Phồng tôm Bích Chi chuẩn bị lên sàn chứng khoán
Trong quá khứ, Bích Chi đã không ít lần đánh tiếng lên sàn chứng khoán, thậm chí doanh nghiệp này còn chờ “VN-Index lên 800 điểm” sẽ lên sàn chứng khoán.
Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Thực phẩm Bích Chi (Bich Chi Food Company).
Bích Chi không còn là cái tên xa lạ trong ngành thực phẩm với sản phẩm bánh phồng tôm nổi tiếng. Ngoài ra, Bích Chi còn có nhiều sản phẩm cũng có nguồn gốc từ gạo như cháo ăn liền, bột sơ chế, hủ tiếu, phở, miến, bánh tráng…
Những năm qua, hoạt động kinh doanh của Bích Chi tăng trưởng khá tốt với doanh thu hàng trăm tỷ, lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm. Trong năm 2018, doanh thu Bích Chi đạt 490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 39 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2019, Bích Chi ghi nhận doanh thu thuần 246 tỷ đồng, tăng 2,5% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 7% so với cùng kỳ năm trước, còn 21,52 tỷ đồng.
Sản phẩm Bích Chi hiện không chỉ ở trong nước mà đã xuất khẩu nhiều nơi trên Thế giới. Trong năm 2018, hoạt động xuất khẩu mang về 61% doanh thu cho Bích Chi.
Tính tới cuối quý 2/2019, tổng tài sản Bích Chi đạt 280 tỷ đồng, vốn điều lệ công ty đạt 183,34 tỷ đồng. Trong đó, chủ tịch Phạm Thanh Bình nắm giữ trực tiếp 14,2% vốn điều lệ công ty.
Video đang HOT
Trong quá khứ, Bích Chi đã không ít lần đánh tiếng lên sàn chứng khoán, thậm chí doanh nghiệp này còn chờ “VN-Index lên 800 điểm” sẽ lên sàn chứng khoán. Doanh nghiệp này cũng từng đánh tiếng mua cổ phần đối thủ cùng ngành là Sa Giang (SGC) khi nhà nước thoái vốn, tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa được Bích Chi thực hiện khi SCIC công bố thoái vốn khỏi Sa Giàng thời gian gần đây.
Trên sàn chứng khoán, Sa Giang, đối thu cùng phân khúc, quy mô khá tương đồng với Bích Chi hiện đang được định giá khoảng 920 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khó khăn thủ tục pháp lý dự án đang bủa vây doanh nghiệp bất động sản
Thống kê đến tháng 5/2019, hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp bất động sản nhưng phần lớn là doanh nghiệp có quy mô trung bình, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực môi giới, dịch vụ bất động sản, và mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp phát triển bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán.
Thông tin trên được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại Hội nghị Bất động sản 2019 với chủ đề "Lấy ý kiến - Tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp", diễn ra tại TP.HCM.
Theo đó, từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản đã có nhiều dấu hiệu chững lại. Khối Doanh nghiệp bất động sản tư nhân ngày càng lớn mạnh nhưng đang phải đương đầu với nhiều thách thức, rủi ro, cần được tháo gỡ các rào cản để phát triển lành mạnh và bền vững.
Nhiều Bộ, ngành và nhiều địa phương cũng đã vào cuộc quyết liệt, lắng nghe, giải quyết được một số khó khăn của doanh nghiệp bất động sản nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế khiến các doanh nghiệp bất động sản chịu nhiều rủi ro, đặc biệt các rủi ro pháp lý khó tháo gỡ để kinh doanh.
"Có đến 20 điểm chồng chéo, theo luật này thì đúng theo luật khác thì sai. Doanh nghiệp thực hiện theo Luật này thì đúng nhưng xét theo Luật khác lại sai, địa phương không biết làm sao... điều này không chỉ gây khó cho doanh nghiệp mà còn tạo mảnh đất cho tham nhũng", TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc.
Mặc dù hoan nghênh cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó doanh nghiệp tư nhân là động lực chính của thị trường bất động sản, tuy nhiên TS Vũ Tiến Lộc đặc biệt chỉ ra thị trường bất động sản Tp HCM đang có khả năng gây ra thiếu hụt cung.
Cụ thể, xét trong 10 năm gần nhất, thị trường bất động sản tăng trưởng gấp đôi với sự đóng góp chủ yếu của khối doanh nghiệp tư nhân - theo định hướng phát triển khối doanh nghiệp tư nhân như thành phần chủ yếu, là động lực tăng trưởng bên cạnh thành phần chủ đạo của nền kinh tế. Có thể nói, các doanh nghiệp tư nhân trong nước là động lực và đang dẫn dắt thị trường bất động sản. "Tuy nhiên, điều cần là sự điều tiết của Nhà nước đảm bảo sự ổn định của thị trường này", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Ở góc độ chuyên gia, GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, cho biết hơn 10 năm trước, vào năm 2009, Quốc hội đã phải ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để sửa đổi nhóm luật ban hành trong giai đoạn 2003 - 2005 bao gồm: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Nhà ở vì lý do một số xung đột pháp luật giữa các Luật này.
