Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ: Nâng tầm vóc, trí tuệ người Việt

Theo dõi VGT trên

Thiếu vi chất dinh dưỡng được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” để lại những hậu quả khôn lường, không chỉ đối với sự phát triển mà còn ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ.

Chính vì vậy, Ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6) hằng năm còn được chọn là Ngày Vi chất dinh dưỡng, nhằm đẩy mạnh phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ, giúp nâng cao tầm vóc và trí tuệ người Việt Nam.

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ: Nâng tầm vóc, trí tuệ người Việt - Hình 1

Hà Nội tổ chức gần 1.800 điểm uống vitamin A liều cao và toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi sẽ được cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Thiếu chất nào cũng nguy hiểm…

Tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng của trẻ luôn là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Chị Nguyễn Thu Hằng (ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) chia sẻ: “Hằng ngày, ngoài bữa chính, bé trai 2 tuổi nhà tôi còn uống thêm sữa, ăn váng sữa, hoa quả, bánh dinh dưỡng… Dù vậy, bé vẫn bị còi, khiến tôi rất lo lắng”.

Theo Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) Trương Tuyết Mai, trong khi thịt, cá, cơm, cháo, rau, trái cây là những thực phẩm cha mẹ có thể nhìn rõ và định lượng được qua khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, thì vi chất dinh dưỡng gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E, K…) và nhóm các nguyên tố khoáng (canxi, photpho, sắt, kẽm, đồng…) là thứ không nhìn thấy, khó định lượng. Chính vì vậy, ngay cả trẻ em ở thành phố có điều kiện sống tốt hơn trẻ ở nông thôn cũng bị thiếu vitamin, khoáng chất, nhất là canxi, sắt, kẽm, vitamin D.

Qua kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia những năm gần đây cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%; 69,4% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm, 45% trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi thiếu máu. Thiếu vitamin và khoáng chất đều ảnh hưởng đến sức khỏe, chiều cao, xương, miễn dịch của trẻ. Đặc biệt, thiếu vitamin A, thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, suy dinh dưỡng…

Trưởng khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Trần Quang Trung cho biết, theo kết quả điều tra tại 15 quận, huyện trên địa bàn thành phố trong năm 2019, tỷ lệ suy dinh dưỡng nói chung ở trẻ là 7,8%, trong đó suy dinh dưỡng cấp tính từ 4% đến 6%. Nguyên nhân là bữa ăn của trẻ nghèo nàn về dưỡng chất, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do bệnh lý đường tiêu hóa, nhiều trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không bú đủ sữa mẹ…

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) Nguyễn Thị Lâm cho rằng, qua nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ bị hụt ít nhất 10cm chiều cao ở giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, các trẻ suy dinh dưỡng thường không đủ thể lực để tham gia các hoạt động thể chất, học tập. Thậm chí, rào cản nhận thức, tiếp thu kém, thể chất không khỏe mạnh của trẻ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động khi trưởng thành.

Chiến lược giảm tỷ lệ thấp còi

Video đang HOT

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ: Nâng tầm vóc, trí tuệ người Việt - Hình 2

Cán bộ y tế quận Long Biên cho trẻ uống vitamin A. – Ảnh: Khuê Diệp

Do tác động của lối sống hiện đại, nhiều bậc cha mẹ thường không đủ điều kiện chăm sóc con từ bé, vì họ quan niệm khi con lớn có thể chăm sóc “bù”. Tuy nhiên, đây là quan điểm hết sức sai lầm. Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Trương Tuyết Mai cho biết, đầu tư vào dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 1.000 ngày đầu đời là sự đầu tư tốt nhất.

Nếu trong khoảng thời gian này, trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ. Chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời của trẻ phụ thuộc vào từng mốc giai đoạn, cụ thể là bà mẹ mang thai (270 ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung (365 ngày – nuôi con năm thứ nhất) và chế độ ăn của trẻ từ 1 đến 2 tuổi (365 ngày – nuôi con năm thứ hai).

Ông Nguyễn Văn Tiến, cán bộ Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyến cáo, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu dinh dưỡng (suy dinh dưỡng) hoặc thừa cân, béo phì, các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành, nhất là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Mặc dù sữa mẹ có nhiều lợi ích cho trẻ, nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết và thực hiện. Ngoài ra, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Bữa ăn bổ sung của trẻ phải cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu, gồm: Nhóm đường bột (65-70%), nhóm chất đạm (12-14%), chất béo (18-20%).

