Phong tỏa tòa chung cư với gần 3.000 người ở Hong Kong
Ngày 21/1, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã quyết định phong tỏa một tòa nhà chung cư, với gần 3.000 người, trong vòng 5 ngày, sau khi phát hiện chuỗi lây nhiễm tại đây.
Người dân quét mã kiểm tra y tế trước khi vào tòa nhà tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, đây là lần đầu tiên chính quyền Đặc khu phong tỏa một tòa chung cư trong thời gian dài như vậy. Người dân sẽ được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hằng ngày tại trạm xét nghiệm lưu động, bố trí xét nghiệm tại nhà cho người già và khuyết tật. Ngoài ra, chính quyền sẽ cung cấp thực phẩm và các vật dụng phòng, chống dịch bệnh cần thiết cho người dân. Thông thường sau khi phát hiện ca mắc mới, Hong Kong sẽ tiến hành phong tỏa, truy vết và xét nghiệm ngay trong đêm.
Nhà chức trách Hong Kong cho biết việc phong tỏa trong nhiều ngày như vậy sẽ gây nhiều bất tiện nhưng cần cắt đứt chuỗi lây nhiễm càng sớm càng tốt, cũng như cần ngăn chặn những người có nguy cơ cao di chuyển đến các khu vực khác. Chính quyền cũng đề nghị người dân thực hiện nghiêm túc quy định phòng, chống dịch bệnh, sớm tiêm vaccine ngừa COVID-19, giảm tiếp xúc xã hội không cần thiết, đặc biệt là các cuộc tụ tập giữa các gia đình trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần.
Kể từ khi khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 đại trà vào tháng 2/2021, hiện có 77,2% dân số tại Hong Kong đã tiêm mũi đầu tiên, 70,3% dân số tiêm đủ liều cơ bản.
Video đang HOT
Tính đến ngày 21/1, Hong Kong ghi nhận 13.120 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 506 trường hợp nhiễm biến thể Omicron.
* Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 21/1 thông báo nước này sẽ rút ngắn thời gian cách ly xuống còn 7 ngày và người dân có thể nhận được sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại các nhà thuốc bắt đầu vào tuần tới. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tới thăm khám tại nhà cho bệnh nhân cao tuổi mắc COVID-19.
Người dân Ba Lan đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi di chuyển trên đường phố Warsaw. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Ba Lan đưa ra quyết định trên trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại nước này lên mức cao chưa từng thấy. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và Ba Lan đang hứng chịu làn sóng lây nhiễm thứ 5 dịch bệnh, chính phủ nước này khuyến khích người dân nhanh chóng chuyển sang hình thức làm việc từ xa càng sớm, càng tốt.
Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cảnh báo sự lây lan của biến thể Omicron đang khiến số ca mắc COVID-19 hằng ngày tăng vọt lên mức chưa từng thấy ở nước này.
Thống kê cho thấy hiện 2/3 dân số nước này đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Ba Lan ghi nhận 36.665 ca mắc mới COVID-19. Giới chức nước này cảnh báo số ca mắc mới trong 1 ngày có thể vượt 50.000 ca trong tuần tới.
Chủ tịch Moderna dự đoán thời điểm COVID-19 chuyển thành bệnh đặc hữu
Chủ tịch hãng vaccine Moderna dự đoán đại dịch COVID-19 có thể chuyển thành bệnh đặc hữu trong năm 2022 và lưu ý các quốc gia cần phải cảnh giác khi biến thể Omicron lây lan.
Các nhân viên y tế điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Warsaw, Ba Lan. Ảnh: Reuters
"Năm 2022 có thể là thời điểm đại dịch bước vào giai đoạn bệnh đặc hữu, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào những gì xảy ra trên thực tế và các quyết định được đưa ra trên toàn thế giới", Tiến sĩ Noubar Afeyan, người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch hãng vaccine Moderna, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 14/1.
Ông Afeyan cho biết mặc dù Omicron có khả năng lây nhiễm cao, nhưng biến thể này ít có nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Công ty Moderna đang lên kế hoạch thử nghiệm mũi vaccine tăng cường ngăn biến thể Omicron trên người trong vài tuần tới.
Trước đó, Giám đốc điều hành Moderna Stephane Bancel cũng đưa ra tuyên bố tương tự vào đầu tuần này. Ông Bancel dự đoán sẽ cần một mũi vaccine tăng cường khác vào mùa thu và có khả năng chứa thành phần phù hợp để ngăn chặn Omicron.
"Chúng tôi sẽ sẵn sàng với quá trình thử nghiệm bắt đầu sau vài tuần nữa. Liệu chúng ta cần một mũi vaccine tăng cường vào mùa xuân hơn, hay vào mùa thu, là điều mà chúng tôi sẽ phải làm việc với các quan chức trên toàn thế giới để tìm ra câu trả lời", Tiến sĩ Afeyan cho biết thêm.
Hãng dược phẩm Moderna đã phát triển được một loại vaccine phòng bệnh COVID-19 hiệu quả cao dựa trên công nghệ mRNA. Đầu tuần này, Moderna cho biết họ đã ký các thỏa thuận mua bán vaccine trị giá 18,5 tỷ USD cho năm nay, cùng với các hợp đồng 3,5 tỷ USD khác, bao gồm cả các liều vaccine nhắc lại.
Trong khi một số quốc gia trên thế giới đang bắt đầu coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, giống như bệnh cúm, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vẫn còn quá sớm để đưa ra lời kêu gọi đó khi các ca nhiễm đang gia tăng.
Ireland, Ba Lan siết chặt các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 Các biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Omicron, đã có hiệu lực tại Ireland trong ngày 7/12. Nhân viên y tế làm việc tại một bệnh viện điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở Warsaw, Ba Lan ngày 1/3/2021. Ảnh: PAP/TTXVN Theo những quy định này, các câu lại bộ ban...