Phong tỏa đường ở Đà Nẵng vì chiếc vali khóa số vứt trên vỉa hè
Người dân Đà Nẵng phát hiện chiếc vali lạ vứt bên đường nên trình báo cơ quan Công an, lập tức hiện trường được phong tỏa để kiểm tra.
Khuya 17/3, lực lượng chức năng đã gỡ phong tỏa đường Việt Bắc (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) sau khi kiểm tra chiếc vali được phát hiện ở bên đường.
Chiếc vali được bỏ lại bên đường. Ảnh: Hồ Giáp
Theo người dân, khoảng 17h30 chiều 17/3, họ phát hiện một chiếc vali màu xanh bị vứt trên vỉa hè đường Việt Bắc. Do vali còn rất mới và bị khóa khiến người dân nghi vấn nên trình báo lực lượng chức năng.
Nhận thông tin, lực lượng Công an, Quân đội đã có mặt tiến hành phong tỏa khu vực có chiếc vali để kiểm tra, bên ngoài rất đông người dân hiếu kỳ đến xem vụ việc.
Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực phát hiện chiếc va li để kiểm tra. Ảnh: Hồ Giáp
Qua kiểm tra, bên trong chiếc vali chứa rác và bún khô. Ảnh: Hồ Giáp
Đến khoảng 23h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiến hành mở chiếc vali nhưng bên trong không có gì nguy hiểm, chỉ chứa rác và bún khô.
Đường đời chông chênh của cô bé nghèo xa cha mẹ
Bị nhà nội chối bỏ khi mới tượng hình trong bụng mẹ, cô bé ra đời và sống dựa vào bà ngoại, ngần ấy năm bền bỉ với hành trình đến trường để bước tới hôm nay vừa trở thành tân sinh viên.
Video đang HOT
Diễm Qùynh thuê trọ gần trường để tiện vừa đi học vừa đi làm thêm - Ảnh: B.D.
Những ngày cuối tháng 10, sau hơn một tháng nhập học, cô sinh viên Nguyễn Vy Diễm Qùynh tìm đến các hàng quán ven Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (Đà Nẵng) kiếm việc làm thêm.
"Tiền ăn trưa và tối mỗi ngày 30.000 đồng, bữa sáng không dám ăn vì sợ chóng hết tiền lại phải xin ngoại" - Qùynh cúi mặt, nói lí nhí.
Đi làm được trả mấy trăm ngàn là phải quần quật từ sáng tới tối, mà đâu phải ngày nào cũng được vậy. Mình thèm được học, ra trường và đi làm. Nếu lúc trước chọn bỏ học thì giờ chắc mình đang bán bánh ngoài chợ. NGUYỄN VY DIỄM QUỲNH
Ngoại là ba, cũng là mẹ
Qùynh dáng nhỏ người nhưng khá chững chạc và đầy nghị lực dù mới bước vào đời sinh viên. Khu trọ Qùynh ở là dãy nhà cấp 4 ẩm mốc, chật bưng, nằm kế bên trường bạn theo học.
Cô bé là kết quả của cuộc tình giữa mẹ với một quân nhân, nhưng gia đình nội chối bỏ. Khi con gái lên 4 tuổi, mẹ Qùynh nuốt nước mắt gửi con lại cho bà ngoại rồi xuôi vào Nam làm công nhân.
Qùynh có khuôn mặt sáng với nước da trắng, nhưng đôi mắt ướt dễ làm người khác mủi lòng. Cô sinh viên ấy cân nặng 43kg, sống với ngoại từ nhỏ trong cái làng quê nghèo xã Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Bà ngoại nhận quần áo cũ về may vá để nuôi cháu lớn khôn. Ngày trước, quần áo người dân gửi sửa nhiều nên bà cháu cũng đỡ nhưng càng ngày càng vắng khách, vì sắm đồ mới có khi còn rẻ hơn đi sửa. Hai bà cháu có khi chỉ ăn cơm trắng, cả tháng không có miếng thịt cá nào.
Cô tân sinh viên kể từ năm 4 tuổi tới nay đã không có cảm giác được mẹ ôm ấp, vỗ về. Mẹ đi làm công nhân ở Sài Gòn, có giai đoạn quá khó khăn đến mức bặt tăm, 2-3 năm mới liên lạc về nhà.
