Phòng khám Trung Quốc “nhờn thuốc” vì xử phạt quá nhẹ
Các sai phạm tại các BV, phòng khám Trung Quốc như quảng cáo thổi phồng, dùng thuốc không nhãn mác… rất rõ ràng nhưng sao vẫn cứ nhởn nhơ tồn tại?
Thanh tra Sở Y tế kiểm tra và phát hiện nhiều loại thuốc không nhãn mác tại 1 phòng khám Trung Quốc ở Quận 10, TPHCM
Bệnh gì cũng chữa được
Không chỉ phòng khám Trung Nam tại đường 3.2, quận 11, TPHCM tự in ấn phẩm như một cuốn tạp chí phát cho người đi đường với nội dung phá thai, vá màng trinh, thắt chặt âm đạo phẫu thuật trĩ mà mới đây nhất, Sở Y tế TPHCM còn phát hiện thêm một ấn phẩm mới dày 36 trang có tên “Sức khoẻ thời đại” do phòng khám Trung Quốc ở 141 Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận in ấn và phát khắp nơi, phòng khám này tự nhận thuộc Tập đoàn Trung Vũ – Thượng Hải, “là một tập đoàn lớn bao gồm các nhóm doanh nghiệp hiện đại đầu tư, là công ty con của Tập đoàn Y khoa Singapore tại Trung Quốc”. Điều đáng nói nhất của ấn phẩm này là những quảng cáo chân trang cực sốc và cường điệu về kỹ thuật và khả năng chữa trị của phòng khám.
Quảng cáo với tần suất dày nhất là phòng khám đông y Hiện Đại (337 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TPHCM) cũng với chiêu in sổ tay y học và quảng bá thổi phồng việc chữa bệnh.
Cứ kiểm tra là phát hiện vi phạm!
Theo BS Lê Minh Hải, Trưởng phòng Quản lý dịch vụ y tế tư nhân, Sở Y tế TPHCM, thì toàn TP hiện có 13 cơ sở chẩn trị, phòng khám có BS là người Trung Quốc được Bộ Y tế cấp phép cho hành nghề khám – chữa bệnh tại Việt Nam. Đa số BS này có giấy chứng nhận trình độ chuyên môn từ một “lò” là Học viện Trung y Quảng Tây.
Video đang HOT
Trước đó, thanh tra sở đã phát hiện phòng khám y học cổ truyền ở đường Nguyễn Trãi, quận 5, khám bệnh ghi toa bằng chữ Trung Quốc, BS lại không có mặt tại nơi khám. Dược liệu bán không nhãn mác, thuốc nước sang chiết không tên, không niêm yết giá.
Tương tự, tại một phòng khám khác trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5, khi đoàn đến kiểm tra, BS người Trung Quốc theo quảng cáo – không có mặt. Nhiều loại thuốc không có nhãn mác, quảng cáo khám chữa bệnh quá chức năng.
BS Phạm Kim Bình, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế TPHCM, cho biết, thanh tra đã phát hiện và xử lý nhiều phòng khám Trung Quốc có vi phạm. Các lỗi vi phạm phần lớn là sử dụng người Trung Quốc hành nghề khi chưa được phép của Bộ Y tế người phiên dịch không có bằng cấp theo quy định sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng tự sản xuất thuốc sử dụng cho bệnh nhân mà không công bố với cơ quan có thẩm quyền.
Các phòng khám Trung Quốc có BS hoạt động “lậu” khó phát hiện là do họ tổ chức cho người Trung Quốc khám bệnh ở tầng trên. Khi thanh tra sở đến kiểm tra thì họ nói trên lầu là chỗ ở của người cho thuê mặt bằng. Để khắc phục khó khăn này, có khi thanh tra cũng phải giả bệnh nhân vào khám mới phát hiện được sai phạm.
Câu hỏi đặt ra, tại sao vi phạm rành rành nhưng các phòng khám này vẫn nhởn nhơ tồn tại. Điển hình nhất là phòng khám Trung Nam, mặc dù vi phạm rất lớn và đã bị thanh tra xử phạt 2 lần, nhưng với mức phạt tổng cộng 12 triệu đồng – nhiều người ví như phủi bụi. Liệu có chế tài nào trị được các phòng khám đang chặt chém, quảng cáo thổi phồng gây tổn hại cho người bệnh. Chính vì xử phạt nhẹ khiến các phòng khám đang nhờn thuốc và vi phạm vẫn ung dung tồn tại.
Theo Lao động
Bi hài chuyện đi vá màng trinh
Lấp ló ngoài cửa phòng khám một lúc, cuối cùng một thiếu nữ 21 tuổi (Hà Nội) cũng lấy đủ can đảm bước vào thẽ thọt nhờ bác sĩ vá màng trinh. Thế nhưng, suốt 20 phút làm thủ thuật đến khi rời khỏi phòng khám cô vẫn đeo khẩu trang kín mít.
Ảnh minh hoạ: Weirdasianews.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động Thái Hà (Hà Nội) chia sẻ, hôm đó một bệnh nhân đeo kính, trùm khẩu trang kín mít đứng lấp ló ngoài cửa phòng khám. Thậm thụt một lúc, cô gái mới quyết định bước vào nhưng chỉ bỏ mỗi kính còn để nguyên cả khẩu trang.
Theo lời kể của cô gái thì do một lần trót dại trao thân cho bạn trai, cô đã đánh mất cái "ngàn vàng" và nay muốn lấy lại. Nghĩ cô gái còn trẻ, xấu hổ nên mới giấu mặt như thế bác sĩ cũng thông cảm.