Không những vậy, trẻ cần được ăn đủ rau và hoa quả (cung cấp các vitamin, chất khoáng và xơ)… Nếu khẩu phần ăn của trẻ quá nhiều chất đạm có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn tiêu hóa, gây suy dinh dưỡng cấp tính.

Ngoài việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ và bà mẹ sau sinh, trong Ngày Vi chất dinh dưỡng năm nay, tại 63 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành sàng lọc trẻ suy dinh dưỡng cấp tính. Theo bà Trương Tuyết Mai, Viện sẽ đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho việc điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính. Đây được xem như một can thiệp chiến lược để giảm tỷ lệ thấp còi và tử vong ở trẻ em, từ đó cải thiện trí tuệ, tầm vóc và sự phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai.

Hôm nay (1-6), Hà Nội tổ chức gần 1.800 điểm uống vitamin A liều cao. Theo kế hoạch, Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt I năm nay sẽ diễn ra từ ngày 1-6 đến hết 7-6, trong đó ngày 1 và 2-6, trẻ được uống vitamin A liều cao và uống vét trong ngày 3 và 4-6. Ngoài ra, từ ngày 1 đến 7-6, toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi sẽ được cân, đo để đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng giữa các vùng còn cao

Hưởng ứng ngày vi chất dinh dưỡng, từ ngày 1- 2/6, cha mẹ hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đã giảm nhanh và bền vững.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng giữa các vùng còn cao - Hình 1

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho tăng trưởng, phat triên trí tuệ, nâng cao sức khoe va sưc đề kháng, gop phân phong chông dich COVID-19

SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2018 tỷ lệ SDD nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 12,8%; đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các VCDD khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao...

Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: Tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (23,2% năm 2018) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.

Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 28,4% và Tây nguyên là 32,7%. Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Ngoài ra, thiếu VCDD còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động mới chỉ đạt kết quả bước đầu. Do vậy cần nâng cao nhận thức về vai trò dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân, các bộ ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác dinh dưỡng.

Chiến lược thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam:

Phòng chống thiếu VCDD là một cuộc chiến bền bỉ để nâng cao năng lực lao động, phát triển trí tuệ, tầm vóc, chất lượng cuộc sống và sức khỏe , gop phân phong chông dich COVID-19. Phòng chống thiếu VCDD là 1 trong 6 mục tiêu quan trọng của Chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2011-2020.

Chiến lược phòng chống thiếu VCDD gồm các giải pháp đồng bộ như: Bổ sung VCDD cho các đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu VCDD. Tăng cường VCDD vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dang hoá bữa ăn là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu VCDD một cách lâu dài và bền vững.

Tăng cường VCDD vào các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả và dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các VCDD trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân. Tuyên truyên và giáo dục cho người tiêu dùng có nhu cầu tiêu thụ và biết lựa chọn đối với các thực phẩm tăng cường vi chất là điều kiện để thực hiện thành công công tac phòng chống thiếu VCDD.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng giữa các vùng còn cao - Hình 2

Có sự chênh lệch suy dinh dưỡng giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng

Xác định rõ vai trò quan trong của dinh dưỡng với sức khỏe của người dân, trong 40 năm qua kể từ ngày thành lập (ngày 13/6/1980), Viện Dinh dưỡng với nhiệm vụ là cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng đã tham mưu tích cực cho Bộ Y tế trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng cho toan dân. Viên Dinh dương cung tham mưu cho Bộ Y tê hoàn thiện cac hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, xây dưng va thưc hiên triên khai chương trình sữa học đường, ban hanh bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, báo cáo kỹ thuật cho việc xây dựng nghị định 09 bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm...

Bên cạnh đó, Viện cũng đang tập trung nghiên cứu, sản xuất và phát triển các loại sản phẩm tăng cường vi chất đap ưng cho nhu câu cua người dân; trong thơi gian qua, nhiêu sản phẩm dành cho đối tượng nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, các sản phẩm cho những đối tượng đặc biệt được cộng đồng chấp nhận.

Công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho toàn dân cung la môt trong cac giai phap quan trong, cac nôi dung tuyên truyên bao gôm khuyến khích ngươi dân sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thường xuyên các thực phẩm giàu VCDD , biêt cach lựa chọn các thực phẩm tăng cườngVCDD; cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh, thực hiện nuôi tre hoàn toàn băng sưa me trong 6 tháng đầu và cho trẻ bú me đến 24 tháng hoặc lâu hơn, tre em trong đô tuôi va ba me sau sinh cân đươc uông vitamin A; phu nư co thai, phu nư tuôi sinh đe cân đươc hương dân sư dung viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất.

