Phòng gym, yoga ở Sài Gòn được hoạt động
Trừ phòng gym và yoga, các ngành nghề khác như vũ trường, karaoke… tiếp tục dừng hoạt động để phòng chống Covid-19, theo quyết định của UBND TP HCM, chiều 28/4.
Các ngành nghề chưa được phép kinh doanh còn có: cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, spa, massage, xông hơi; các khu vui chơi, giải trí, sân khấu, trung tâm tiệc cưới, pub, beer club, bar, karaoke, rạp chiếu phim, các điểm kinh doanh Internet, hát với nhau.
Chính quyền thành phố cũng đề nghị các cơ sở lưu trú homestay, Airbnb ngừng tiếp nhận khách mới. Các lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn không được phép tổ chức.
Việc hội họp, tụ tập trên 30 người ở nơi công cộng, bên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện cũng bị cấm.
“Các lĩnh vực khác được hoạt động nhưng phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh”, văn bản do Phó chủ tịch thường trực UBND TP HCM Lê Thanh Liêm ký, nêu. Các quy định này được áp dụng từ ngày 29/4 đến khi có thông báo mới.
Video đang HOT
Đối với cơ quan, đơn vị nhà nước, thành phố yêu cầu làm việc bình thường và phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh cho cán bộ và người đến liên hệ công tác.
UBND TP HCM cũng yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng và nơi làm việc; giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu một mét; hạn chế ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết.
Quyết định của UBND TP HCM căn cứ theo Chỉ thị 19 ngày 24/4 của Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện một số quy định phòng chống dịch Covid-19.
Hữu Công
Người Sài Gòn được kêu gọi 'sống khác trong hai tuần'
Bí thư Thành uỷ TP HCM yêu cầu từ nay đến hai tuần tới, cả thành phố phải sống tiết kiệm, ít đi lại... cùng cả nước không để vượt quá 500 người nhiễm Covid-19.
"Thành phố và cả nước có hai tuần để quyết định thành bại cuộc chiến chống giặc Covid-19. Nếu lỡ thời cơ vàng này là không thể làm lại, sẽ có lỗi với lịch sử", Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân nói tại cuộc họp chiều 24/3.
Dẫn tình hình dịch bệnh ở Mỹ, ông Nhân cho biết, nước này có cùng thời gian xuất hiện ca bệnh như Việt Nam (ngày 23/1), sau 40 ngày (3/3) chỉ có 100 người nhiễm nCoV. Nhưng đến hôm nay Mỹ đã ghi nhận 44.000 ca và dự báo đến ngày 30/3 không dưới 90.000 ca, vượt cả Trung Quốc. "Chỉ trong vòng một tháng, tình hình thay đổi khủng khiếp không ai có thể lường được", ông Nhân nói và yêu cầu TP HCM phải có những giải pháp đặc biệt không để dịch bùng phát.
Từ 18h ngày 24/3, toàn bộ quán ăn uống có quy mô trên 30 người, bida, phòng gym, spa, tiệm hớt tóc... tại TP HCM dừng hoạt động đến 31/3. Ảnh: Quỳnh Trần.
Việt Nam hiện ghi nhận 133 ca nhiễm, trong đó 17 người đã phục hồi. Theo tính toán, từ giai đoạn 100 người bệnh lên 1.000 người mất khoảng 10 ngày, nhưng từ 1.000 người lên 2.000 người chỉ mất 3 ngày. "Vì vậy, trong hai tuần tới bằng mọi cách phải kìm số người nhiễm dưới 1.000, tốt nhất là ở mức 500 người. Nếu để lên hơn 1.000 ca chúng ta có nguy cơ cao như Italy, Tây Ban Nha, Đức", ông Nhân nói.
Bí thư Thành uỷ TP HCM phân tích thêm, thống kê từ các nước, số người bệnh tăng từ 2.000 lên 4.000 chỉ mất 3 ngày; còn từ 4.000 lên 8.000 là 5 ngày - tức bình quân mỗi ngày có thêm 800 người nhiễm. Thêm 4 ngày nữa con số sẽ tăng từ 8.000 lên 16.000 - tức mỗi ngày có thêm 2.000 người nhiễm. Với số lượng này, việc xây thêm bệnh viện mới cũng không thể xử lý được - giống như ở Italy, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc.
Hiện, số người nhiễm bệnh của TP HCM chiếm khoảng 1/3 cả nước. Trong trường hợp cả nước có 1.000 người bệnh, thành phố sẽ có khoảng 300. Với lượng người này, thành phố có đủ giường để chữa bệnh. Nhưng theo ông Nhân, điều lo ngại là: một người dương tính phải cách ly 280 người, 300 người dương tính sẽ có đến 84.000 người phải cách ly.
"Đây là con số đáng suy nghĩ, các sở ngành và 24 quận huyện có trách nhiệm lịch sử", ông Nhân nói và đề nghị thành phố học theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai nước này đã chặn người về từ vùng dịch; xét nghiệm tất cả người nào có nhu cầu. Những trường hợp nghi ngờ lập tức đưa đi cách ly, đồng thời cho ngừng tất cả các sự kiện đông người. Ngoài ra, họ xử phạt rất nặng việc trốn cách ly, bán khẩu trang giá đắt hoặc đã qua sử dụng.
Ông Nhân yêu cầu ngày mai Ban Tôn giáo và các đơn vị liên quan học cách làm của các nước châu Âu, châu Á trong việc giảm thiểu, đóng cửa các nghi lễ tôn giáo sau đó tham mưu cho thành phố. Hiện, thứ bảy và chủ nhật các nhà thờ vẫn tổ chức lễ nên nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.
TP HCM chuẩn bị 21.500 chỗ cách ly tập trung cấp thành phố và các quận huyện. Ảnh: Như Quỳnh.
Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Lê Thanh Liêm nhận định, tinh thần chống dịch của thành phố giống như đang ở thời chiến. Vì vậy, các sở ngành quận huyện phải đảm bảo quân số trực 24/24, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan, mất kiểm soát.
Ông Liêm giao các địa phương tiếp tục rà soát các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trước ngày 8/3 để yêu cầu cách ly tại nhà. "UBND phường xã, lập tổ công tác đến từng nhà, các cơ sở lưu trú đưa những người nhập cảnh trước ngày này đi xét nghiệm, cách ly kịp thời", ông Liêm nói.
Hiện, TP HCM có 36 trường hợp nhiễm bệnh (3 người đã bình phục); hơn 9.000 người đang được theo dõi tại các khu cách ly tập trung; 1.093 người cách ly tại nhà.
Hữu Công
Không còn cách ly xã hội, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục đóng cửa quán bar, vũ trường Dù không thuộc nhóm tỉnh, thành nguy cơ cao phải thực hiện cách ly xã hội đến 22/4 hoặc 30/4 nhưng Quảng Ngãi vẫn quyết định tiếp tục đóng cửa quán bar, vũ trường. Ngày 16/4, trả lời VTC News, ông Nguyễn Minh Đạo - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi - cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Căng ký...