Phòng cong dương vật như thế nào?
“ Kiếm cong” có các nguyên nhân chính là bị cong bẩm sinh, bị bệnh lý và cong tự phát (căn bệnh Peyronie). Do vậy để phòng tránh và điều trị tận gốc cần dựa căn bản vào các nguyên nhân dẫn tới “kiếm cong”.
Bị cong bẩm sinh
Bác sĩ Lê Công Thắng, Phó trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, cong dương vật là một dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu và sinh dục ở bé trai.
Trẻ không may mắc bệnh này có dương vật bị cong, gấp khúc gây khó khăn cho việc tiểu tiện và thường xuyên bị nhiễm trùng do tình trạng ứ đọng nước tiểu.
Những bệnh nhân mắc chứng cong vẹo dương vật từ nhỏ cần được đưa đến gặp bác sĩ sớm (trước tuổi đi học) để tìm những biện pháp thích hợp, tùy theo mức độ cong vẹo của bệnh nhân để điều chỉnh. Những trường hợp này nếu không điều trị ngay thì sẽ ảnh hưởng đến việc sinh sản vì đường dẫn tinh không thực hiện tốt vai trò của mình.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội (số 38, Cảm Hội, Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhấn mạnh thêm, nhiều trường hợp trẻ em 12, 13 tuổi được bố mẹ cho mặc quần lót và khi đi tiểu các em không biết như thế nào là an toàn cho “cậu nhỏ”.
Quần lót chèn “cậu nhỏ” sang một bên trái, hay bên phải quen dần cũng có thể gây cong dương vật khi lớn lên. Chính vì thế bố mẹ cần thường xuyên để ý đến cách mặc quần lót cho con và hướng dẫn con cái để không tạo thói quen đặt chéo dương vật khi đi vệ sinh.
“Kiếm cong” do bệnh lý hoặc tự phát
Video đang HOT
Mỗi năm các bệnh viện chuyên khoa nam học đều tiếp nhận vài chục bệnh nhân mắc chứng “kiếm cong”, một phần do bệnh lý, một phần khác do tự phát.
Bệnh có thể do sự tò mò “khai thác cảm giác” của những thanh niên mới lớn dẫn đến chứng cong vẹo, do sự sinh hoạt không điều độ, thô bạo của nhiều quý ông, do thủ dâm quá nhiều hoặc bị chấn thương dương vật, hay do căn bệnh Peyronie gây ra. Trong số đó, dạng thường gặp nhất là bệnh Peyronie (đặt theo tên của Bác sĩ Gigot de La Peyronie).
TS. BS Nguyễn Thanh Như – nguyên chủ nhiệm Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cho biết, bệnh Peyronie vẫn không rõ nguyên nhân, bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, với sự xuất hiện một mảng xơ cứng trên thân dương vật, lúc đầu thường kèm đau, nhưng sau đó vài tháng thì không đau và phát triển dần làm cong, biến dạng dương vật và có thể gây rối loạn cương.
Bệnh Peyronie là một rối loạn hiếm gặp của các mô liên kết cấu thành một phần của dương vật. Nó liên quan đến sự tăng trưởng của mảng xơ trong các mô mềm của dương vật, theo thời gian, dương vật bị uốn cong theo một hướng khác. Kết quả là dương vật cong gây trở ngại trong quan hệ tình dục.
Các bệnh nhân mắc chứng bệnh Peyronie đều than thở họ gặp trở ngại lớn trong quan hệ tình dục, đau đớn và không còn cảm hứng quan hệ tình dục.
Các bác sĩ nam khoa khuyến cáo rằng các quý ông thích quan hệ ở tư thế lạ đều gây tổn hại cho dương vật, lâu dần những tổn thương đó trở thành những tác động đưa đến chứng xơ vữa, gây cong dương vật ở quý ông U50.
Điều cần làm là bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán dạng và mức độ cong dương vật. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết là có cần phải phẫu thuật hay không, và nếu cần phẫu thuật thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nào.
