Phòng ngừa và điều trị lác mắt
Lác là tình trạng lệch trục của nhãn cầu, là khi 2 mắt không thể cùng duy trì thẳng trục thị giác khi nhìn vào vật tiêu.
Lác có thể biểu hiện rõ ràng hoặc lác ẩn chỉ phát hiện khi thăm khám. Lác có thể luôn xuất hiện chỉ ở 1mắt hoặc lác xảy ra luân phiên ở cả 2 mắt.
Điều trị lác trong điều tiết bằng kính gọng (A: Trước chỉnh kính, B: Sau chỉnh kính).
Nguyên nhân do đâu?
Có 6 cơ ngoại nhãn gồm cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ trực trong, cơ trực ngoài, cơ chéo lớn, cơ chéo bé đóng vai trò trong vận động của nhãn cầu, các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ này sẽ gây ra lác. Lác có thể do các bất thường tại cơ, các tổn thương gây ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh – cơ, nguyên nhân tại não như bệnh Basedow, u não, chấn thương… Bệnh lác cũng có yếu tố di truyền trong gia đình. Lác trong do điều tiết thường gặp ở trẻ có độ viễn thị lớn, lác có thể điều chỉnh bằng kính.
Video đang HOT
Cách nhận biết
Triệu chứng đầu tiên của bệnh là lác, là quan sát thấy 1 mắt lệch trục khi mắt còn lại đang nhìn vào vật tiêu. Lác ngang gồm lác ngoài (khi mắt đưa ra ngoài), lác trong (khi mắt đưa vào trong). Lác đứng gồm lác trên (khi mắt lệch lên trên), lác dưới (khi mắt lệch xuống dưới).
Các triệu chứng khác: nhìn đôi, sụp mi, hạn chế vận nhãn, thị lực kém ở một hoặc cả 2 mắt. Trẻ em trong vài tháng đầu đời có thể có biểu hiện lác do quá trình phát triển thị giác chưa hoàn thiện và lác có thể mất đi khi trẻ lớn lên. Lác có thể đi kèm với tật khúc xạ, bệnh lý tại mắt như di chứng màng đồng tử, đục thể thủy tinh, các bệnh lý dịch kính – võng mạc hoặc các bệnh lý khác gây ảnh hưởng thần kinh – cơ như bệnh lý tuyến giáp, u não… Các bệnh lý này có thể không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ được phát hiện trên thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Về điều trị
Mục đích điều trị: chỉnh lệch trục nhãn cầu, phục hồi hay cải thiện thị giác 2 mắt. Các phương pháp điều trị bao gồm chỉnh kính, tập mắt, lăng kính và phẫu thuật lác. Tùy từng trường hợp bác sĩ lâm sàng đưa ra phương án điều trị cụ thể phù hợp với từng bệnh nhân.
Là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Trung ương luôn chú trọng nâng cao năng lực kỹ thuật chuyên môn, thường xuyên nghiên cứu ứng dụng cập nhật các kỹ thuật mới để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Hiện nay bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại trong phẫu thuật: Smile, femto lasik, femtocataract, Smartsurf, ghép nội mô giác mạc, ghép màng Descemet.
Danh sách các kỹ thuật lâm sàng/cận lâm sàng mới năm 2019: Ứng dụng laser Argon tạo hình chân mống mắt điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp, ứng dụng nội soi trong phẫu thuật nối thông túi lệ mũi điều trị tắc ống lệ mũi, ứng dụng công nghệ Kpro Boston I trong ghép giác mạc nhân tạo điều trị các trường hợp ghép giác mạc khó điều trị, ứng dụng công nghệ Ortho-K trong hạn chế tiến triển cận thị, ứng dụng laser TransPRK trong điều trị cận thị, ứng dụng siêu âm UBM tần số 35mhz đánh giá tình trạng bao sau thể thủy tinh, sử dụng đèn nội nhãn Chandelier trong điều trị bong võng mạc nguyên phát…
Bên cạnh đó triển khai nhiều kĩ thuật mới lần đầu làm tại Việt Nam: ghép màng Descemet, thông lệ quản ngược dòng để xác định vị trí lỗ lệ.
Bên cạnh việc chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, bệnh viện còn chú trọng cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất. Khi người bệnh đến khám có biển chỉ dẫn cụ thể đến khoa, phòng giúp cho người bệnh dễ dàng nhận biết khi thăm khám.
Các phòng ban đều có biển số, chức danh nhân viên và biển tên rõ ràng. Bệnh viện đã xây dựng thêm khu nhà khung thép để tăng số lượng khoa phòng nhằm phuc vụ tốt hơn cho công tác khám chữa bệnh.
Tại các khoa lâm sàng phòng hành chính được sửa sang khang trang chia nhiều ô cửa kính thuận tiện cho người bệnh có thể trao đổi với nhân viên y tế, bệnh viện cũng lắp đặt các bảng thông báo điện tử để người bệnh đến khám tiếp cận thông tin nhanh và thuận tiện hơn.
Trong năm qua đã triển khai liên hoàn khu xét nghiệm tại tầng 3 thuận tiện cho người bệnh đi lại. Khu công nghệ cao đã được sửa sang sạch sẽ máy móc trang thiết bị mới hiện đại. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng tiến hành cải tạo nhà vệ sinh khang trang, sạch sẽ và thuận lợi cho người bệnh và người nhà.
Nguy cơ khi chọc dò tủy sống
Cháu ngoại tôi mới được 2 tuần tuổi đã bị sốt, phải vào bệnh viện và phải chọc dò tủy sống để xét nghiệm. Cháu may mắn đã khỏi sốt và về nhà. Nhưng chúng tôi vẫn muốn hỏi chọc dò tủy sống có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không?
Nguyễn Minh Lý (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Chọc dò tủy sống là một thủ thuật y khoa để lấy dịch não tủy (một chất lỏng trong suốt, mang chất dinh dưỡng và "đệm" vào não cùng tủy sống) bằng một loại kim đặc biệt được đưa xuyên qua da vào trong ống tủy. Sau khi lấy một lượng nhỏ dịch não tủy, kim sẽ được rút ra.
Mục đích chọc dịch não tủy là để chẩn đoán và điều trị. Chọc dò tủy sống thường thực hành trong các bệnh về não, màng não, viêm não, lao màng não, xuất huyết não, ít thực hiện trong các trường hợp u não, áp-xe não.
Đây là một kỹ thuật tương đối an toàn, ít tác dụng phụ. Nếu cân nhắc với hiệu quả, thì đây là phương pháp tối quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi nhiều bệnh thần kinh, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm nếu được bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
Nhiều người cho rằng chọc dò tủy sống sẽ lấy đi phần tinh túy trong cơ thể nhưng thật ra thủ thuật này chỉ lấy dịch xương sống. Dịch xương sống không phải là tinh túy hay tủy mà chỉ như "nước mắt" trong cơ thể, lấy đi không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nguy cơ của thủ thuật này là nhiễm trùng tại nơi chọc nếu không được đảm bảo vô trùng và tụt não, gây tử vong. Do đó cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Căn bệnh ung thư quái ác khiến không đứa trẻ nào sống sót: Nỗi đau bất lực của cha mẹ khi phải chứng kiến con "chết dần trong chính cơ thể mình" Bức ảnh cuối cùng đau lòng này được chụp không lâu trước khi cô bé Eva 5 tuổi qua đời vì một dạng ung thư hiếm gặp ở trẻ em. Bức ảnh đau lòng này được chụp không lâu trước khi cô bé Eva Giles qua đời vì một dạng ung thư hiếm gặp (Ảnh: Emma Giles) Bức ảnh đau lòng này được...