Phong tỏa nhà nữ du học sinh nhiễm nCoV
Ngôi nhà ba tầng ở TP Hạ Long bị phong tỏa do nữ du học sinh (24 tuổi) nhiễm nCoV cư trú tại đây.
Ngày 15/3, nhà chức trách TP Hạ Long dựng barie phía trước ngôi nhà ở tổ 3, khu 4, phường Hồng Hải (TP Hạ Long) – nơi cư trú của “ bệnh nhân 52″, cử người túc trực 24/24. Người dân sống xung quanh không bị hạn chế đi lại song khu phố này đã trở nên vắng vẻ, số ít người xuất hiện ngoài đường đều đeo khẩu trang.
Nhà nữ “bệnh nhân 52″ bị phong tỏa. Ảnh: Minh Cương
“Từ hôm nữ du học sinh từ Anh về, cháu không ra ngoài, bố mẹ cháu thì đi lại bình thường. Chiều 13/3 thấy lực lượng chức năng đến đưa cả nhà đi cách ly, tối hôm đó cả khu phố được phun tiêu độc khử trùng. Lúc đầu chúng tôi có chút lo lắng, nhưng giờ đã yên tâm hơn”, người đàn ông ngoài 50 tuổi (khu 4, phường Hồng Hải) nói.
Cùng ngày, Sở Y tế Quảng Ninh cho biết đã phong tỏa Bệnh viện Lao và Phổi cùng 14 ngôi nhà xung quanh, do đây là bệnh viện có bố mẹ “bệnh nhân 52″ làm việc; toàn bộ nhân viên y tế và 113 bệnh nhân nội trú được cách ly.
Bệnh viện Lao và Phổi nằm ở khu dân cư phường Cao Xanh, TP Hạ Long, trước mặt là chiếc hồ rộng hàng nghìn mét vuông. Đây cũng là bệnh viện được trưng dụng một khu riêng biệt làm Bệnh viện số 2 để cách ly. Hiện “bệnh nhân 52″ đang được điều trị tại đây. Nữ du học sinh không sốt, không khó thở, đang được điều trị tích cực theo phác đồ Bộ Y tế.
Video đang HOT
Bệnh viện Lao và Phổi bị phong tỏa. Ảnh: Minh Cương
Đến nay 6 người gồm bố mẹ, bà nội, em trai, bạn gái em trai, tài xế taxi của “bệnh nhân 52″ đều có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV.
“Bệnh nhân 52″ là người đi chung chuyến bay với “bệnh nhân 46″ từ London (Anh) về Việt Nam ngày 9/3.
Minh Cương (vnexpress.net)
Du thuyền phát hiện 5 ca nhiễm nCoV, hơn 1.000 người mắc kẹt
Du thuyền Braemar bị từ chối cấp phép cập cảng và phải neo đậu ngoài khơi vùng biển Caribbean.
Du thuyền Braemar chở 682 hành khách (chủ yếu là người Anh) và 381 thủy thủ đoàn, do công ty du lịch Anh Fred Olsen điều hành, bị mắc kẹt ở ngoài vùng biển Caribbean sau khi 5 người được phát hiện dương tính với nCoV. Du thuyền bị từ chối cấp phép cập cảng tại Freetown ở Bahamas. Hiện nó neo đậu cách 25 dặm ngoài khơi, được cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và vật tư y tế bằng máy bay trực thăng. Một bác sĩ và y tá đang tham gia hỗ trợ điều trị cho 4 thành viên thủy thủ đoàn và một hành khách nhiễm bệnh.
Nếu chính phủ Anh không thuyết phục được các quốc gia trong khu vực cho phép cập cảng, Braemar phải đối diện với hành trình trở lại Đại Tây Dương kéo dài 10 ngày.
Du thuyền Braemar.