Đến nay, nhiều dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng phải dừng lại để rà soát tính phù hợp với pháp luật. TPHCM đã quyết định cho dừng lại 150 dự án để rà soát và điều chỉnh, đến nay vẫn còn 30 dự án đang phải tiếp tục rà soát.
Cũng theo GS. Võ, con số dự án đầu tư mới đủ điều kiện để phê duyệt cũng giảm khá mạnh, từ đầu năm mới chỉ có vài dự án được phê duyệt thay vì con số vài trăm dự án của những năm trước. Phân khúc condotel giảm cung rất mạnh do khoảng trống pháp luật. Cả chủ đầu tư dự án và nhà đầu tư thứ cấp đều không muốn đầu tư vì rủi ro pháp lý.
Trạng thái bất cập pháp luật xuất hiện dưới dạng các khoảng trống pháp luật, xung đột pháp luật giữa hai hay nhiều luật, hoặc xung đột pháp luật giữa luật này với văn bản hướng dẫn thực thi luật khác. Tình trạng này dẫn đến hậu quả là hoạt động đầu tư bị ách tắc, chuỗi giá trị sản xuất, dịch vụ bị đứt đoạn, nguồn cung BĐS bị suy giảm sẽ gây sốt giá BĐS do thiếu cung trong những năm tới. Cuộc sống lại phải ngừng lặng chờ đợi hoàn chỉnh pháp luật.
Theo GS Đặng Hùng Võ, có thể nhóm lại thành 5 nhóm bất cập chính như sau:
Thứ nhất, nhiều thuật ngữ pháp luật được sử dụng không nhất quán giữa các luật chuyên ngành và trong mỗi luật các thuật ngữ này không được định nghĩa cụ thể. Điều này dẫn tới phức tạp trong thực thi pháp luật tại các địa phương khi đặt ra yêu cầu phải phù hợp pháp luật.
Thứ hai, trình tự, thủ tục trong chấp thuận một dự án đầu tư và chủ đầu tư dự án, cũng như thứ tự những công việc mà chủ đầu tư cần làm cũng có nhiều khác biệt giữa pháp luật đầu tư, pháp luật xây dựng, pháp luật nhà ở, pháp luật quy hoạch đô thị, pháp luật bảo vệ môi trường và pháp luật đất đai.
Thứ ba, quy định về phương thức tiếp cận đất đai của một dự án đầu tư còn tồn tại nhiều khoảng trống và không đảm bảo tính thống nhất và hệ thống.
Thứ tư, có sự không nhất quán trong các quy định về quyền, lợi ích, nghĩa vụ của chủ đầu tư giữa các luật chuyên ngành như quyền cho thuê tài sản đã đầu tư trên đất (giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự); chế độ miễn, giảm tiền thuê đất gắn với các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư (giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai); quyền và hạn chế quyền chuyển nhượng dự án đầu tư (giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS); quyền sử dụng đất ở lâu dài (giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai). Tình trạng này dẫn đến khó quản lý việc thực hiện quyền, bảo đảm lợi ích và thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư.
Thứ năm, có sự vô lý trong quy định của Luật Đầu tư và Luật Đất đai về việc chấm dứt dự án đầu tư và thu hồi đất. Theo quy định hiện hành, chủ đầu tư bị chấm dứt đầu tư nhưng vẫn có thể giữ đất thêm 24 tháng nữa mới bị thu hồi.
"Đối với thị trường bất động sản, càng tìm hiểu, càng đọc thì tôi thấy càng phức tạp, càng rối rắm... Các quy định, nghị định, thông tư... mới có quá nhiều sự khác biệt. Câu chuyện giống như con gà và quả trứng, thậm chí là đàn gà và quả trứng. Các luật này đều của Quốc hội ban hành, nhưng đều do các Bộ, mà dưới Bộ là các cục, vụ, viện thi hành. Do đó, khó tránh khỏi việc tư duy và quan điểm chồng chéo, xung đột lẫn nhau", ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, bổ sung thêm.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, một trong những nguyên nhân đến từ thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, dẫn đến cơ chế "xin - cho", tiêu cực.
Bên cạnh đó, cơ quan thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến. Nhiều dự án nhà ở thương mại thường phải mất thời gian trên dưới 5 năm mới có sản phẩm đưa ra thị trường là quá dài, tạo tác động chi phí quá lớn lên doanh nghiệp và gây tác động đến thực trạng khan hiếm nguồn cung hiện nay của TPHCM.
Đại diện các doanh nghiệp BĐS, ông Đỗ Viết Chiến - Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản đề nghị UBND TPHCM sớm giải quyết ách tắc về chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết và lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại có quỹ đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, xen cài đất do Nhà nước trực tiếp quản lý.
Đồng thời, có cơ chế để xử lý tất cả các trường hợp đất do Nhà nước quản lý xen cài trong dự án để sớm giải quyết ách tắc này, không cần phải xin chủ trương đối với từng trường hợp một như hiện nay.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Gỡ tắc dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: TISCO sẽ thoái vốn Nói về các giải pháp đưa Dự án gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 thoát lầy, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, giải pháp thoái vốn sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn đầu tư, thay đổi phương thức quản trị, ra quyết...