Phòng con gái ngập giấy vệ sinh bốc mùi, người mẹ bàng hoàng phát hiện sự thật đau lòng đằng sau
Linh tính mách bảo có gì đó không ổn, người mẹ vội vàng chạy vào phòng con gái và bất ngờ khi thấy trong phòng ngập ngụa giấy vệ sinh, đã thế lại còn bốc mùi thật kinh khủng.
Theo China Press đưa tin, một bác sĩ phẫu thuật đã chia sẻ trường hợp hết sức gây bất ngờ về cô gái trẻ đột nhiên trốn tránh tất cả thành viên trong gia đình sau khi phát hiện ra bản thân bị ung thư vú.
Cụ thể, khi phát hiện ra trong ngực có tế bào ung thư, cô gái 20 tuổi đến từ Đài Loan đã quyết định cô lập bản thân mình vì không muốn mẹ lo lắng. Theo đó, cô dành nhiều tháng để nhốt mình trong phòng, cấm không cho ai bước vào.
Về phần mẹ cô, bà cũng không biết con gái mình có vấn đề gì, đơn giản chỉ nghĩ con thích ở một mình do những thay đổi về tâm sinh lý của tuổi 20.
Tuy nhiên, vụ việc không thể giấu được mãi. Nửa năm sau đó, khi thấy con gái đang chơi với lũ trẻ hàng xóm thì đột nhiên một trong số đó bảo rằng: “Chị thật hôi thối!”.
Linh tính mách bảo có gì đó không ổn, người mẹ vội vàng chạy vào phòng con gái và bất ngờ khi thấy trong phòng ngập ngụa giấy vệ sinh, đã thế lại còn bốc mùi thật kinh khủng.
Cuối cùng sau quá trình gặng hỏi, cô gái 20 tuổi cũng quyết định nói ra toàn bộ sự thật cho mẹ mình biết.
Video đang HOT
Cô chia sẻ mình bị ung thư vú và không muốn ai biết tới, nhất là mẹ vì sợ làm bà đau khổ. Và để qua mặt mọi người suốt 6 tháng qua, cô đã phải trốn trong phòng.
Khi ngực bắt đầu có dấu hiệu lở loét, cô dùng giấy vệ sinh để lau. Đồng thời cô còn dùng băng gạc để nịt ngực, hạn chế mùi hôi tỏa ra hết sức có thể.
Vào thời điểm phát hiện, căn bệnh ung thư vú của cô gái đã phát triển mạnh đến mức khiến ngực của cô bắt đầu lở loét.
Vị bác sĩ chia sẻ câu chuyện cho biết, khi phát hiện ung thư vú, chị em phụ nữ mà nhất là những cô gái trẻ nên tiến hành điều trị ngay để tránh gặp phải trường hợp như trên. Nếu điều trị ung thư vú sớm, bệnh nhân sẽ có đến 90% cơ hội sống sót.
Để phòng tránh và phát hiện sớm bệnh ung thư vú, chị em phụ nữ cần phải lưu ý một số điều sau:
- Khám sàng lọc ung thư vú, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Tăng hiểu biết về bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu liên quan đến bệnh.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng (nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo bão hòa, ít rượu)
- Tránh xa thuốc lá.
- Tập thể dục mỗi ngày.
- Nên sinh con đầu lòng trước 35 tuổi và nuôi con bằng sữa mẹ liên tục trong 6 tháng đầu tiên.
- Không tự ý sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh.
Nguồn: China Press/Helino
Rước bệnh vì chỉ giấy... lau miệng
Dùng giấy ăn kém chất lượng, giấy vệ sinh để lau chùi bát, đĩa, lau miệng... để lại nhiều hệ quả cho hệ hô hấp, da và mắt của người tiêu dùng.
Để tiết kiệm chi phí nhiều tiêu dùng lẫn các hộ kinh doanh sử dụng giấy vệ sinh hoặc giấy ăn chất lượng kém, rẻ tiền cho mục đích lau miệng và lau bát đũa trước khi ăn. Người tiêu dùng tin rằng hai loại giấy này đều có chung quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng và mục đích sử dụng như nhau.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, mỗi loại giấy đều có một quy trình sản xuất và mục đích sử dụng khác nhau. Việc sử dụng giấy ăn kém chất lượng sẽ để lại lượng bụi giấy không nhỏ ở trên da. Nếu hít phải bụi giấy này sẽ làm tổn thương các phế nang và phổi.
Sử dụng giấy vệ sinh và giấy ăn không đảm bảo chất lượng cho mục đích ăn uống có thể gây ra các bệnh về hô hấp, da và mắt cho người dùng. Ảnh: PLO TV
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học & thực phẩm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho hay, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất ở hai quy trình khác nhau và chất lượng thành phẩm cũng khác nhau.
Giấy ăn được sản xuất từ các nguyên liệu gỗ, trúc, các loại cỏ... Còn giấy vệ sinh thông thường được các doanh nghiệp làm từ giấy tận thu hay còn gọi là giấy tái chế, một số ít sử dụng giấy nguyên thủy. Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel nhằm tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
"Nếu chúng ta dùng giấy vệ sinh lau miệng, lau bát đũa trước khi ăn, các hạt bụi từ mủn giấy, vi khuẩn, tạp chất, hoặc hóa chất tẩy trắng độc hại trong chúng sẽ bám vào dụng cụ ăn uống, thức ăn và đi vào cơ thể của chúng ta. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể như hệ hô hấp, bệnh về da và mắt", PGS.TS Thinh nêu rõ.
Không chỉ thế, việc sử dụng giấy ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh còn có nguy cơ khiến cơ thể hấp thụ những chân nấm độc hại, khuẩn cầu que,...gây bệnh viêm kết ruột, dẫn tới viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, viêm gan đối với những người sức đề kháng yếu.
"Để hạn chế bệnh tật từ giấy ăn, người dân cần từ bỏ thói quen sử dụng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau chùi đồ dùng ăn uống. Nếu ở nhà, hãy cố gắng dùng khăn ăn thay thế cho giấy, vệ sinh bát đũa và để khô ráo trước khi sử dụng. Người tiêu dùng không nên lựa chọn giấy không rõ nguồn gốc, thương hiệu, giấy có mùi quá thơm, giá quá rẻ...", PGS.TS Thịnh khuyến cáo. Ông cũng đưa ra lời khuyên nếu người tiêu dùng thực hành việc rửa tay trước khi ăn thì vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà không cần dùng tới khăn giấy ăn.
Theo vị chuyên gia này, để nhận biết giấy ăn có an toàn hay không, người dùng có thể dựa vào màu sắc của giấy. Giấy ăn đảm bảo chất lượng thường mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách.
Còn giấy vệ sinh khi vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn hoặc những điểm đen trên giấy. Điều này là do các loại giấy phế phẩm thu hồi thường có nét mực trên đó, sau quá trình tái chế giấy không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Tranh cãi về việc 'dùng vòi xịt rửa hay giấy vệ sinh tốt' Giấy vệ sinh là cách tiêu chuẩn để làm sạch sau khi đi vệ sinh, nhưng nó không thực sự là cách lành mạnh nhất, một bác sĩ cho biết, theo Insider. ShutterStock Các vòi rửa vệ sinh nhẹ nhàng và vệ sinh hơn trong khi giấy vệ sinh chỉ làm dây bẩn ra xung quanh. Các vòi rửa vệ sinh hoạt động...