Phóng to bức tranh 1.200 tuổi trong bảo tàng Mỹ, cái đầu người kỳ lạ khiến các chuyên gia giật mình: Bức tranh này không đơn giản đâu!
Những chi tiết quái dị trong bức tranh liệu có liên quan tới câu chuyện trong “Liêu Trai chí dị”?
Người xưa không có máy ảnh, máy quay phim nên họ chỉ có thể ghi lại những gì muốn bày tỏ bằng giấy bút. Trong trường hợp này, một bức tranh cũng đủ để kể một câu chuyện hay truyền tải một thông điệp, và những câu chuyện trong những bức tranh cổ thường vô cùng ý nghĩa và rất thú vị.
Thời kỳ phong kiến Trung Quốc, tranh cổ động và thư pháp là những hình thức hội họa phổ biến nhất. Những tác phẩm này không chỉ được lưu giữ tại đất nước tỷ dân mà còn lưu lạc tại nhiều quốc gia khác. Ngày này, Bảo tàng Nghệ thuật Boston (Mỹ) cũng đang trưng bày một bức tranh cổ được vẽ vào thời nhà Tống tức khoảng 1.200 năm trước.
Bức họa “Trang tịnh sĩ nữ đồ” 1.200 tuổi. Hình ảnh: Sohu.
Bức tranh này có tên là “Trang tịnh sĩ nữ đồ” của họa sĩ Tô Hán Thần có chiều dài 25,2 cm, chiều rộng 26,7 cm. Bức tranh vẽ hình ảnh một mỹ nữ thời nhà Tống đang ngồi trang điểm trước gương.
Nội dung đơn giản chỉ có hai cô gái trong khuê các, nét mặt của họ phảng phất vẻ u buồn phong trần của người xưa. Ở góc trên bên trái của bức tranh, một vài bông hoa đào giống như sắp tàn, điểm thêm một vài cây tân trúc nhỏ và hoa thủy tiên để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.
Thoạt nhìn, bức tranh chỉ như đang miêu tả khung cảnh thiếu nữ khuê các bình thường với màu sắc nhẹ nhàng làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại của thiếu nữ xưa. Nó cũng góp phần thể hiện nét tao nhã đặc trưng của phụ nữ thời kỳ đầu nhà Tống.
Thế nhưng khi phóng to bức tranh thì không ít người phải rợn tóc gáy vì những chi tiết kỳ quái mà cho đến bây giờ, hậu thế vẫn chưa thể giải thích được. Nhiều cư dân mạng còn cho rằng bức tranh này không hề đơn giản, nó có vẻ ma quái y như câu chuyện của “Liêu Trai chí dị” vậy.
Những chi tiết kỳ quái khiến hậu thế suy ngẫm
Rất nhiều cư dân mạng phát hiện ra một chi tiết vô cùng phi thực tế trong bức “Trang tịnh sĩ nữ đồ” này. Đó là sự chênh lệch quá rõ ràng về tỷ lệ khuôn mặt của thiếu nữ đang ngồi trang điểm và khuôn mặt phản chiếu trong gương.
Chi tiết kỳ quái trong bức tranh “Trang tịnh sĩ nữ đồ”. Hình ảnh: Sohu.
Thiếu nữ ngồi trang điểm tương đối gầy gò nhưng cái đầu phản chiếu trong gương lại to hơn gấp đôi, trông hết sức bất thường.
Từ góc độ của chiếc gương và các chi tiết trong bức tranh, có vẻ như còn có một khuôn mặt khác xuất hiện trên chiếc ghế mà người thiếu nữ đang ngồi. Thậm chí có người còn suy đoán rằng cơ thể của thiếu nữ đang ngồi thực chất là một ma nữ đang thao túng.
Hơn nữa, trên chiếc bàn trang điểm còn có một tấm vải nhỏ màu trắng khiến người xem không thể không nghĩ đến phần truyện “Họa bì” trong “Liêu Trai chí dị”.
Không chỉ có vậy mà hậu thế còn soi ra được khoảng cách mà người hầu gái đứng phía sau lưng cô gái đang ngồi trang điểm là khá xa, điều này không phù hợp chút nào với mối quan hệ giữa chủ và nha hoàn thân cận lúc bấy giờ.
Tấm vải trắng đáng ngờ trong bức tranh cổ. Hình ảnh: Sohu.
Vì vậy, không ít người còn khẳng định rằng đằng sau bức tranh này thực chất đang kể một câu chuyện ma quái khủng khiếp, bởi nó giống với một số cảnh trong bộ truyện “Họa bì”. Người thiếu nữ đang ngồi soi gương trong bức tranh thực tế chỉ là một miếng da người thế nên trong gương khuôn mặt mới to gấp đôi như vậy.
Nếu thực sự đúng như lối suy đoán của hậu thế thì bức “Trang tịnh sĩ nữ đồ” này không hề đơn giản và mỗi nét u buồn trong tranh đều có ẩn ý muốn phác họa cái vẻ ma quái ghê rợn bên trong nó.
Cụ già qua đời 24 giờ mà cơ thể vẫn còn ấm, nhiều năm sau thi hài vẫn còn nguyên vẹn - Chuyên gia vào cuộc tìm thấy 1 chất rất độc!
