Phòng, chống HIV/AIDS: Nguồn lực lớn từ khu vực tư nhân
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, thời gian tới, khi các nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam giảm dần thì sự tham gia của khu vực tư nhân và cộng đồng trong việc phòng, chống HIV/AIDS vô cùng quan trọng.
Tại Hội thảo “Sự tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam” do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và USAID/PATH Healthy Markets phối hợp tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, ngoài gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế công, ước tính có khoảng 10.000 bệnh nhân khác đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có những cơ sở y tế tư nhân điều trị HIV/AIDS sử dụng thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, có tới 70% của hơn 3.000 bệnh nhân đang điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) tại các sở y tế tư nhân.
Cấp thuốc ARV cho người nhiễm HIV ở Hà Nội
Các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tham gia tích cực vào việc cung ứng thuốc, sinh phẩm xét nghiệm và vật dụng phòng chống HIV/AIDS. Tính đến nay, các doanh nghiệp trong nước đã cung ứng 100% nhu cầu thuốc Methadone điều trị cho người nghiện. Thuốc ARV sử dụng nguồn bảo hiểm y tế cũng đã được các doanh nghiệp dược phẩm trong nước cung ứng. Vật phẩm can thiệp giảm hại như bơm kim tiêm, bao cao su cũng được mua trong nước…
Có thể thấy, khu vực tư nhân tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS rất hiệu quả. Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định: “Vai trò của khu vực tư nhân trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam là vô cùng quan trọng, nhất là trong thời gian tới, các nguồn viện trợ quốc tế trong lĩnh vực này giảm dần”.
Ngoài gần 140.000 bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế công, ước tính có khoảng 10.000 bệnh nhân khác đang điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế tư nhân, trong đó có những cơ sở y tế tư nhân điều trị HIV/AIDS sử dụng thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm y tế.
Video đang HOT
Song song với các cơ sở tư nhân đang điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV và tiền phơi nhiễm còn có sự tham gia của mạng lưới đồng đẳng viên, tổ chức dựa vào cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, hiện nay mạng lưới đồng đẳng viên, tổ chức cộng đồng đã và đang tham gia tích cực vào việc tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao, tuyên truyền, vận động họ đi xét nghiệm HIV. Từ năm 2015 đến nay, hơn 150.000 người đã được xét nghiệm HIV thông qua các tổ chức cộng đồng và các doanh nghiệp xã hội.
Ông Nguyễn Hoàng Long đánh giá: “Các tổ chức cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các vật dụng can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như phân phát bơm kim tiêm, bao cao su. Hiện nay, hơn 50% số vật dụng can thiệp được cấp phát thông qua mạng lưới đồng đẳng viên và các tổ chức cộng đồng”.
Đồng quan điểm, Giám đốc Dự án Healthy Markets Kimberly Green cho biết, năm 2014, khoảng 80% các quỹ tại Việt Nam đến từ các nhà tài trợ nước ngoài, nhưng nay đã đến lúc Việt Nam phải khuyến khích huy động nguồn tiền trong nước, nhất là từ sự tham gia đóng góp của khu vực tư nhân, cộng đồng. Bởi, sự tham gia của khu vực tư nhân, cộng đồng rất quan trọng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, góp phần tăng sự lựa chọn cho người bệnh, đồng thời giúp mở rộng điều trị HIV/AIDS.
Phân tích những lợi thế của của khu vực tư nhân trong việc phòng, chống HIV/AIDS, ông Nguyễn Hoàng Long cho hay, vì người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị trong xã hội, nên nếu y tế tư nhân tham gia sẽ có thuận lợi hơn, dễ tiếp cận với người nhiễm HIV, bởi họ gần dân hơn, bảo mật thông tin tốt, quy trình thủ tục đơn giản. Chính nhờ có được sự tin tưởng từ cộng đồng, y tế tư nhân có thể cung cấp những dịch vụ linh hoạt phù hợp dựa trên sự thấu hiểu và không phán xét. Điều này đã góp phần lớn vào việc tăng phát hiện và giảm lây truyền HIV.
Hiện nay, để giải quyết đại dịch HIV, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, theo các chuyên gia, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng. Đây chính là phương thức tối ưu dẫn đến thành công của chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Do đó, trong tương lai, khu vực tư nhân và cộng đồng chính là thành phần then chốt và sẽ là nguồn lực chính khi các nhà tài trợ quốc tế không còn tham gia tài trợ cho các chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam.
Hướng đến mục tiêu chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng, Việt Nam phải có sự tham gia của y tế tư nhân với cơ chế rõ ràng và nguồn tài chính lâu dài. Để tạo thuận lợi cho y tế tư nhân tham gia vào lĩnh vực này, Nhà nước phải ban hành các hướng dẫn chuyên môn, tăng cường năng lực thông qua tập huấn và giám sát, kiểm tra; cung cấp những điều kiện cần thiết như thuốc, sinh phẩm, vật dụng…
Theo Petro times
Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng rượu, bia từ ngày 1/1/2020
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc .
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
Sáng 4/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các luật đã được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV thông qua, gồm: Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Kiến trúc, Luật Giáo dục, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Luật Thi hành án hình sự, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.
Đề cập đến Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, việc xây dựng, ban hành luật là một yêu cầu cấp thiểt để góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
Luật quy định 13 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó có một số hành vi đáng chú ý như: Nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc, học tập; nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông bao gồm cả xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn...
Theo luật này, các địa điểm không được uống rượu, bia, bao gồm 7 địa điểm. Đây là các địa điểm công cộng mà việc sử dụng rượu, bia có thể tác động cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm đối tượng cần được bảo vệ như người dưới 18 tuổi, người bệnh, học sinh, sinh viên và gây ảnh hưởng đển chất lượng lao động, nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước.
Tại buổi họp báo, PV đặt câu hỏi về quy định "đã uống rượu bia là không lái xe" trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã nêu và quy định của Luật Giao thông đường bộ về việc người tham gia giao thông vi phạm mức nồng độ cồn mới bị xử lý. Về việc này, cần có sự điều chỉnh gì?
Trả lời câu hỏi này, ông Cường cho hay, đối với biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia, luật quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông và trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải trong việc thực hiện biện pháp ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham giao thông.
Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của rượu, bia, luật cũng sửa đối, bổ sung quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Thương mại.
Đối với kiểm soát khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia, ngoài việc kế thừa quy định về cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên, Luật bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu, bia dưới 15 độ để bảo đảm quan điểm nhất quán của Luật là quản lý toàn diện đối với rượu, bia, khắc phục khoảng trống của pháp luật hiện hành đối với bia. Tuy nhiên, việc này có phân chia mức độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm (dưới 5.5 độ, từ 5.5 đến dưới 15 độ) và các quy dịnh để phòng ngừa trẻ em, học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với rượu, bia, hạn chế việc thúc đẩy sử dụng rượu, bia.
Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.
LUÂN DŨNG
Theo TPO
Tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân sau tai nạn : Sự vô cảm lấn át lòng nhân ái Tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân sau khi va chạm giao thông làm 1 người chết cho thấy xã hội đang đối mặt với tình trạng vô cảm trước nỗi đau người khác. Công an quận Tân Phú, TP HCM đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ tai nạn giữa taxi Vinasun do tài xế Đặng Tấn Phú (48 tuổi) điều...