Lưu ý: Cong dương vật thấy rõ nhất khi dương vật đang cương, vì vậy, để thuận tiện và tiết kiệm được thời gian khi khám bệnh, bạn có thể tự chụp hình dương vật tại nhà ở hai trạng thái khi xìu và khi cương, đem theo cho bác sĩ xem khi đi khám.
Theo VNE
Đặt vòng tránh thai cũng nhiều tác dụng phụ
Đặt vòng tránh thai cũng có một số tác dụng phụ khác, chẳng hạn như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tuột vòng.
Chao bac si. Em đa lâp gia đinh va co 1 em be 2 tuôi. Vi chưa muôn sinh thêm em be nên em ap dung biên phap tranh thai la đăt vong. Em đa đăt đươc 4 thang nhưng cư môi lân đên ky kinh nguyêt la em lai bi ra nhiêu hơn binh thương, co thang lên đên 7 ngay, co ki sach rôi nhưng vai ngay sau lai thây kinh xuât hiên.
Vây em phai lam thê nao bây giơ, em co nên thao vong ra không? Mong bac si tư vân giup em. Em xin cam ơn!
Đăt vong la môt biên phap tranh thai đa co tư lâu va đên ngay nay vân đươc nhiêu chi em ap dung. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là "vòng" vì những năm trước chủ yếu có hình tròn, song nó còn nhiều loại khác hình chữ T, chữ S và hình cánh cung... Phổ biến nhất hiện nay vòng tránh thai hình chữ T và cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3 cm đê giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không.
Vong tranh thai lam thay đôi môi trương cua nôi mac tư cung va ngăn không cho tinh trung đi vao long tư cung đê găp trưng va thu tinh. Cac loai vong khac nhau co thê co thơi han sư dung khac nhau.
Đăt vong tranh thai cung la biên phap co tac dung tranh thai cao
Tuy nhiên, cung giông như cac biên phap tranh thai khac, ngoai tac dung tranh thai, đăt vong tranh thai cung co cac tac dung phu. Va môt trong cac tac dung phu đo la anh hương đên kinh nguyêt cua ngươi phu nư. Vi du như trương hơp cua ban, kinh nguyêt thât thương, luc nhiêu luc it, không ôn đinh va thâm chi con thây rong kinh... cung la môt tac dung phu sau khi đăt vong.
Những ngày mới đặt, chị em có thể cảm thấy hơi vướng víu nhưng sau đo se quen dân. Ngoai ra, vong tranh thai cũng có một số tác dụng phụ khac, chẳng hạn như nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tuột vòng. Song, với y học hiện đại, vòng tránh thai được làm bằng những chất liệu hiện đại, thao tác vô trùng nên nguy cơ viêm vùng chậu là rất thấp, tình trạng tuột vòng cũng được hạn chế.
Măc du la phương phap tranh thai "truyên thông", nhưng biên phap đăt vong tranh thai lai không phu hơp vơi nhưng đôi tương chi em sau:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, sau phá thai bị nhiễm trùng
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước
- Viêm cổ tử cung mủ nhầy, bệnh lý ác tính đường sinh dục
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung; bị bệnh lao vùng chậu
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị
- Bị ung thư vú...
Nêu tinh trang kinh nguyêt thât thương cua ban keo dai va không co dâu hiêu chuyên đôi thi ban nên đi kham phu khoa đê kiêm tra xem vong đăt đa đung vi tri chưa, co tac đông lơn đên bô phân nao không hoăc co phu hơp vơi cơ thê ban không... Sau khi kiêm tra, bac si se chân đoan va kêt luân ban nên tiêp tuc đăt vong hay thao ra.
Chuc ban vui khoe!
Theo VNE
Tại sao lười "giao ban"? "Tôi bị bệnh huyết trắng khiến tôi không còn hứng thú trong chuyện gối chăn". "Tôi bị bệnh huyết trắng, đã chữa nhiều cách nhưng không khỏi, hoặc khỏi được vài hôm thì tái lại, phải sử dụng băng vệ sinh cá nhân hàng ngày. Tôi không còn hứng thú trong chuyện gối chăn". Đó là tâm sự của chị Lê Duyên (Vinh...