"Tuy nhiên, đến lúc lên làm phẫu thuật, dù nói thế nào, cô vẫn không chịu bỏ khẩu trang, thậm chí còn nối dối là bị cúm. Bác sĩ phẫu thuật, tư vấn cho bệnh nhân thế mà chỉ nhìn thấy mỗi đôi mắt, tên tuổi chả biết có thật không nữa", bác sĩ Dung cười nói.
Có chị em đứng ngoài cửa phòng khám đến hàng tiếng đồng hồ, cứ ngó vào rồi lại ra, đến mức bác sĩ phải gọi vào hỏi "muốn vá, hút hay làm gì' thì người bệnh mới như được mở cờ trong lòng, nức nở tuôn một tràng: "Cháu bị bạn trai lừa. Cháu cứ nghĩ đã quan hệ là phải lấy nhau. Ai dè, sau một thời gian là hắn chuồn". Thế là vừa làm phẫu thuật, cô gái vừa lầm bầm chửi "tiên sư thằng đấy, mong sau này nó vô sinh".
Theo bác sĩ, xã hội thay đổi, nhiều bạn trẻ ngày nay có quan điểm thoáng hơn về việc quan hệ trước hôn nhân. Thế nhưng nhiều nam giới vẫn hy vọng người phụ nữ mình lấy vẫn còn trinh tiết, vẫn còn cái rèm mỏng manh ấy và chảy máu vào đêm tân hôn. Cũng vì thế, các dịch vụ vá màng trinh ngày càng nở rộ và cũng không hiếm những chuyện cười ra nước mắt như trên.
Về mặt y học, ở các thiếu nữ chưa chồng, màng trinh thực chất là một màng mỏng ở cửa âm đạo, giống như một cửa ngõ giúp hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Thế nhưng nhiều người lại cho rằng việc cái màng trinh ấy còn hay mất liên quan chặt chẽ đến sự trinh tiết của người phụ nữ.
Ở một số nước như Ảrập, trinh tiết được coi là vấn đề rất ngặt nghèo, ảnh hưởng đến cuộc đời của các cô gái về sau, thậm chí là danh dự cả dòng tộc. Cũng vì thế, dịch vụ vá màng trinh được coi là cứu cánh để họ chứng minh bản thân còn trong trắng. Họ muốn đảm bảo rằng có máu chảy ra trong đêm tân hôn, nên sẵn sàng tiêu tốn hàng nghìn euro và chấp nhận bất cứ nguy cơ nào. Với phương Tây, quan niệm về sự trinh tiết rộng rãi hơn, vì thế, mục đích của việc đi tân trang lại chỉ để gây hứng thú hơn trong đêm tân hôn, không có cũng không sao. Còn tại châu Á có hiện tượng một số cô gái đi bán trinh, coi nó như một món hàng buôn bán. Lý do vì vẫn có người quan niệm rằng đàn ông quan hệ với phụ nữ còn trinh là một điều rất may mắn.
Phụ nữ Việt Nam đi vá màng trinh không phải để đi bán trinh, mà chủ yếu do bị lỡ mất trinh với người không ưng ý, nay muốn lấy lại. Họ cảm thấy khó khăn khi giãi bày, chia sẻ thẳng thắn nên nghĩ rằng dùng thủ thuật để lấy lại "cái ngàn vàng" là sẽ yên mọi chuyện, bác sĩ Dung cho biết.
Điều chị em quan tâm khi tìm đến dịch vụ này là "Vá rồi thì nó có như thật không?", "Khi quan hệ có chảy máu như thật được không?", "Bác sĩ phải cam đoan với em sau này chồng em không phát hiện ra"... Có trường hợp tư vấn để không vá, nhưng sau một tháng lại quay lại vì "suy nghĩ lại rồi, cuối cùng vẫn phải vá thôi bác sĩ ạ". Có tháng, phòng khám thực hiện đến 15 ca.
Cũng theo bác sĩ, đây là một thủ thuật đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng, chỉ mất khoảng 20 phút. Thực tế điều này chỉ làm cho chị em yên tâm hơn và thấy tự nhiên hơn. Thế nhưng họ phải chịu đau, và chi 7 triệu đồng để chỉ làm một cái màng mỏng rồi lại đi phá nó vào đêm tân hôn.
Phẫu thuật hầu như không có biến chứng gì, trừ khi kỹ thuật của người bác sĩ không tốt, cắt xén không chuẩn khiến màng trinh không liền lại được, thậm chí còn rộng hơn, toác cả ra và không gây được chảy máu. Ngoài ra, có thể có một số biến chứng khác như thủng trực tràng, rò trực tràng âm đạo, nặng hơn thì chảy máu, nhiễm trùng...
Không những thế, chuyện quan hệ sẽ đau hơn so với lần quan hệ đầu tiên của màng trinh nguyên bản. Sau thủ thuật, chị em cũng cần hạn chế vận động, kiêng quan hệ tình dục khoảng một tháng, bác sĩ Dung lý giải.
"Tôi không phê phán việc &'ăn cơm trước kẻng', tuy nhiên khi đã lỡ, trước hết chị em nên thử nói chuyện cởi mở thẳng thắn hơn với đối phương, không phải giấu giếm là cách an toàn nhất lại đỡ tốn kém. Chỉ khi không còn lối thoát nào khác thì hãy tìm đến sự giúp đỡ của y học", bác sĩ Dung khuyến cáo.
Ngoài ra, nếu có nhu cầu chị em nên đến các cơ sở có uy tín để được kết quả như mong muốn.
Theo VNE
Trà chanh không tốt cho thai phụ Phụ nữ có thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường vì vậy trà chanh lại là thức uống khoái khẩu. Trà được coi như một loại nước uống chữa bệnh cho mọi người, tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì ngược lại. DS.BS Trần Thị Thu Hiền, bộ môn Dược liệu, Học viện Y dược học Cổ truyền...