Phòng ngừa tiêu chảy đúng cách cho trẻ

Theo dõi VGT trên

Nên dùng nước đóng chai còn nguyên nắp, uống bằng ống hút thay vì đổ ra ly nếu không chắc ly đã được rửa sạch, nên ngậm miệng và không nuốt nước đang tắm.

Đặc điểm hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh đầy đủ trong khi nhu cầu dinh dưỡng rất cao nên trẻ là đối tượng hay bị tiêu chảy. Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra các lời khuyên nhằm phòng ngừa tiêu chảy đúng cách ở trẻ:

Cắt đứt đường lây truyền

Bé tiêu chảy là do các loại virus, vi trùng, ký sinh trùng hoặc độc tố của vi trùng. Các tác nhân xấu này lây truyền bệnh cho trẻ theo một cách thoạt nghe thì khá dễ hiểu và đơn giản nhất là qua đường phân – miệng, nhưng để cắt đứt được lây truyền này là không phải dễ.

Phòng ngừa tiêu chảy đúng cách cho trẻ - Hình 1

Cần hướng dẫn trẻ thực hiện các biện pháp vệ sinh nhằm phòng ngừa tiêu chảy. Ảnh minh họa: babyology.

Người bị tiêu chảy thải ra một lượng lớn tác nhân gây bệnh. Các tác nhân xấu này đi vào cơ thể trẻ theo các con đường sau.

- Lây nhiễm vào thực phẩm, nước uống. Nếu không thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc ăn chín uống sôi thì trẻ sẽ khó lòng thoát được bệnh.

- Nhiễm bẩn sàn nhà, sân chơi, đồ chơi, vật dụng xung quanh trẻ và do thói quen ngậm tay, mút tay, cắn móng tay, ngậm đồ chơi…, trẻ đã vô tình đưa tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Ngay cả người lớn cũng tiếp tay gây bệnh nếu chỉ chú ý rửa tay sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi tiêu, trước khi chế biến thức ăn mà quên rửa tay.

- Dùng nước sạch, chỉ cần đun sôi nước là đủ, không cần phải đun quá lâu. Chỉ uống nước rõ nguồn gốc và đáng tin cậy nếu không thể đun sôi nước. Đậy nắp bình nước. Cẩn thận khi dùng nước đá vì các vi khuẩn có hại không c.hết khi bị lạnh. Ngay cả pha thêm nước đá để làm nguội nước đun sôi cũng có thể làm nhiễm bẩn nước trở lại.

Nên dùng nước đóng chai còn nguyên nắp và dùng ống hút thay vì đổ ra ly nếu không chắc ly đã được rửa sạch. Dùng nguồn nước sạch chải răng cho trẻ. Khi tắm nên khuyên trẻ ngậm miệng và không nuốt nước đang tắm.

- Ăn thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Cần hâm kỹ thức ăn nấu chín và không để quá lâu. Chỉ cho bé ăn trái cây khi chính tay bạn bóc vỏ và ăn ngay.

- Rửa tay với xà phòng và nước sạch. Các thời điểm cần phải rửa tay là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh.

- Một điểm lưu ý nữa là các khóa vòi nước và tay nắm cửa phòng vệ sinh đã có thể bị ai đó vô tình làm nhiễm bẩn. Đây là các vật trung gian lây bệnh dễ bị bỏ qua nhất và nếu không lưu ý bàn tay chúng ta có thể bị nhiễm bẩn lại sau khi rửa tay sạch sẽ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ

Video đang HOT

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng t.uổi và bú mẹ càng lâu càng tốt.

Uống vitamin A định kỳ theo hẹn của nhân viên y tế.

Chủng ngừa sởi.

Uống văcxin ngừa rotavirus.

Lê Phương

Theo VNE

Thắc mắc hay gặp khi chăm trẻ tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân lỏng. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể gọi là tiêu chảy.

Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) hướng dẫn chăm sóc đúng cách trẻ bị bệnh tiêu chảy.

Khi nào được gọi là tiêu chảy?

Bé bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (phân lỏng, phân có "nước nhiều hơn cái" và khác với ngày thường). Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể gọi là tiêu chảy.