Mỗi lần như thế, bạn cũng cố dò tìm mẹ nhưng không có đầu mối nào. Mãi cho tới khi mẹ gọi về mới biết mẹ đau yếu, làm không dư được gì nên chọn cách im lặng tự chịu đựng để ở quê thôi lo lắng.
Làm thêm để phụ mẹ nuôi em
"Ba có bao giờ liên lạc với em không?". Nhận câu hỏi, Qùynh cắn móng tay, im lặng rồi nước mắt lăn dài trên gò má.
"Hồi nhỏ em không biết, chỉ nghe bà và mẹ bảo rằng ba là quân nhân. Ba mẹ quen nhau, xác định cưới nhưng nhà nội không cho nên ba phải cắn răng chấp nhận. Sau khi lấy người khác, cuộc sống của ba cũng rất cực, có lần em tò mò lấy điện thoại gọi theo số mà mẹ cho nhưng chỉ nghe ba nói vài câu rồi tắt máy. Đó là lần đầu tiên em cảm nhận về cha mình. Thỉnh thoảng em có nhắn tin, gọi điện nhưng ba bảo cuộc sống cực quá, hãy tha lỗi cho ba" - Qùynh kể.
Cuộc sống chật vật cùng ngoại già yếu khiến cô bé lanh lẹ trước tuổi. Hồi lớp 6 đã biết đi làm thêm, ai mướn gì cũng làm. Con bé nhỏ thó cứ lăn lóc hết đồng ruộng rồi tiệm bán bánh vệ đường.
Nhiều người thấy tội nên lúc nào cũng cho thêm chút ngoài tiền công. Qùynh đưa hết cho ngoại đong gạo, mua quần áo. Cũng vì vậy mà suốt những năm đi học, nhà trường và thầy cô giáo gần như lo sách vở, học phí cho hết.
Qùynh nói giai đoạn khó khăn nhất là lúc vào lớp 10. Ngoại quá mệt mỏi, dù biết cháu vừa đậu vào cấp III nhưng vừa ôm cháu vừa khóc vừa kêu hay thôi con lên Đắk Lắk bán bánh ở chợ phụ dì ruột.
Qùynh cũng òa khóc, nói ngoại cố sống, cố rướn cho con học hết lớp 12, đừng để đời con cũng luẩn quẩn như mẹ.
Nhưng cô bé còn có nỗi khổ khác: luôn thắc thỏm, âu lo về mẹ. Ít nhất hai lần mẹ đã bặt tăm mà cô đành bất lực. Cô bé nghèo ở quê thi xong THPT đã tất tưởi đi phụ bán hàng kiếm tiền đi học.
Gọi cho mẹ, mẹ nói lấy người chồng công nhân nhưng hay nhậu nhẹt, bỏ bê vợ con nên phải nghỉ việc, "cắm" chiếc xe máy lấy 1 triệu đồng mua sữa cho đứa con non nớt.
Qùynh nói đứa em bị suy dinh dưỡng nặng, mẹ kể đã thiếu thốn lại hay bị chồng đánh. Cô bé xin chủ tiệm ứng cho 2 triệu, dự tính 1 triệu để mẹ mua vé xe về quê sống cùng hai bà cháu, 1 triệu còn lại chuộc chiếc xe đã cầm.
Mẹ nhận rồi mấy hôm sau chuyển trả lại 1 triệu và nói ở lại chứ không muốn làm khổ ngoại thêm nữa.
Không chọn ngành yêu thích vì quá nghèo
Qùynh đăng ký học quản trị kinh doanh, chuyên ngành tài chính số, và bảo đó chưa phải là ngành bạn tâm huyết nhất nhưng dẫu sao vẫn là lựa chọn hợp lý.
"Mình đăng ký vào ngành kế toán (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng), nhưng vì thấy học phí bên đó cao quá, gia đình quá nghèo khó kham nổi, trong khi bên trường đang học khoảng 12 triệu đồng/năm nên mình chọn theo học" - Qùynh nói.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Sức khỏe cháu bé bị bỏ rơi giữa rừng ở Quảng Nam chuyển biến xấu Hiện tại công an đã vào cuộc điều tra, xác minh về nhân thân của cháu bé để xử lý theo quy định của pháp luật. Ngày 7-11, lãnh đạo Công an huyện Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam) cho biết lực lượng công an đang xác minh, điều tra về thân nhân của cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng tại...