng hài hòa, uống đủ nước, bổ sung các vitamin A, C, E và các yếu tố vi lượng khác có nhiều trong các phản ứng của cơ thể như kẽm, selen, đồng... giúp chống lão hóa da.
Bên cạnh đó, nên ăn nhiều chất xơ để tăng khả năng thải độc tự nhiên của cơ thể, giúp cơ thể không tích tụ chất độc và gốc oxy tự do...
THÁI HÀ
Theo tienphong.vn
Cần chống nắng ngay cả khi ngồi trong ô tô? Theo bác sỹ Đặng Bích Diệp, Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương, tia UV vẫn có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô gây hại cho da khi lái xe dưới trời nắng gắt. Vì vậy, người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp chống nắng ngay cả khi ngồi trong ô tô....