Ví dụ, bé có thể đi tiêu nhiều lần trong ngày và một lần chỉ ra vài hạt phân tròn, cứng như viên bi, thì bé đã bị táo bón. Nếu bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường.

Trẻ tiêu chảy thường có các biểu hiện khóc ít hoặc không có nước mắt, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp lõm, véo da.

Thắc mắc hay gặp khi chăm trẻ tiêu chảy - Hình 1

Tiêu chảy khiến cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến t.ử v.ong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Ảnh minh họa: hotnews

Phân loại tiêu chảy như thế nào?

Người ta phân loại tiêu chảy ở t.rẻ e.m dựa trên 2 yếu tố: thời gian tiêu chảy và tính chất phân. Về mặt thời gian thì khi đợt tiêu chảy kết thúc trước 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp tính, nếu vẫn còn tiêu chảy sau 14 ngày thì gọi là tiêu chảy kéo dài và khi tiêu chảy hơn 30 ngày thì gọi là tiêu chảy mạn tính. Về tính chất phân thì nếu tiêu chảy phân có m.áu sẽ gọi là tiêu đàm m.áu (hay còn gọi là lỵ) và những dạng phân còn lại sẽ được gọi chung là tiêu chảy phân nước.

Trên thực tế có 3 dạng bệnh tiêu chảy ở t.rẻ e.m thường gặp là tiêu chảy cấp tính phân nước (thường gặp nhất nên được gọi đơn giản là tiêu chảy cấp), tiêu chảy cấp tính có m.áu trong phân (gọi đơn giản là tiêu đàm m.áu) và tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy nguy hiểm ra sao?

Tiêu chảy làm bé bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến t.ử v.ong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.

Khi trẻ bị tiêu chảy có cần thiết phải cho nhập viện không?

Điều may mắn là hiện nay đã có các biện pháp điều trị hiệu quả và đơn giản. Hầu hết trường hợp không còn cần thiết phải nhập viện (không tới 3%, theo số liệu của khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1) mà có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ quyết định chế độ điều trị, nhập viện hay có thể điều trị và theo dõi tại nhà.

Khi trẻ không cần nằm viện, những người trong gia đình, nhất là bà mẹ giữ vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong việc chăm sóc bé. Nếu biết chăm sóc trẻ bệnh một cách đúng đắn, trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào?

Để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, bà mẹ cần làm tốt 4 nguyên tắc sau:

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.

- Cho trẻ ăn và bú nhiều bữa hơn thường ngày để có sức, mau lành bệnh.

- Cho trẻ tái khám đúng lúc để được theo dõi và xử trí kịp thời.

- Cho bé uống viên kẽm lúc đói, đủ 10-14 ngày.

Cho trẻ uống nhiều nước như thế nào cho đúng?

Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và ói. Thường bạn có thể phòng mất nước cho trẻ nếu cho uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy. Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại "nước" rất tốt, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn. Nếu con của bạn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần sữa mẹ và nước chín là đủ.

Các trường hợp khác cần cho trẻ uống thêm các loại nước sau: nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín.

Cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh xấu hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ quá "thèm", bạn có thể dùng nhưng pha loãng ít nhất 3-4 lần. Tránh các thức uống có cà phê. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

Oresol là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng lợi ích của nó là rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân. Dung dịch này thường được dùng để chữa mất nước do tiêu chảy. Phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn về cách pha, cách sử dụng được ghi rõ trong toa thầy thuốc. Để ngừa mất nước, bạn chỉ cho trẻ uống dung dịch này sau một lần trẻ tiêu lỏng, nhớ là phải sau khi trẻ tiêu lỏng, uống xen kẽ với nước chín hoặc các dịch khác như đã nói ở trên.

Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn hằng ngày ra sao?

Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị tiêu chảy cấp là đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa, thức ăn đặc, phù hợp lứa t.uổi. Nói chung khi bé bị tiêu chảy thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương không ít thì nhiều. Nếu cho bé ăn lệch nhiều quá một loại thức ăn thì cũng sẽ làm "quá tải" phần ruột này.

Một số tác nhân gây bệnh chỉ làm tổn thương chủ yếu phần ruột "chịu trách nhiệm" tiêu hóa sữa (nói chính xác hơn là đường latose của sữa). Khi đó bé nên giảm sữa (tất nhiên là ăn sữa đặc nhiều hơn để bù lại năng lượng) hoặc dùng sữa có ít hoặc không có đường latose. Bạn có thể nhận ra điều này nếu bé tiêu chảy nhiều hơn rõ rệt sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có mùi chua và gây hăm đỏ da vùng h.ậu m.ôn. Trong một số ít trường hợp này có thể bác sĩ sẽ cho đổi một loại sữa đặc biệt và hiếm khi trẻ phải dùng loại sữa này quá hai tuần.

Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống chậm. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.

Thức ăn cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu. Nói chung các thức ăn hàng ngày của trẻ trước tiêu chảy đều có thể dùng, nếu phù hợp lứa t.uổi. Không kiêng ăn, không kiêng sữa. Không cần pha loãng sữa. Thường thì bạn không cần phải đổi sữa.

Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để "ruột nghỉ ngơi". Điều này hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù trẻ tiêu chảy nhưng vẫn còn khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh. Bạn cũng nên ăn và uống thêm để có sức mà lo cho trẻ.

Cho trẻ tái khám thế nào để được theo dõi và xử trí kịp thời khi bệnh diễn tiến nặng?

Tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5-12 ngày, trẻ bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại và lúc này bạn nhớ cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe.

Một số ít trẻ bị tiêu chảy có thể diễn biến phức tạp, do đó thầy thuốc sẽ dặn khi nào tái khám để cho y lệnh tiếp theo. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, cũng cần phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ khám lại ngay để được xử trí kịp thời.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Đem trẻ đến cơ sở y tế ngay khi: Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, mệt, nhiều bệnh hơn, trẻ rất khát nước, ói liên tục, sốt, tiêu phân có m.áu, li bì, khó đ.ánh thức, giật mình...

Lê Phương

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ 3-4 giờ sáng là tỉnh giấc, cẩn thận mắc bệnh này mà không biết
17:30:13 10/09/2024
Chủ quan khi bị chó dại cắn, người phụ nữ t.ử v.ong sau đó 3 tháng
10:23:13 09/09/2024
Dùng những loại thực phẩm bổ sung này cùng nhau để có kết quả tốt nhất
12:58:58 09/09/2024
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc histamine từ cá biển
20:10:26 10/09/2024
Loại rau như 'nhân sâm của người nghèo', ở quê mọc đầy như cỏ dại
08:56:16 09/09/2024
Anh phát triển loại robot siêu nhỏ điều trị chứng phình động mạch não
12:53:47 09/09/2024
Khám sức khỏe miễn phí cho cộng đồng người Việt Nam tại Czech
13:12:32 09/09/2024
Cảnh giác ngộ độc thực phẩm 'tấn công' sau mưa bão
10:45:25 10/09/2024

Tin đang nóng

Đám cưới Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi: Trấn Thành, vợ chồng Trường Giang cùng dàn sao đình đám đổ bộ!
21:46:29 10/09/2024
Dịch Dương - Nhất Dương bị đàn em Hằng Du Mục bóc trần bản chất, lộ 1 thói quen
16:42:43 10/09/2024
Lê Dương Bảo Lâm thừa nhận "nợ ngập đầu" gây xôn xao, bản thân rơi vào mệt mỏi
17:00:30 10/09/2024
Hình ảnh đầu tiên trong đám cưới Anh Đức: Lễ đường có ý nghĩa đặc biệt, hé lộ váy cô dâu
18:57:12 10/09/2024
Thủy Tiên làm điều bất thường giữa bão số 3, còn thách thức người khác tố mình
18:16:18 10/09/2024
Sốc: Nam Em tung tin nhắn tố bạn trai đòi lại 1 tỷ hậu chia tay, kêu cứu vì bị kiểm soát
17:16:36 10/09/2024
Doãn Hải My làm điều đặc biệt cho vùng bị thiên tai, quả là đẹp người đẹp nết
21:36:31 10/09/2024
Nữ danh hài được fan ruột tại Mỹ mời tới biệt thự 75 tỷ: "Tôi đang đi vào lâu đài"
16:37:58 10/09/2024

