Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, cùng với sự phát triển sức khỏe thể chất, các em gái cũng bước vào giai đoạn kinh nguyệt, với nhiều phiền toái lúc đầu.
Một trong số đó, khiến nhiều phụ huynh cũng như các em gái hết sức lo lắng, là trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Nhiều bà mẹ có con gái trong độ tuổi dậy thì cũng lo lắng với đa dạng các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt. Trong nhiều trường hợp, các em gái bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến tâm lý.
Ở tuổi vị thành niên, kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1 – 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Thông thường, nữ bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt từ 10 – 18 tuổi. Thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày, lượng máu kinh khoảng 60ml.
Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì như:
Vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh; vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
Video đang HOT
Vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh.
Rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày… do chức năng buồng trứng chưa phát triển hoàn chỉnh, không có tác hại việc sinh sản trong tương lai.
Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh cần chú trọng tuyên truyền cho các em biết về sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các em gái cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ vệ sinh trong những ngày có kinh nguyệt, cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên, cách 4 giờ/lần, phòng tránh các bệnh lý phụ khoa, tránh nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong kích hoạt sự dậy thì, lượng mỡ trong cơ thể phải chiếm 15% khối lượng cơ thể thì mới đảm bảo chức năng buồng trứng bình thường. Dậy thì muộn thường được thấy ở những người suy dinh dưỡng mạn tính. Do vậy, trong giai đoạn tuổi dậy thì, các em cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, phù hợp với độ tuổi.
Để điều trị các rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, gia đình có thể đưa các em gái đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn khi con bước vào tuổi dậy thì, theo dõi sự phát triển cơ thể của các em và đến cơ sở y tế khám, tư vấn khi thấy bất thường.
Theo BS Thanh Thủy – Sức khỏe và Đời sống
Alobacsi giải đáp những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến các bé gái vô cùng lo lắng.
Đó là lúc bé có những thay đổi về cơ thể cũng như có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Qua bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu thêm về những thay đổi của cơ thể mình khi bước vào độ tuổi dậy thì, để có cách chăm sóc bản thân tốt nhất.
Chào bác sĩ, em năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Tình trạng này của em có phải là dấu hiệu bình thường như các bạn khác và có cần đi khám không ạ?
Chào em,
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên, xuất hiện hàng tháng ở nữ giới, từ khi đến tuổi dậy thì và đang trong độ tuổi sinh sản. Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, có nhiều mức độ khác nhau, có người bị đau nhẹ, có người đau âm ỉ kéo dài trong vài giờ đến vài ngày, hoặc đau thành từng cơn dữ dội...
Về trường hợp của em, năm nay 18 tuổi, mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt là thường bị đau bụng rất khó chịu thậm chí phải nghỉ học. Để giảm đau bụng khi hành kinh, em có thể dùng một số biện pháp như chườm nóng dùng khăn nóng chườm vào phần bụng dưới sẽ giúp bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Hoặc có thể dùng chai nhỏ đựng nước ấm và lăn hoặc ấp vào phần bụng dưới thay cho khăn nóng. Một số bạn nữ thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau. Xoa nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh... Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, em nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày này, nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu và một số gia vị cay, chua... Tuy nhiên đau bụng kinh dữ dội đôi khi cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tại cơ quan sinh sản như lạc nội mạc tử cung, nhân sơ tử cung, u nang buồng trứng.....Do đó nếu tình trạng đau diễn ra liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của em thì em cần đến bệnh viện chuyên Sản phụ khoa để thăm khám càng sớm càng tốt em nhé.
Thân mến.
Theo Cồng thông tin tư vấn sức khỏe Alobacsi.com
Kinh nguyệt không đều vì đâu? Rối loạn kinh nguyệt phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tâm sinh lý của người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện đa dạng: chu kỳ kinh ngắn dài không đều; lượng quá ít hoặc quá nhiều, màu kinh bất thường. 1. Mất cân bằng nội tiết: Nếu bạn đang ở tuổi dậy thì...