Nhiều năm sau đó, câu chuyện về thi thể của cụ bà vẫn được nhắc lại vì quá 'thần kỳ'.
Năm 1992, một sự việc bí ẩn xảy ra tại một ngôi làng bình thường ở huyện Hương Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Một cụ già có sự thay đổi kỳ lạ trên cơ thể sau khi ông qua đời. Một số người nói rằng bà đã trở thành một vị thần và sở hữu sức mạnh bí ẩn, số khác lại nói rằng bà chỉ đang ngủ say và sẽ tỉnh lại. Bà cụ tên là Châu Phượng Thần, một lão nông bình thường, hưởng thọ 88 tuổi.
Sau khi qua đời, thi thể của bà Châu không bị thối rữa và được bảo quản tốt. Tin tức lan truyền nhanh chóng trong làng. Đồng thời, nhiều tờ báo trong và ngoài nước đưa tin, vụ việc thi thể không bị phân hủy của bà đã đặt ra một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
14 năm sau, thi hài của Châu Phượng Thần đã trở thành một xác ướp. Vì có nhiều người đến thăm, gia đình của ông đã làm một phòng triển lãm cho những ai muốn đến tìm hiểu.
Theo các thành viên trong gia đình, họ không có bất kỳ biện pháp bảo quản nào đối với thi thể của bà cụ sau khi qua đời. Thi hài của bà được giữ trong môi trường nhiệt độ phòng bình thường.
Các chuyên gia vào cuộc xác minh. Ảnh: Sogou.
Chuyên gia vào cuộc
Về tình trạng của cụ bà Châu Phượng Thần, Giáo sư Giả Minh Xuân - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Hình sự Trung Quốc, cho rằng thi thể của cụ đang ở trong tình trạng bất thường.
Ông cho biết: "Sau khi một người chết, trong vòng 24 giờ có thể xảy ra hiện tượng xác chết sớm. Hiện tượng xác chết sớm có thể hiểu là nhiệt độ của tử thi bắt đầu giảm xuống. Nguyên nhân tử vong là khác nhau dẫn đến việc giảm thân nhiệt của mỗi người cũng không giống nhau".
Theo lời kể lại, bà Châu đã bị nôn mửa và tiêu chảy rất nhiều trong thời gian nhập viện. Do cơ thể đã có tuổi nên điều này khiến cơ thể mất nước nhanh chóng.
Theo các chuyên gia pháp y, hiện tượng phù khí xuất hiện trong cơ thể người già sau khi qua đời. Về sau, các cơ quan ngừng hoạt động và những cơ thể bắt đầu khô dần đi và hình thành trạng thái xác ướp mà chúng ta thấy bây giờ.
Sau đó, các chuyên gia thuộc trường Y tế Hồ Nam đã vào cuộc. Bề mặt da của bà Châu vẫn còn đàn hồi và đã chuyển sang màu đen. Kết quả là khi khoang bụng được mở ra, họ đã phát hiện có rất nhiều thủy ngân, ruột và dạ dày vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Theo kết quả điều tra sau đây, nhóm chuyên gia đã kết luận: Có thể chính cụ bà đã uống một chất đặc biệt nào đó khiến cơ thể có những biến đổi kỳ lạ sau khi qua đời. Để khẳng định suy đoán này, họ đã tìm lại các di vật của cụ.
Bột chu sa. Ảnh: Yahoo.
Sau đó một người tìm thấy di vật của bà với một mảnh giấy bọc bột màu đỏ. Theo người nhà thì đây là vật được bà dùng để quấn chu sa. Ngày xưa, các cụ già thường dùng bông mã đề để sắc nước, uống vào để xoa dịu thần kinh, hết đau đầu. Chu sa là khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có thể dùng làm thuốc sau khi được tinh chế, được dùng để điều trị chứng bồn chồn.
Đây là một loại thuốc thông dụng trong điều trị của y học Trung Quốc. Tuy nhiên, chu sa có một đặc điểm khác là không nên uống lâu, nếu uống lâu sẽ gây ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra chu sa còn có thể dùng làm áo thuốc, có tác dụng tác dụng làm dịu và khử trùng.
Các chuyên đã suy đoán rằng bà Châu Phượng Thần đã uống chu sa trong thời gian dài khiến cơ thể tích lũy một lượng lớn thủy ngân trong cơ thể. Một trong những triệu chứng của ngộ độc thủy ngân chính là nôn nhiều, tiêu chảy.
Qua điều tra, có thể kết luận rằng hiện tượng bí ẩn này là một sự kiện ngẫu nhiên được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong lần điều trị tại bệnh viện trước khi qua đời, thuốc kháng sinh có thể đã loại bỏ một số vi khuẩn trong cơ thể của cụ.
Thêm vào đó, việc sử dụng chu sa lâu năm cộng với điều kiện thoáng gió, khô ráo của môi trường tự nhiên đã khiến thi hài của bà khô lại và tạo thành xác ướp.
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều vụ cướp phá di tích đáng báo động. 'Phi đao' đó là gì? Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn...