Phòng ngừa thủy đậu, sởi, rubella và quai bị cho trẻ
Nếu người mẹ mang thai nhiễm rubella trong ba tháng đầu thai kỳ là rất nguy hiểm. Vì, vi-rút rubella từ máu của mẹ thông qua nhau thai làm chậm quá trình phát triển, và gây ra các biến chứng, dị tật nguy hiểm cho thai nhi như: sinh non, đục thủy tinh thể (mù), điếc mắc bệnh tim bẩm sinh dị dạng bộ não trẻ chậm phát triển tâm thần, các kỹ năng vận động. Một số trường hợp trẻ nhiễm rubella bị tử vong ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ.
Biến chứng của bệnh sởi, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nếu diễn tiến nặng có thể đưa đến viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, hoặc có thể gây tử vong. Với bệnh quai bị, nếu không điều trị chăm sóc tốt thì có thể đưa đến biến chứng như sưng tinh hoàn, tác hại lên buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh, hay viêm màng não.
Còn với bệnh thủy đậu (trái rạ) người ta sợ nhất là bệnh để lại sẹo do các nốt rạ nhiễm trùng. Một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng ở não (gây viêm não) để lại di chứng nặng nề về thần kinh và khiến trẻ kém phát triển về trí tuệ sau này nếu qua khỏi bệnh
Những điều cần biết trong phòng bệnh rubella
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Viện Pasteur, TP.HCM), để phòng bệnh rubella, biện pháp cần thiết nhất đó là tiêm vắc-xin. Đối với trẻ em, lịch trình tiêm cho trẻ như sau: tiêm mũi đầu tiên khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi. Và tiêm nhắc lại mũi thứ hai cách mũi tiêm ban đầu từ 6 – 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ 4 – 6 tuổi. Còn với người lớn, nếu chưa từng mắc bệnh rubella cũng nên tiêm chủng, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mang thai, sinh nở, vì bệnh rubella gây nguy hiểm nhất nếu xảy ra trên bà mẹ mang thai như đã nói ở trên. Do vậy, chị em phụ nữ, trước khi dự định mang thai, cần tiêm ngừa rubella, và cần tiêm trước thời điểm thụ thai ít nhất là 1 tháng (tốt nhất tiêm trước 3 – 4 tháng). Bác sĩ Phượng cho rằng tiêm ngừa trước thời kỳ mang thai là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh cho con. Nhưng cần lưu ý, khi đang mang thai thì tuyệt đối không được tiêm vắc-xin ngừa rubella.
Ở trẻ em, theo các bác sĩ, nên cho trẻ được tiêm ngừa bằng 2 mũi vắc-xin “tam liên” sởi – quai bị – rubella để phòng tránh ba bệnh dễ lây nhiễm này.
Những lưu ý trong tiêm ngừa phòng bệnh thủy đậu
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), các cha mẹ cần biết rằng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ thì cần tiêm vắc-xin khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với trẻ em và người lớn cần tiêm ngừa 2 liều vắc-xin thủy đậu để được bảo vệ một cách tốt nhất, giúp giảm tỷ lệ xảy ra tình trạng đã tiêm ngừa mà vẫn mắc bệnh thủy đậu. Quy trình tiêm tốt nhất như sau: tiêm mũi đầu, sau đó 6 tuần thì tiêm nhắc lại mũi thứ 2.
Ảnh minh họa.
Và điểm lưu ý nữa khi tiêm ngừa bệnh thủy đậu, theo bác sĩ Khanh là, nên tiêm trước thời điểm bệnh vô “mùa”. Tiêm như thế vừa có lợi về việc không bị rơi vào tình trạng khan hiếm vắc-xin (nếu bệnh vào “mùa” nhiều người đổ xô đi tiêm, vừa đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn vì, nếu tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh hướng dẫn các ông bố bà mẹ có thể đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên về sản, nhi, hay Trung tâm y tế dự phòng, Viện Pasteur để được tư vấn tiêm ngừa đầy đủ và hiệu quả nhất. Không riêng gì với trẻ em, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu gia đình có điều kiện thì lứa tuổi thanh thiếu niên và người lớn cũng nên tiêm ngừa bệnh thủy đậu, vì bệnh cũng có thể xảy ra ở những lứa tuổi này.
Theo SKDS
Cảnh giác biến chứng viêm não khi bị thủy đậu
Những dịch bệnh như thủy đậu, sởi, quai bị, rubella trước đây hay gặp ở trẻ nhỏ đang có xu hướng "tấn công" sang người lớn. Đáng nói, khi người lớn nhiễm các bệnh này dễ gây biến chứng nặng nề hơn ở trẻ em.
Trẻ nhỏ bị thủy đậu thường dễ bị biến chứng viêm da, nhiễm trùng
do kiêng khem hơn là những biến chứng nguy hiểm như viêm não. Ảnh minh họa: H.Hải
Thấy trên người cậu con trai 15 tuổi xuất hiện những nốt phỏng nước, chị Thùy (Đồng Mô, Ba Vì, Hà Nội) mua thuốc Xanh Methylene về bôi cho con. Nhưng đến ngày thứ 4, bé sốt cao, co giật vội đưa con tới viện thì bé đã bị biến chứng viêm màng não, phải nhập viện điều trị.
Khi BS "mắng" sao để con tới mức sốt co giật mới đưa tới viện, chị Thùy chỉ biết mếu máo, kể: "Vì con của em gái mình mới 2 tuổi, vừa bị thủy đậu xong, chỉ bôi có vài hôm là khỏi, nên lần này thấy cu cậu có vài nốt phỏng trên tay, mình cũng chỉ lấy thuốc đó bôi, con vẫn đi học bình thường. Đến ngày thứ tư, sau buổi đi học về con rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, hâm hấp sốt rồi đến tối thì sốt cao đùng đùng, co giật, nôn mửa....".
"Những bệnh này thường lành tính với trẻ nhỏ, nhưng khi xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, nguy cơ gặp các biến chứng nhiều hơn", TS.BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết.
Cùng quan điểm này, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: "Dù chưa có điều kiện thống kê tỷ lệ gặp biến chứng ở người lớn và trẻ nhỏ, cũng chưa nghiên cứu được cơ chế rõ rệt, nhưng thực tế điều trị cho thấy, biến chứng viêm não năm ở người lớn khi bị các bệnh này nhiều hơn hẳn ở trẻ nhỏ".
"Những tổn thương ở một cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Nếu phản ứng mãnh liệt, "chiến trường" ác liệt thì tổn thương ở cơ quan đó nặng hơn. Ở người lớn đã có một ít miễn dịch, khi gặp các tác nhân, bệnh này sẽ chiến đấu mạnh mẽ với vi-rút, gây ra tổn thương nặng nề. Trong khi đó ở trẻ em miễn dịch với các tác nhân này chưa có, sự phản ứng nhẹ nhàng nên gây thương tổn nhẹ hơn. Có thể đó là lý do khiến các ca biến chứng do các bệnh này thường chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người lớn", TS Hà nói thêm.
Ông cũng dẫn chứng về ca bệnh điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ trước đó là nam sinh viên bị thủy đậu nhưng biến chứng viêm não nặng nề phải điều trị 3 tháng mới được xuất viện.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), biến chứng viêm não thường ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng với trẻ lớn khi bị các bệnh này, nguy cơ bị diễn tiến nặng hơn.
"Như trường hợp của bệnh nhi trên là bị viêm màng não do vi-rút thủy đậu. Căn bệnh này vốn là bệnh lành tính, hay gặp ở trẻ nhỏ, chỉ sau vài ngày là khỏi mà không để lại biến chứng nặng nề. Nhưng kinh nghiệm của tôi, tôi nhận thấy thủy đậu gặp ở trẻ lớn và người lớn, thường biểu hiện nặng nề hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ và nguy cơ bị biến chứng viêm não, viêm màng não cũng cao hơn", TS Dũng nói.
Các dịch bệnh thủy đậu, quai bị, sởi, rubella đều là những bệnh dễ lây lan. Trong khi đó, thời gian bảo vệ của vắc xin không phải là suốt đời mà có hiệu lực trong thời gian cụ thể, ở từng loại vắc xin. "Ví như vắc xin sởi là loại vắc xin sống hiệu quả miễn dịch cao, bảo vệ rất tốt nhưng cũng chỉ có hiệu lực trong khoảng 15 năm trở lại. Vì thế, ở trẻ em, hiện việc tiêm nhắc lại các mũi vắc-xin này theo lịch đã được khuyến cáo. Còn người lớn, những người đã được tiêm vắc-xin từ nhỏ cũng nên chủ động đi tiêm ngừa lại để phòng bệnh, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra dù biết rằng không phải ai cũng bị biến chứng, nhưng không ai có thể chắc chắn biến chứng không rơi vào mình", TS Hà khuyến cáo.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú? Mắc bệnh thủy đậu, chị Mai (TP.HCM) rất lo lắng, con gái chị mới 7 tháng tuổi và bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao để bé không bị lây bệnh từ mẹ mà vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, vẫn cho...