Phóng sinh bi hài: Người bán chim lý giải chuyện có bắt lại sau khi thả như lời đồn?
Một số người bán chim phóng sinh trước cổng chùa ở TP.HCM cho rằng, nhiều lời đồn về việc người bán cắt đuôi, cột chân để chim không bay sau khi được thả.
Nhưng sự thật không phải như vậy, mà vì lý do khác.
Trên dòng xe hối hả vào giờ cao điểm sáng, một góc đường Bà Huyện Thanh Quan – Sư Thiện Chiếu (Q.3, TP.HCM) bình yên đến lạ với bức tượng Phật ở chùa Phật học xá lợi hướng ra ngoài.
Trước khu vực bái Phật, một người phụ nữ trung niên nép mình bên đường, trước mặt là 1 lồng chim to khoảng hơn 100 con cùng 2 lồng nhỏ 10 con. Tiếng chim kêu ríu rít, nhiều người đến chùa ngày 14 âm lịch lướt qua, như đã quá quen với khung cảnh này.
Nghề kiếm sống
Người đàn bà (tên M.) trung niên tóc bạc cắt ngắn, mặc đồ bộ màu tím cho biết, bà bán chim phóng sinh trước chùa Phật học xá lợi đã gần 20 năm. Cùng bán chim phóng sinh ở phía đối diện là con dâu của bà.
Bán chim phóng sinh là nghề kiếm sống của nhiều người, đa phần người bán hiện nay đã gắn bó với công việc này được thời gian dài. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Chỉ đàn chim trong lồng, bà M. nói: “Khi nó kêu là nó đòi ăn đó, có khi thả nó bay rồi nó về lại là nó ăn lúa vương vãi bên ngoài chứ ai bắt nó làm gì. Chim phóng sinh bán tôi lấy từ người bỏ mối. Thả ra là nó bay cao lắm, thấy thương lắm”.
Bà M. bán 120.000/lồng chim 10 con, giá ngày thường và ngày Rằm như nhau, khách đến chùa ghé mua chim phóng sinh đông nhất là đầu và giữa tháng. Những ngày còn lại bà M. bán lai rai, vừa đủ trang trải cuộc sống qua ngày.
Bà L. – một người phụ nữ bị tai biến mất sức lao động thường lui tới chùa cũng khẳng định, khi nào bà M. bán hết chim đều có người mang chim tới giao.
Dù mở cửa lồng nhưng có những con chim không tự bay đi. Ảnh VŨ PHƯỢNG
8 giờ 30 phút sáng, nhiều người mặc đồ công sở đi ngang qua, dừng xe vào thắp nhang rồi tiếp tục đi làm, nhưng chưa thấy ai mua chim phóng sinh. Tôi hỏi mua 1 lồng, mở cửa lồng để trả tự do cho những con chim đang bay loạn xạ bên trong.
Trong lồng 10 con, nhưng khi tôi mở cửa lồng, lắc nhẹ chỉ có 4 con chim cất cánh bay đi. 6 con còn lại bấu chặt đôi chân bé xíu lên những song sắt. Bà M. thấy vậy nói: “Đưa đây tôi thả giúp cho”, rồi bắt chim trong lồng ra tung lên trời. Một vài con chim phập phập đôi cánh, gượng sức bay lên cành cây gần đó.
Video đang HOT
Tháng Giêng, tháng Bảy âm lịch người bán chim phóng sinh đắt hàng hơn, giá chim cũng lên 2.000 – 5.000 đồng/con. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Ít phút sau, một vài con chim lại xuất hiện trước khu vực này, lò dò tìm những hạt thóc vương vãi. Nhiều con chim khác vẫn đang cố bay qua bay lại trong không gian chật hẹp trong chiếc lồng sắt.
Công việc giúp tâm thoải mái
Theo ghi nhận, một số chùa vẫn cho Phật tử mang chim vào chùa phóng sinh, nhưng một số chùa đã không cho phép phóng sinh trong khuôn viên chùa để giữ gìn vệ sinh chung. Bà P. bán chim phóng sinh gần 30 năm trước cổng một ngôi chùa nổi tiếng ở trung tâm TP.HCM cho hay, đây là nghề bà được kế thừa từ mẹ chồng.
Ngày trước, ngôi chùa này cho phóng sinh trong khuôn viên, lượng khách mua chim phóng sinh của bà tấp nập hơn, nhưng vài năm trở lại đây, khách mua chim chỉ có thể phóng sinh ở trước cổng chùa hoặc mang đi nơi khác.
Người bán cho biết có những con chim yếu nên khi được phóng sinh không thể bay đi. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Rủi ro khi phóng sinh chim ngay trước cổng chùa ở khu trung tâm là đường phố đông đúc, nhiều xe qua lại, nhà cửa san sát. Một vài con chim kém may mắn đã bị xe tông ngay khi vừa được thả tự do không lâu.
“Nhiều khách quen mua lần vài trăm con, mang đi khu vực nhiều cây như công viên hoặc ra cánh đồng nào đó nguyện rồi thả. Khách mua chim phóng sinh đông nhất vào tháng Giêng, tháng 7 âm lịch, các tháng còn lại khá vắng, có ngày tôi không bán được con nào”, bà P. nói.
Nhiều năm trong nghề, bà P. trải lòng rằng, có đọc được những thông tin quy chụp tất cả người bán chim phóng sinh bẫy để bắt chim lại, nhưng bà khẳng định, gần 30 năm trong nghề, bà chưa từng làm như vậy.
Có người mua vài trăm con chim nhưng cũng có người mua 1 – 2 con để phóng sinh. Ảnh VŨ PHƯỢNG
Theo lời bà P., mối của bà bắt chim sắt ở các cánh đồng miền Tây hoặc Campuchia. Bán 10 con thì bà lời được 2 con, hôm nào xui rủi, trong lúc bắt chim từ lồng to sang lồng nhỏ chim bay mất thì xem như “mất vốn”.
Bà nói: “Giờ người ta bán chim phóng sinh đa phần là bán chim sắt vì sức bền, sống dai. Chim sẻ thì yếu hơn, nhưng khó ăn; chim én thì chỉ bán được trong ngày, cuối ngày không ai mua thì phải thả để chim tự kiếm ăn nếu không sẽ chết. Cũng tùy mối lấy mà giá bán của mỗi người khác nhau”.
Bà P. bán 10.000 đồng/con, khách mua bao nhiêu con thì bán bấy nhiêu. Có những người tới mua 10 con, 20 con hay vài trăm con một lúc, nhưng cũng có những người mua 1, 2 con.
Người bán giải thích, vì làm trong nghề nên bà biết, có những con chim sẻ bị bẫy keo, chân dính nên khó bay sau khi được thả tự do. “Nhà tôi bán chim phóng sinh 2 thế hệ rồi, không thể làm những chuyện như vậy được”, bà khẳng định.
Ngày trước, nhà bà P. ở ngay trước chùa, sau này vì kinh tế, gia đình phải bán nhà chuyển ra ngoại thành, nhưng “buôn có bạn, bán có phường”, bà tiếp nối mẹ chồng công việc này.
Người bán cho hay, công việc này cũng phần nào giúp tâm họ thoải mái hơn vì là người kết nối. Ảnh VŨ PHƯỢNG
“Người ta đi bẫy là để bán, tôi mua để bán lại cho những người có tâm muốn đi thả làm phước mua thả. Người ta bán cũng có tiền, tôi bán lại cũng có tiền để lo gia đình. Đây là công việc kết nối, bán xong tâm tôi cũng thoải mái. Kinh sách viết thả chim là con cái đầy đàn, nhiều phước, như cứu một mạng người nên tâm tôi thoải mái khi làm việc này”, bà P. bộc bạch.
Nói về những lời đồn đoán liên quan đến nghề bán chim phóng sinh, bà P. cho hay, có thể người ta bắt gặp ở đâu đó rồi quy chụp. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đó không phải là chuyện không có. Bà cũng biết có chỗ chim được phóng sinh, nhưng do sức yếu không bay nổi nên bị bắt lại.
“Ai sống sao có phước, có nhân quả hết. Tôi nghĩ ai đã có tâm phóng sinh, thì đều mong muốn chim hay cá được tự do, đó cũng là phước họ nhận được”, bà P. chia sẻ.
'Cần thủ' thả mấy cần câu một lúc ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, mặc kệ biển cấm
Những ngày qua, tình trạng người dân ngang nhiên câu cá dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) diễn ra ngày càng phức tạp, mặc kệ các bảng tuyên truyền 'cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức'.
Chiều 14-9, khu vực cuối đường Trường Sa (phường 19, quận Bình Thạnh) đông nghịt người câu cá - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo ghi nhận của phóng viên, tại mỗi điểm có từ 3-4 cần thủ tụ tập lại cùng câu. Có người mang theo nhiều cần và thả cùng lúc xuống kênh. Cứ khoảng vài trăm mét lại có một nhóm người câu, phóng viên ước tính có khoảng 50 cần thủ "say sưa" câu cá dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng quận 3 về quận Bình Thạnh).
Điều đáng nói, một số cần thủ dùng lưỡi câu chùm và quăng xa bờ để bắt cá, điều này khiến nhiều người đi tập thể dục trên vỉa hè luôn trong tình trạng thấp thỏm, vì sợ mắc phải lưỡi câu.
Lúc 17h30 ngày 14-9, có mặt tại khu vực bờ kè cuối đường Trường Sa (thuộc phường 19, quận Bình Thạnh), phóng viên ghi nhận có hơn 20 cần thủ đang "trổ tài". Nhiều người lớn còn dắt theo con nhỏ đi cùng, biến nơi đây không khác gì lễ hội câu cá.
Thời gian qua, mỗi ngày đều có rất nhiều cần thủ "phô diễn" kỹ thuật tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (hướng quận 3 về quận Bình Thạnh) - Ảnh: CHÂU TUẤN
Đang mải mê trò chuyện cùng bạn bè, anh Hoàng - một người câu cá tại đây - thoáng giật mình khi chúng tôi tiến đến hỏi chuyện. Anh Hoàng cho biết: "Mỗi ngày tầm 10h sáng là tôi ra đây thả câu. Ở đây nhiều cá lớn lắm! Vui thì đi kiếm vài con về nhậu chơi, hôm nào cá nhỏ quá thì mình thả".
Cảnh giác hơn anh Hoàng, khi phóng viên tiếp cận một nhóm người khác thì họ lật đật thu cần, dọn đồ đạc và rời đi.
Việc câu cá ở dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè diễn ra như cơm bữa - Ảnh: LƯU DUYÊN
Thường xuyên đến đây để tập thể dục, bà Thanh Nga (65 tuổi, ngụ quận 3) ngao ngán: "Ý thức những người câu này kém lắm. Ngày trước tôi nhắc mãi nhưng họ không nghe, còn nạt nộ rằng có phải việc của tôi đâu mà nói. Tôi cũng sợ họ bực mình, động tay động chân với mình nên giờ không nói nữa. Biển cấm đầy ra đó mà còn không làm được gì".
Mặc kệ các biển cấm đánh bắt cá, các cần thủ vẫn bất chấp - Ảnh: CHÂU TUẤN
Một số người dân khu vực cho biết hiện tượng những "tay câu" đến đây đã diễn ra từ lâu. Những người này còn thường xuyên rít thuốc, thẳng tay xả rác gây ô nhiễm kênh. Mặc dù cơ quan chức năng cũng thỉnh thoảng tuần tra, nhắc nhở, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đâu cũng lại vào đó.
Tình trạng này diễn ra đông nhất vào chiều tối - Ảnh: CHÂU TUẤN
Có người thả 3-5 cần câu cùng lúc - Ảnh: CHÂU TUẤN
Mỗi ngày, dưới chân cầu Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) đều có rất đông người đến câu - Ảnh: CHÂU TUẤN
Một số cần thủ cho biết vào các ngày rằm, mùng 1... nhiều nhà chùa thả cá phóng sinh thì còn có thêm nhiều người đến câu - Ảnh: LƯU DUYÊN
Khu vực cuối đường Trường Sa (phường 19, quận Bình Thạnh) đông như lễ hội câu cá - Ảnh: CHÂU TUẤN
Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Bình Chánh: Phóng sinh 'phải tôn trọng sự sống muôn loài' Liên quan đến clip phóng sinh cá hải tượng 'khổng lồ' tại TP.HCM gây xôn xao, Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng ban Trị sự GHPGVN H.Bình Chánh cho biết rất tiếc vì xảy ra sự cố ngoài ý muốn và nhắc nhở Tăng, Ni, Phật tử về chuyện phóng sinh. Trao đổi với Thanh Niên chiều 16.8, Hòa thượng Thích Huệ Minh,...