Phòng, chống lây nhiễm Covid-19 đối với người cao tuổi, có bệnh lý nền
Chiều 3-8, Bộ Y tế có Công điện số 1212/CĐ-BYT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Ảnh minh họa
Thời gian qua, dù tích cực phòng, chống nhưng tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Thực tế đã ghi nhận có trường hợp lây nhiễm từ người bệnh sang người bệnh, nhân viên y tế, người nhà, người chăm sóc người bệnh.
Đặc biệt, dịch Covid-19 càng trở nên nguy hiểm khi lây sang những người bệnh cao tuổi, có nhiều bệnh kèm theo, đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực, thận nhân tạo…
Video đang HOT
Để hạn chế tối đa các hậu quả của dịch và bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng, Bộ Y tế – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống và kiểm soát lây nhiễm dịch. Cụ thể, cần khẩn trương rà soát, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch tại cơ sở y tế theo các kịch bản phòng, chống dịch ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần thực hiện giãn cách tại các khu vực tập trung đông người trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh, tạo môi trường thoáng khí cho các buồng bệnh; thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.
Bộ Y tế cũng yêu cầu tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng, chống lây nhiễm cho toàn bộ những người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Sàng lọc kỹ lưỡng toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, thực hiện cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 theo quy định.
Ngoài ra, các cơ sở y tế thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn nhưng tối đa không quá 3 tháng cho tất cả các đối tượng. Bộ Y tế đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn chi tiết cho các địa phương và điều chỉnh trên phần mềm thanh toán bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh lý nền và các trường hợp có nguy cơ cao khác hạn chế tối đa việc ra ngoài, khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác. Khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với cơ sở y tế. Lưu ý, luôn sử dụng khẩu trang khi ra khỏi nhà và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Mặt khác, thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ điện tử đầy đủ, trước hết ưu tiên kê khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có bệnh lý nền…
Ba phần tư bệnh nhân COVID-19 tổn thương tim nhiều tháng sau khi khỏi bệnh
Hơn nửa năm sau đại dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng SARS-CoV-2 không chỉ gây bệnh về đường hô hấp, tấn công ở phổi mà nó có thể để lại tổn thương tim lâu dài sau nhiều tháng khỏi bệnh.
Hai nghiên cứu mới từ Đức đã kiểm tra tác động của COVID-19 đối với tim, trong đó một nghiên cứu tập trung vào các bệnh nhân đã hồi phục và nghiên cứu còn lại trên các bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm virus.
Nghiên cứu đầu tiên, được công bố hôm thứ Hai trên JAMA Cardiology, cho thấy 3/4 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục bị những di chứng thay đổi cấu trúc của tim, thậm chí tận hai tháng sau.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) tim của 100 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh trong độ tuổi từ 45 đến 53 và so sánh với MRI của những người tương tự không nhiễm virus. Hầu hết các bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục tại nhà, trong khi 33 bệnh nhân phải nhập viện tại một thời điểm nào đó.
Trong số 100 bệnh nhân COVID-19, 78 người có thay đổi cấu trúc tim. Trong nhóm này, 76 bệnh nhân có chỉ dấu sinh học thường thấy ở những bệnh nhân bị đau tim, và 60 bị viêm cơ tim. Tất cả các bệnh nhân "hầu như đều khỏe mạnh trước khi bị bệnh", các nhà nghiên cứu cho biết.
"Các bệnh nhân và bản thân chúng tôi đều ngạc nhiên bởi cường độ và tần suất của những phát hiện này, và chúng vẫn rất rõ rệt mặc dù căn bệnh ban đầu đã hết cách đó vài tuần," đồng tác giả nghiên cứu, BS Valentina Puntmann, Bệnh viện Đại học Frankfurt ở Đức, nói.
Nghiên cứu thứ hai, cũng được công bố trên JAMA Cardiology, đã xem xét các báo cáo khám nghiệm tử thi từ 39 bệnh nhân COVID-19 trong khoảng từ 78 đến 89 tuổi tử vong khi bắt đầu đại dịch. Các nhà nghiên cứu thấy rằng virus đã nhiễm vào tim ở 41% bệnh nhân.
Dirk Westermann, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Tim mạch Đại học Hamburg, cho biết: "Chúng tôi thấy dấu hiệu của sự nhân lên của virus ở những người bị nhiễm nặng. Tuy nhiên chúng tôi chưa biết hậu quả lâu dài của những thay đổi trong biểu hiện gen. Từ các bệnh khác tôi biết rằng rõ ràng là không tốt khi mức độ viêm tăng lên".
Sử dụng thuốc đúng cách ở người cao tuổi Người cao tuổi thường bị nhiều bệnh cùng lúc, dẫn đến việc uống nhiều loại thuốc khác nhau. Thêm vào đó những thay đổi lớn về sinh lý làm cho những tác dụng phụ của thuốc dễ gặp hơn; chưa kể việc nhầm lẫn, uống quá liều hay quên dùng thuốc cũng có thể dẫn đến những tai biến nghiêm trọng. Tư vấn...