Để phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cần:

Ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; Ưu tiên lựa chọn cac thực phẩm giau vi chât dinh dương. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng.

Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú me đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn bổ sung của trẻ. Thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D.

Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm, bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng uống một liều vitamin A.

Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vê sinh ca nhân, vệ sinh môi trường đê phòng chống nhiễm giun.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai nên uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

Hàng năm, có gần 1 triệu trẻ dưới 5 tuổi được cải thiện tình trạng thiếu vitamin A nhờ hoạt động bổ sung vitamin A cho trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi và tẩy giun cho trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh có nguy cơ cao, bổ sung uống vitamin A cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi tại 41 tỉnh mỗi năm 2 lần, bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống 1 liều vitamin A, đồng thời việc bổ sung vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đã trở thành hoạt động thường niên của hơn 11.000 xã/phương trong toàn quốc.

Trong ngày 1-2/6, các bà mẹ đưa trẻ trong độ tuổi đi uống vitamin A theo hướng dẫn của trạm y tế xã/phường, hoạt động đó thực sự có ý nghĩa như một ngày hội "Chăm sóc sức khỏe trẻ em", là món quà nhân văn trong Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Ngày Vi chất dinh dưỡng (1-2/6) năm nay, theo kê hoach, se có trên 6 triệu trẻ dưới 5 tuổi được uống vitamin A, hàng triệu trẻ từ 24-60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn được uống tẩy giun.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
17:49:26 05/11/2024
Việt Nam có loại 'cây hóa thạch', mọc dại ở bờ bụi nhưng 'siêu bổ dưỡng'
10:36:04 04/11/2024
Chế độ ăn tốt cho người đổ mồ hôi trộm
17:45:36 05/11/2024
Chanh dây là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
11:02:47 05/11/2024
Mỗi ngày nên ăn mấy quả táo đỏ khô?
10:38:12 05/11/2024
Hút thuốc lá 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
10:51:01 05/11/2024

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.

Tăng nặng cơn đau thoái hóa khớp... do thừa cân, béo phì

19:16:45 05/11/2024
Ngoài ra, việc giảm cân lành mạnh còn mang lại cho người bệnh thoái hóa khớp gối nhiều lợi ích về sức khỏe như: Tăng sức mạnh cơ, ổn định sức khỏe tim mạch, giảm đề kháng insulin, tinh thần lạc quan hơn.

Những người nên ngừng uống cà phê sau 15h

19:12:02 05/11/2024
Uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống chứa caffein) liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao

17:42:07 05/11/2024
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Nam California (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ thời kỳ phân phối đường theo tem phiếu ở Anh những năm 1950.

Người lớn mắc sởi, vẫn diễn biến nặng, suy hô hấp

17:32:59 05/11/2024
Khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi và mắt đỏ. Bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt, giảm đau ở hiệu thuốc gần nhà để uống nhưng không thấy có cải thiện.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Rối loạn tiền đình và thiếu máu não dễ gây nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt?

12:44:20 05/11/2024
Cả rối loạn tiền đình và thiếu máu não thường gây chóng mặt và choáng váng, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu. Tuy nhiên, mọi người có thể phân biệt 2 tình trạng này qua một số triệu chứng điển hình:

Bí quyết giúp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

12:41:43 05/11/2024
Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gâ...

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Tránh xa thuốc lá, ngăn ngừa bệnh tật

10:53:09 05/11/2024
Với sự tuyên truyền tích cực của các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện, trên 80% người bệnh đã bỏ thuốc lá thành công, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe.

Răng xỉn màu làm cách nào để trắng sáng?

10:48:52 05/11/2024
Để duy trì hàm răng khỏe đẹp, bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, lấy cao răng và phát hiện, kiểm soát sớm các tổn thương để có được hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Câu chuyện hay về âm nhạc

Nhạc việt

21:54:40 05/11/2024
Bảo tàng của nuối tiếc là một đĩa nhạc dễ thưởng thức với nhiều giọng hát như Hà Anh Tuấn, Mỹ Anh, Khang (Chillies), Dear Jane, hay các rapper BinZ, Low G.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

20 trẻ mầm non nhập viện nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Tin nổi bật

19:08:16 05/11/2024
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, 20 học sinh mầm non vào nhập viện đều trong tình trạng tỉnh, một số cháu có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc đã được các bác sĩ xử trí ngay.