Phong tỏa tài sản công ty của đại gia thuỷ sản ôm 80 tỷ biệt tăm
Chiều ngay 21.2, thông tin từ TAND tỉnh An Giang cho biết, nơi đây vừa ra quyết định phong tỏa tài khoản của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận An ( Tafishco) mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh tại An Giang cũng như áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của công ty này.
Việc áp dụng biện pháp nói trên được thực hiện sau khi phía ngân hàng cho vay theo dự án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến cá tra tỉnh An Giang khởi kiện Tafishco và tòa thụ lý đơn kiện này.
Chú thích ảnh: Trụ sở Công ty TNHH Sản xuất Thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco)
Theo đơn khởi kiện, phía ngân hàng yêu cầu Tafishco phải thanh toán ngay số tiền nợ vay tính đến ngày 29.12.2016 là trên 492 tỷ đồng, trong đó, nợ gốc là hơn 488 tỷ đồng.
Phía ngân hàng cũng đề nghị tuyên phát mãi toàn bộ tài sản đảm bảo của Tafishco theo các hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ cho ngân hàng. Trường hợp số tiền thu được sau khi phát mãi tài sản không đủ để trả nợ, thì Tafishco phải tiếp tục trả số nợ còn thiếu cho ngân hàng.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 7.2014, UBND tỉnh An Giang có quyết định phê duyệt cho vay thí điểm dự án trên và thời gian thực hiện là 2 năm. Sau khi sắp kết thúc thời gian thí điểm, Tafishco đã đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian thí điểm. Đến ngày 26.10.2016, Tafishco được phía ngân hàng cho phép kéo dài thời gian vay thí điểm theo dự án đến ngày 28.5.2018. Sau đó 3 ngày, tức ngày 29.10.2016, bà Nguyễn Thị Huệ Trinh – Tổng giám đốc Tafishco đã sang Trung Quốc tham dự hội chợ nghề cá và cho đến nay chưa trở về.
Liên quan đến khoản nợ của Tafishco, ông Phạm Sơn – Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh An Giang cho biết, hiện phía ngân hàng vẫn bảo lưu quan điểm đề nghị các hộ nông dân thực hiện tái cơ cấu nợ. Cụ thể là nông dân phải trả tiền mua thức ăn mà phía ngân hàng trả thay trước đó.
Được biết, tổ xử lý nợ do ngành chức năng tỉnh An Giang mới thành lập không đồng thuận cách giải quyết trên bởi theo quy định của dự án thí điểm chuỗi liên kết, nông dân giao cá là xong, không còn nợ, phía Tafishco phải trả tiền cho ngân hàng. Hiện, tổ xử lý đã đề nghị phía ngân hàng điều chỉnh lại phương án giải quyết theo hướng trên.
Theo Danviet
Vụ đại gia thủy sản ôm 80 tỷ lặn mất tăm: Lãnh đạo tỉnh nói gì?
Ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - khẳng định, lúc lựa chọn đơn vị tham gia, Công ty TNHH Thuận An có đủ năng lực, nhưng có thể gặp khó khăn trong quá trình hoạt động nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay.
Người dân nuôi cá tra trong dự án bức xúc trình bày với phóng viên.
Người dân cho rằng, dự án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra không may bị "gãy gánh" khi lãnh đạo Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An (Công ty Thuận An) ôm 80 tỷ đồng lặn mất tăm thuộc về trách nhiệm của UBND tỉnh An Giang.
Ông Nguyễn Văn Tấn, một trong những hộ dân tham gia dự án cho biết, sở dĩ rơi vào hoàn cảnh hiện nay là do UBND tỉnh. "UBND tỉnh chọn sai doanh nghiệp, đây là doanh nghiệp yếu nên dẫn đến dự án bị đổ vỡ giữa chừng. Sau khi mua cá của những hộ dân chúng tôi, họ đã ôm tiền ra nước ngoài nhiều tháng trời, đến nay vẫn chưa về. Phía ngân hàng thì đòi nợ vay từ chúng tôi" - ông Tấn nói.
Ông Nguyễn Văn Học, cũng là một hộ dân bị ảnh hưởng dự án trên nhận định: "UBND đã lựa chọn Công ty Thuận An trên cơ sở các ngành, các cấp tham mưu chứ người nông dân chúng tôi không biết họ có năng lực tài chính như thế nào. Khi UBND lựa chọn, chúng tôi cứ nghĩ công ty này có tâm, có tầm cỡ, chứ đâu ngờ họ là lợi dụng chính sách để chiếm đoạt".
"Việc lãnh đạo Công ty Thuận An ôm 80 tỷ của người dân lặn mất tăm cũng thuộc trách nhiệm của phía ngân hàng trong việc thẩm định cho vay và giám sát đồng vốn. Hy vọng rằng, phía ngân hàng có biện pháp hỗ trợ người dân trong thời gian tới" - ông Học chia sẻ.
Trong đơn cầu cứu khẩn cấp (lần 5) gửi các cơ quan chức năng và Thủ tướng Chính phủ ngày 23.1 mới đây của các hộ dân nuôi cá tra cũng khẳng định: "Việc lựa chọn đầu mối chuỗi liên kết (Công ty Thuận An) là do UBND tỉnh An Giang, các cấp các ngành và phía ngân hàng cho vay".
Theo phóng viên tìm hiểu, các hộ tham gia chuỗi liên kết là do Công ty Thuận An tuyển chọn. Những hộ này phần lớn đã có trên 10 kinh nghiệm nuôi cá tra.
Theo quyết định số 1107/QĐ-UBND phê duyệt cho vay dự án thí điểm chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra ngày 18.7.2014 của UBND tỉnh An Giang, đơn vị được chọn là Công ty Thuận An với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Theo báo cáo sơ kết của dự án mà phóng viên có được, tổng hạn mức cho vay được duyệt của dự án trên là 416 tỷ đồng. (Đến ngày 31.1.2016, phía ngân hàng giải ngân cho dự án là 231 tỷ đồng).
Trao đổi với phóng viên Dân Việt chiều nay (10.2) qua điện thoại về việc người dân cho rằng UBND tỉnh lựa chọn doanh nghiệp tham gia không có đủ lực, ông Lê Văn Nưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - khẳng định: "Lúc lựa chọn đơn vị tham gia, Công ty Thuận An có đủ năng lực, nhưng có thể qua quá trình hoạt động, công ty gặp khó khăn nên mới xảy ra tình trạng như hiện nay".
"Người dân nói Công ty Thuận An không đủ năng lực, vậy sao người dân dám bán cá cho công ty này để rồi công ty không trả tiền. Trước đây, công ty này vốn có đủ điều kiện tham gia dự án nhưng có thể do trong quá trình hoạt động có vấn đề, gặp nhiều khó khăn" - ông Nưng giải thích.
Theo Danviet
Đại gia thủy sản ôm 80 tỷ lặn tăm, người nuôi cá cầu cứu Thủ tướng Mô hình thí điểm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến cá tra "gặp bão" khi lãnh đạo doanh nghiệp không xuất hiện nhiều tháng qua mang theo khoản nợ 80 tỷ đồng. Tình trạng trên khiến cho nông dân lao đao, phải cầu cứu đến Thủ tướng Chính phủ. "Vỡ mộng" mô hình liên kết Theo tài...