Tin mới nhất

Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài bị sốc tim

21:36:25 10/09/2024
Các kỹ thuật ECMO, lọc m.áu liên tục và thay huyết tương là các kỹ thuật cao đòi hỏi nhân viên được đào tạo và có kinh nghiệm thực hiện đang được áp dụng ngày càng nhiều và giúp cứu sống nhiều trẻ trong tình trạng nguy kịch.

Đau ở thắt lưng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư phổi di căn

21:25:13 10/09/2024
Bác sĩ cho biết, trường hợp bệnh nhân D phát hiện ung thư phổi từ triệu chứng đau lưng không phải là hiếm. Bởi khối u ở phổi phát triển sẽ xâm lấn phá hủy các tổ chức xung quanh, hoặc di căn xa dẫn đến tình trạng đau tại chỗ hay lan rộn...

Món ăn nhẹ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng

21:20:19 10/09/2024
Mặc dù sữa chua Hy Lạp với quả mọng là món ăn nhẹ hữu ích để giảm cân do hàm lượng protein, chất xơ, chất dinh dưỡng, nhưng nó chỉ là một thành phần của chế độ ăn uống cân bằng.

Phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh sau bão, lũ

21:18:00 10/09/2024
Củng cố và duy trì thường trực 24/24h, các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Tiếp nhận kỹ thuật lọc m.áu hấp phụ

21:16:11 10/09/2024
Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tiếp nhận kỹ thuật lọc m.áu hấp phụ cho các bệnh nhân suy thận mạn tính, do Bệnh viện C Đà Nẵng hỗ trợ chuyển giao.

Sống chung với bệnh mạn tính không còn là ác mộng chỉ bằng cái 'chạm tay'

21:12:12 10/09/2024
Trước những rào cản đó, không ít trường hợp chán nản, bỏ cuộc, hoặc khi xuất hiện triệu chứng đi khám thì bệnh tiến triển nặng, gây biến chứng dẫn đến việc điều trị khó khăn và tốn kém.

Tác dụng phụ của gừng mà mọi người nên biết

21:10:02 10/09/2024
Chúng ta đều biết rằng gừng có đặc tính chống tiểu cầu. Trong trường hợp đó, tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây c.hảy m.áu. Người ta cũng phát hiện ra rằng khi tiêu thụ với đinh hương hoặc tỏi, nó làm tăng thêm nguy cơ c.hảy m.áu quá mức.

Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?

19:59:05 10/09/2024
Hiện chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị sởi. Đối với trẻ nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, không đến chỗ tập trung đông người để tránh lây bệnh.

6 thay đổi trong chế độ ăn giúp tăng cường năng lượng tự nhiên

19:45:48 10/09/2024
Nhiều món ăn nhẹ chẳng hạn như bánh quy xoắn, thanh ngũ cốc và bánh quy giòn, được chế biến kỹ lưỡng. Chế độ ă nhiều thực phẩm đóng gói này có liên quan đến bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh tim, béo phì và chứng mất trí nhớ.

Loại củ chứa chất 'kịch độc', cái số 1 bắt mắt mâm cơm nhà nào cũng có

19:35:31 10/09/2024
Trong khoai tây mọc mầm có một lượng lớn solanine - chất có thể gây ngộ độc c.hết người với liều lượng 0,2 -0,4 gram trên 1kg trọng lượng cơ thể.

Đau mắt đỏ mùa mưa lũ và cách chăm sóc đúng

19:24:46 10/09/2024
Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch m.áu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.

Giảm mỡ bụng, mỡ m.áu nhờ loại gia vị quen thuộc trong bếp Việt

19:10:29 10/09/2024
Ngoài ra, ăn tỏi thương xuyên còn giúp cải thiện chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ eo - hông và hoạt động tiêu sợi huyết, rất quan trọng đối với sự phá vỡ huyết khối (cục m.áu đông).

