Phòng, chống dịch COVID-19 trên các chuyến tàu Cát Linh – Hà Đông
Vấn đề dư luận đặt ra hiện nay là công tác phòng dịch COVID-19 trên các đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông ra sao khi mà dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Người dân Thủ đô háo hức trải nghiệm tàu Cát linh – Hà Đông, sáng 6/11/2021. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, sau hai ngày đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đưa vào khai thác, vận hành từ ngày 6/11, số lượng hành khách đi tàu đạt 79.801 lượt.
Theo đó, ngày đầu tiên có 109 lượt đoàn tàu, chở 25.680 lượt khách; ngày thứ hai có 141 lượt đoàn tàu, chở 54.121 lượt. Ngày thứ 2 tăng gấp đôi so với ngày đầu tiên, trung bình đạt 383 khách/đoàn tàu, bằng gần 40% công suất chở khách của mỗi đoàn tàu (960 khách).
Từ ngày 6 – 20/11, tàu Cát Linh – Hà Đông chở khách miễn phí để quảng bá cũng như tạo cơ hội để người dân tham quan, trải nghiệm tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội và cả nước. Để phục vụ khách tốt hơn, từ ngày 8/11, hành khách đi tàu từ ga Cát Linh được gửi xe máy, xe đạp miễn phí trong 1 tuần.
Tuy nhiên, vấn đề dư luận đặt ra hiện nay là công tác phòng dịch COVID-19 trên các đoàn tàu này ra sao khi mà dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19, tại các ga tàu đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đều bố trí dung dịch sát khuẩn, khẩu trang miễn phí, đo thân nhiệt hành khách và yêu cầu khách khai báo y tế điện tử hoặc ghi giấy.
Tất cả khách đi tàu, nhân viên nhà ga đều đeo khẩu trang. Trường hợp khách nào không đeo hoặc quên khẩu trang đều được nhắc nhở và cung cấp miễn phí khẩu trang cho khách.
Tuy nhiên, trong nhiều thời điểm ở các ga, đặc biệt là ga đầu tuyến Cát Linh và Yên Nghĩa có lượng khách lớn, hầu hết các chuyến tàu đều có trên dưới 300 người… gây lo ngại về không đảm bảo quy định về phòng chống COVID-19.
Về vấn đề này, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Metro Hà Nội, việc phòng chống COVID-19 trên tuyến Cát Linh – Hà Đông được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cũng theo ông Vũ Hồng Trường, mỗi đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông có sức chở tối đa theo thiết kế là 960 người. Trong hai ngày đầu khai thác trùng vào ngày nghỉ, khách được đi tàu miễn phí nên đông đảo người dân đi tham quan, trải nghiệm đoàn tàu. Tuy vậy, lượng khách thực tế được chở trên tàu đều không vượt quá 50% nên không vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 hiện hành.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Metro Hà Nội cũng khuyến nghị người dân hạn chế đi tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách và luôn thực hiện đeo khẩu trang khi đi tàu.
Để phòng dịch COVID-19 tốt hơn, từ ngày 8/11, Metro Hà Nội cũng phối hợp với lực lượng công an điều tiết, giãn sự tập trung đông người ở tầng 1 và tầng 2 các ga; bố trí các đường dẫn để hành khách đi, chờ đợi theo hàng. Tại các nhà ga cũng được bố trí phòng cách ly y tế tạm thời nhằm cách ly trường hợp hành khách có biểu hiện triệu chứng nhiễm dịch COVID-19 (như ho, sốt, khó thở…).
Đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km, đi trên cao và có 12 nhà ga, được đưa vào khai thác, vận hành từ 6/11 và chở khách miễn phí trong 15 ngày đầu tiên, nhằm phục vụ người dân tham quan, trải nghiệm, làm quen với phương thức đi lại bằng tàu điện đô thị. Từ ngày 21/11, bắt đầu áp dụng chở khách có thu tiền.
Giống như vé xe buýt công cộng, vé tàu Cát Linh – Hà Đông được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá, nhằm khuyến khích người dân sử dụng. Theo đó, giá vé lượt là 8.000 – 15.000 đồng. Ngoài ra có các hình thức vé ngày (30.000 đồng, đi lại trong ngày, không giới hạn số lượt đi); vé tháng phổ thông (200.000 đồng/vé/30 ngày kể từ ngày phát hành vé), vé tháng ưu tiên cho đối tượng mua theo hình thức tập thể từ 30 người trở lên (140.000 đồng/vé); vé tháng ưu tiên (100.000 đồng/vé/kể từ ngày phát hành vé; dành cho học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp) và vé miễn phí (trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có công, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo).
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu có 4 toa, sức chở tối đa 960 hành khách. Vận tốc thiết kế tối đa 80 km/giờ, vận tốc khai thác 35 km/giờ, thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút.
Khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h – 23h hàng ngày. Trong 6 tháng đầu tiên, tần suất hoạt động là 10 phút/chuyến tàu dừng đón, trả khách tại các ga.
Hà Nội bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19 dịp bầu cử
Chiều 5-4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã họp trực tuyến với các sở, ban, ngành và các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng yêu cầu các cơ quan phải tiến hành công tác phòng dịch tốt, bảm đảm an toàn trong đợt bầu cử.
Đến nay, Hà Nội đã qua 49 ngày không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng để các hoạt động của thành phố trở lại bình thường. Tuy nhiên, người dân vẫn cần đề cao cảnh giác đối với nguồn bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Để thực hiện "nhiệm vụ kép", lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã cho biết, tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: Tăng cường công tác tuyên truyền và công tác phòng, chống dịch tại công sở, các khu di tích, cơ sở tín ngưỡng và nơi công cộng; quản lý nghiêm các khu cách ly tập trung; tuyên truyền người dân thực hiện thông điệp "5K"; thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đúng quy định; duy trì các tổ Giám sát và tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng...
Đối với công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, tính đến ngày 5-4, các cơ sở y tế đã tiêm phòng cho 7.679 người, hiện tại các trường hợp này có sức khỏe bình thường. Dự kiến, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm khoảng 50 nghìn liều vaccine cho Hà Nội, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện tiêm vaccine cho các đối tượng ở tuyến đầu chống dịch.
Phát biểu lại giao ban, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đề nghị Sở Y tế cùng các đơn vị tập trung giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh, nơi công cộng, chuẩn bị chu đáo, bài bản cho công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đợt 2 với quy mô lớn hơn, bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Đặc biệt các cơ quan ban ngành phải phối hợp với các quận, huyện bảo đảm tuyệt đối an toàn trong phòng, chống dịch trong đợt bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Dù dịch tạm lắng, nhưng đồng chí yêu cầu các quận huyện, thị xã phải sẵn sàng truy vết, khoanh vùng khi xuất hiện các ca bệnh; giám sát chặt các trường hợp bệnh nhân và F1 khi trở về địa phương; tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, nơi công cộng; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân cài đặt ứng dụng Bluezone...
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Tối ngày 7/11, Văn phòng Chính phủ đã phát đi Công điện số 8149/CĐ-VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Rất đông người chen chúc lên tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN. Công điện gửi...