Phóng to 10 lần bức tranh 200 tuổi, dân mạng Hàn Quốc trầm trồ: Ở đây có cả bartender sao?
Chi tiết nhỏ trong bức tranh 200 tuổi này đã khiến hậu thế cảm thấy vô cùng thích thú.
Bức họa “Maehwaseook” 200 tuổi
Từ giữa đến cuối triều đại Joseon (1392-1910) được coi là thời kỳ hoàng kim của hội họa Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, có một thứ gọi là “cơn sốt Maehwaseook” đã càn quét qua giới hội họa Joseon.
Theo đó, Maehwaseook (Mai hoa thư ốc) là một chủ đề tranh bắt nguồn từ niềm ngưỡng mộ của các họa sĩ Hàn Quốc cuối thời Joseon với một học giả có tên Lin Bu thời Bắc Tống (Trung Quốc).
Theo đó, học giả Lin Bu (967-1028) là một nhà thơ trứ danh đương thời. Ông không lập gia đình, xem hoa mai là vợ, coi hạc là con, không làm quan mà chỉ sống ẩn dật nhàn nhã, ngắm cảnh làm thơ.
Cuộc sống nho nhã hơn người của ẩn sĩ Lin Bu là mơ ước của những bậc nho sĩ cao nhã khác. Họ vì ngưỡng mộ ông nên đã vẽ rất nhiều bức tranh một học giả ngồi trong thư phòng đọc sách hoặc ngắm hoa mai, xung quanh là những bông hoa mai trắng như tuyết..
Bức tranh Maehwaseook của họa sĩ Yi Han-cheol. Ảnh: Weekly Chosun
Trong số các tác phẩm tranh Maehwaseook từng xuất hiện trong nền hội họa Hàn Quốc, bức tranh nổi bật nhất thuộc về họa sĩ hoàng gia Yi Han-cheol (1808-?) ra đời cách đây khoảng 200 năm. Yi Han-cheol cũng là danh họa tài ba đã từng vẽ chân dung cho 3 vị vua của triều đại Joseon.
Bức Maehwaseook của họa sĩ Yi Han-cheol vẽ cảnh hoa mai nở và những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng. Giữa khung cảnh hùng vĩ hiện lên một thư phòng, những thứ bên trong căn phòng được phơi bày nguyên vẹn qua ô cửa sổ tròn.
Bên trong căn phòng ấm áp, một nho sĩ đội mũ jeongjagwan – loại mũ chuyên được tầng lớp quý tộc đội ở nhà – đang ngồi trước tấm bình phong, chăm chú đọc sách.
Video đang HOT
Nhìn qua thì chỉ có thế, nhưng khi phóng to bức tranh lên 10 lần, dân mạng phát hiện ra ngoài hoa mai, núi tuyết, chim hạc và nho sĩ, bức tranh còn có thêm 3 nhân vật rất thú vị!
“Bartender” thời Joseon
Nhìn kỹ có thể thấy, bên trái bức tranh có 2 tiểu đồng tay cầm những cuộn giấy đang tiến về phía thư phòng. Họ đang mang những cuộn tranh đến cho người nho sĩ xem và cảm thụ, điều đó cho thấy cuộc sống của người nho sĩ này hết sức tao nhã và đầy phong vị.
Hai tiểu đồng tay cầm tranh đi về phía thư phòng của chủ nhân. Ảnh: Weekly Chosun
Chưa hết, trên sàn nhà bên ngoài thư phòng là một tiểu đồng khác đang ngồi xổm cầm quạt, trước mặt là bếp lò và ấm trà.
Trong các ghi chép vào thời Joseon, có rất nhiều bài viết ca ngợi trà, đây là loại thức uống khiến tinh thần thoải mái, giúp người ta gìn giữ lối sống phong lưu. Tuy nhiên, trong các bức họa vẽ cảnh uống trà, rất hiếm có cảnh các học giả tự tay pha trà.
Tiểu đồng đang ngồi xổm đun trà bên ngoài thư phòng. Ảnh: Weekly Chosun
Hóa ra những tiểu đồng chuyên đảm nhận nhiệm vụ pha trà vào thời đó được gọi là “dadong” – nghề pha trà chuyên nghiệp trong gia đình, thường là trong gia đình học sĩ.
Trong các bức họa cổ, dadong sẽ pha trà ở một góc nhà trong khi các nho sĩ tụ tập trò chuyện, đọc sách, vẽ tranh, chơi đàn, ngắm trăng, du ngoạn, hoặc thậm chí chợp mắt.
Đa phần các dadong được họa sĩ khắc họa khá mờ nhạt, xa trung tâm của bức tranh nên ít được người thưởng tranh để ý đến. Với đặc thù công việc chỉ tập trung vào nhiệm vụ pha trà, các dadong được dân mạng Hàn Quốc gọi vui bằng biệt danh “bartender thời Joseon”.
Các dadong khác xuất hiện trong tranh vẽ thời Joseon. Ảnh: Weekly Chosun
Tất nhiên, bartender chỉ là một cách so sánh vui, nhưng về bản chất, không thể phủ nhận những người chuyên pha trà, gọi là dadong, vào thời Joseon là có thật. Dadong cũng là một hình tượng thường xuyên xuất hiện trong tranh vẽ thời bấy giờ, dù khá mờ nhạt và không được họa sĩ đề cập rõ danh tính.
Có thể thấy, trong quá khứ cũng có rất nhiều nghề nghiệp thú vị nhưng lại bị lãng quên theo thời gian. Giờ đây, hậu thế mới có dịp để ý tới và phát hiện ra chúng thông qua những bức họa cổ mà tiền nhân để lại.
Đông Nam Á quay cuồng dập dịch, số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng đột biến
Biến chủng Delta khiến một số nước Đông Nam Á quay cuồng với làn sóng Covid-19 mới trong khi số ca nhiễm ở Hàn Quốc cũng bắt đầu tăng đột biến.
Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia (Ảnh: Reuters).
Indonesia, Thái Lan quay cuồng với kỷ lục chết chóc
Reuters dẫn số liệu của Bộ Y tế Indonesia ngày 1/7 cho biết, trong vòng 24 giờ, nước này ghi nhận thêm 24.836 ca nhiễm mới và 504 ca tử vong do Covid-19. Đây đều là những con số kỷ lục trong ngày mà Indonesia ghi nhận kể từ khi dịch bùng phát. Những ngày gần đây, số ca Covid-19 mới ở Indonesia liên tiếp lập kỷ lục, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên hơn 2,2 triệu ca, trong đó gần 59.000 người đã tử vong.
Indonesia hiện là tâm dịch lớn nhất ở Đông Nam Á. Số ca nhiễm tăng nhanh khiến nhiều bệnh viện của Indonesia "vỡ trận". Một số chuyên gia cảnh báo Indonesia có thể rơi vào thảm kịch tương tự Ấn Độ hồi tháng 4, tháng 5. Số ca mắc mới tăng nhanh khiến nhu cầu tiêu thụ ôxy y tế ở Indonesia tăng vọt, đẩy giá mặt hàng này tăng đột biến do tình trạng khan hiếm.
Chính phủ Indonesia buộc phải thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch như hạn chế đi lại, đồng thời tăng tốc chương trình tiêm chủng. Kể từ ngày 1/7, Indonesia kích hoạt chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người trong độ tuổi từ 12-17, bắt đầu từ thủ đô Jakarta. Chương trình nhằm mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 1,3 triệu trẻ em ở Jakarta trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19 ở Indonesia tăng gấp 3 lần kể từ tháng 5.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng đang trải qua chuỗi ngày Covid-19 bùng phát mạnh trở lại. Bộ Y tế Thái Lan sáng 2/7 cho biết, trong vòng 24h qua, nước này có thêm 61 ca tử vong vì Covid-19, đánh dấu ngày thứ 3 liên tiếp số ca tử vong lập kỷ lục. Đến nay, Thái Lan có tổng cộng 2.141 trường hợp tử vong do Covid-19, trong đó chủ yếu ghi nhận trong đợt dịch mới bùng phát từ tháng 4.
Để ngăn đà lây lan của làn sóng Covid-19 mới, chính phủ Thái Lan hôm 28/6 bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế mới ở thủ đô Bangkok và 5 tỉnh lân cận trong vòng 30 ngày, như cấm ăn uống tại nhà hàng, đóng cửa các trung tâm mua sắm trước 21h, đóng các công trường xây dựng.
Dịch cũng đang diễn biến phức tạp tại một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Campuchia. Trong vòng 24h qua, Malaysia có thêm gần 7.000 ca mắc mới và 84 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm tại đây lên xấp xỉ 759.000 ca, trong đó hơn 5.200 người đã tử vong. Cùng ngày, Campuchia ghi nhận thêm 999 ca mắc mới và 26 trường hợp tử vong.
Số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng đột biến
Số ca Covid-19 ở Hàn Quốc tăng đột biến trong tuần này do biến chủng Delta (Ảnh: EPA- EFE).
Sau một thời gian dài được đánh giá là đã kiểm soát được dịch, Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với làn sóng bùng phát mới. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, trong ngày 1/7, nước này có thêm 826 ca mắc mới, cao nhất kể từ 7/1. Khoảng 81% trong số này là ca nhiễm trong cộng đồng ở Seoul và khu vực lân cận.
Chính phủ Hàn Quốc trước đó dự định sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng này do số ca mắc mới giảm đáng kể nhờ chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, chỉ vài ngày trước khi kế hoạch được thực thi, số ca Covid-19 bất ngờ tăng vọt trở lại, buộc giới chức nước này gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tuần đến ngày 7/7.
Đợt dịch mới này được cho là do sự xuất hiện của biến chủng Delta với các cụm dịch tại nhà hàng và các cơ sở giáo dục. "Chúng tôi đặc biệt quan ngại rằng virus sẽ lây lan mạnh hơn nữa khi người dân gia tăng các hoạt động bên ngoài và xuất hiện ngày càng nhiều số ca nhiễm biến chủng Delta", Bộ trưởng An toàn và Nội vụ Hàn Quốc Jeon Hae-cheol phát biểu trong một cuộc họp nội bộ về ứng phó Covid-19. Giới chức Hàn Quốc đã hối thúc người dân tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng, hạn chế các hoạt động bên ngoài nếu không cần thiết.
Delta là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Đây là một trong 4 biến chủng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm "đáng lo ngại" hay nhóm gồm các biến chủng dễ lây lan hơn hoặc dễ "né" kháng thể hơn.
Mỹ sẽ chia sẻ thêm hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 Nhà Trắng tuyên bố sẽ chia sẻ thêm hàng chục triệu liều vaccine Covid-19 cho thế giới vào mùa hè này, ngoài 80 triệu liều đã cam kết. "Giống như chiến dịch tiêm chủng cho người Mỹ sẽ không ngừng lại sau ngày 4/7, lượng vaccine Covid-19 chúng tôi chia sẻ cho thế giới không dừng lại ở 80 triệu liều. Chúng tôi...