Người thân của một số du khách trên tàu bày tỏ "kinh hoàng và sợ hãi" về một viễn cảnh đối với du thuyền. "Virus đã có những mục tiêu dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao nhiễm bệnh", Helen Littlewood (39 tuổi) có người mẹ 74 tuổi trên tàu. "Mẹ tôi bị huyết áp cao, các vấn đề về hô hấp và bị viêm phế quản, hen suyễn. Tôi vô cùng sợ hãi nếu họ phải tiếp tục đi thuyền trên Đại Tây Dương. Không ai nói với chúng tôi họ sẽ đối phó thế nào nếu nhiều người lây bệnh. Điều gì xảy ra nếu bác sĩ hay thuyền trưởng bị bệnh", cô nói.
Steve Dale (68 tuổi) có mặt trên du thuyền cùng vợ, bà Lynda (62 tuổi). "Chúng tôi lo lắng về tình hình trước mắt và tự hỏi khi nào sẽ được về nhà. Việc giữ liên lạc với gia đình ngày càng khó khăn vì họ đã hạn chế wifi. Thuyền trưởng bảo với chúng tôi hôm qua rằng, nếu cần họ sẽ di chuyển du thuyền đến Southampton, Anh".
Keith Livingstone (55 tuổi) đến từ Bắc Ireland nói: "Mọi người đều ước rằng ai đó sẽ đưa ra quyết định lúc này". Anh đi cùng vợ là Suzanne (52 tuổi), một giáo viên mỹ thuật.
Ngoài một số ít hành khách cách ly (đã bao gồm 5 ca dương tính), hầu hết du khách vẫn được phép rời khỏi cabin và sử dụng quán hàng, bar trên tàu.
"Bố chồng tôi 85 tuổi, đã bị cắt bỏ một phần phổi đang ở trên Braemar cùng vợ. Ông ấy sẽ bị thiếu thuốc. Họ hoàn toàn không am hiểu về công nghệ thông tin nên việc liên lạc chỉ giới hạn trong việc gọi điện cho con gái", một người tweet.
Du thuyền Braemar bị từ chối cập cảng, đối mặt với hành trình quay trở lại Anh.
Braemar trước đó từng bị từ chối nhập cảng vào Cộng hòa Dominican sau hành trình kéo dài 14 đêm ngày 27/2. Các quan chức cảng từ chối sau khi thuyền trưởng báo cáo "8 người trên tàu có triệu chứng giống cúm". Du thuyền này sau đó cũng bị từ chối vào Antigua, nhưng cuối cùng được phép cập cảng tại đảo St Maarten của Hà Lan.
Hàng trăm hành khách rời tàu và được phép về nhà mà không được xét nghiệm nCoV. Ít nhất 2 hành khách rời tàu sau đó báo cáo kết quả dương tính với nCoV. Trong khi đó, hàng trăm hành khách khác lên tàu để tiếp tục hành trình 14 đêm mới ở Tây Caribbean và Nam Mỹ.
Điều này có nghĩa hành khách được phép lên tàu vào đầu tháng 3 bất chấp các dấu hiệu cho thấy một ổ dịch được cảnh báo trong hành trình trước đó.
Peter Deer - Giám đốc điều hành Fred Olsen Cruise Lines - cho biết: "Khi chúng tôi quyết định đưa hành khách lên tàu ở St Maarten vào 2/3, chúng tôi đã hành động theo lời khuyên tốt nhất lúc đó. Không ai lên tàu được báo cáo bị bệnh hoặc và không hành khách nào từng đến khu vực có nguy cơ cao, tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV".
Vương quốc Anh báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do nCoV là một bệnh nhân có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn qua đời vào sáng 6/3. Chiều cùng ngày, một người thứ hai ở Anh đã qua đời sau khi xét nghiệm dương tính. Đến nay, 21 ca tử vong được ghi nhận và 1.140 ca nhiễm.
Huyền Anh (Theo Mail)
Theo ione.net
Có 1 bệnh nhân mắc Covid-19 chuyển biến nặng, phải thở máy Chiều 15/3, Bộ Y tế thông báo tình hình sức khỏe của 37 bệnh nhân mắc Covid-19 còn đang điều trị. Đáng chú ý có một bệnh nhân Covid-19 cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền, có triệu chứng nặng, phải thở máy. Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 15/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 ca mắc Covid-19, 16 ca đã...