Có thể bạn quan tâm

Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Lời kể người thoát c.hết

Tin nổi bật

23:58:54 10/09/2024
Chỉ trong tích tắc, trận lũ quét kinh hoàng đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai).

T.iền đạo Rasmus Hojlund chưa thể trở lại thi đấu cho MU

Sao thể thao

23:51:49 10/09/2024
MU không muốn mạo hiểm với chấn thương của Rasmus Hojlund và vì vậy, t.iền đạo 21 t.uổi có thể bỏ lỡ trận gặp Southampton vào cuối tuần này.

Loài cá được gọi là "quái vật" biển có khả năng dự báo động đất

Lạ vui

23:46:03 10/09/2024
Cá mái chèo, hay còn gọi là cá hố rồng, cá động đất . Sở dĩ gọi vậy là bởi theo niềm tin truyền thống, nếu cá mái chèo xuất hiện nhiều thì rất có thể sẽ có một trận động đất xảy ra.

Xử lý nghiêm nhóm t.uổi teen mang dao, kiếm hỗn chiến

Pháp luật

23:35:29 10/09/2024
Ngày 9/9, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 8 đối tượng về tội gây rối trật tự công cộng.

Bằng Kiều có mặt tại Yên Bái, NSƯT Kiều Anh đến Thái Nguyên giúp dân vùng lũ

Sao việt

23:22:14 10/09/2024
Ca sĩ Bằng Kiều xuống máy bay là tới thẳng vùng lũ Yên Bái, đưa phao cho người dân. NSƯT Kiều Anh trực tiếp phát cơm cho đồng bào tại Thái Nguyên.

Duy Hưng, Thanh Hương giành giải diễn viên chính xuất sắc tại Cánh diều vàng 2024

Hậu trường phim

23:10:35 10/09/2024
Lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 diễn ra tại Nhà hát Đó (Nha Trang) tối 10.9. Duy Hưng, Thanh Hương được trao giải Cánh diều vàng cho Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc của phim truyền hình.

"Công chúa Cbiz" mang tiếng bất hiếu vì để mẹ sang Việt Nam làm thuê ở tiệm bánh mì

Sao châu á

22:54:42 10/09/2024
Nữ nghệ sĩ hàng đầu showbiz đau khổ tiết lộ cô bị cha mẹ lợi dụng t.iền bạc. Thậm chí, khi cô gặp nguy hiểm tính mạng và cần t.iền phẫu thuật, mẹ cũng không bỏ ra 1 cắc để cứu con

5 Chị Đẹp sắp được công bố: VĐV Wushu Thuý Hiền, Hậu Hoàng và 1 cựu thành viên nhóm nữ đình đám Vpop?

Tv show

22:50:24 10/09/2024
Trưa 10/9, NSX Chị Đẹp Đạp Gió 2024 tiếp tục tung hint về 5 Chị Đẹp tiếp theo sẽ xuất hiện trong mùa 2. Bạn có đoán được tên của tất cả 5 Chị Đẹp này?

Kendrick Lamar xác nhận trình diễn tại Super Bowl Halftime Show 2025

Nhạc quốc tế

22:35:22 10/09/2024
Kendrick Lamar khẳng định nhạc rap vẫn được ưa chuộng bằng cách trở thành người biểu diễn tại sân khấu đình đám Super Bowl Halftime Show năm sau.

3 xu hướng makeup tông hồng được dàn mỹ nhân Hàn lăng xê nhiệt tình

Làm đẹp

22:21:49 10/09/2024
Endless Glow là layout makeup khá được lòng các nàng vì nó nhấn mạnh vào sự nữ tính và ngọt ngào. Màu hồng sáng vốn mang lại cảm giác dễ chịu. Lp trang điểm này cực kì phù hợp cho những buổi phỏng vấn hay buổi hẹn họ.

Loạt bí kíp cho du khách lần đầu đến Lào

Du lịch

21:23:54 10/09/2024
Nếu lần đầu đặt chân đến xứ sở triệu voi , những lưu ý dưới đây sẽ là cẩm nang thú vị để hành trình của bạn thêm trải nghiệm và trọn vẹn nhất.