Phòng, chống dịch Covid-19 ở Sơn La: Nhiều thay đổi từ ngày 22/4
Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chiều tối 22/4, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 808 về việc thay đổi quy định đối với hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình cũng như việc học tập trở lại của học sinh trên địa bàn.
Theo Quyết định số 808/QĐ-UBND ngày 22/4 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, sau khi quyết định này được ban hành sẽ có hiệu lực ngay. Theo đó, các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ được hoạt động bình thường sau thời gian thực hiện Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa bàn tỉnh Sơn La.
Các nhà máy, công trình giao thông, công trình xây dựng tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, người đứng đầu các cơ sở nêu trên phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp không đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 thì người đứng đầu chính quyền cơ sở phải thực hiện biện pháp cho dừng hoạt động ngay.
Học sinh lớp 9 và lớp 12 sẽ đi học trở lại từ ngày 27/4. Ảnh tư liệu
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm hàng hóa thiết yếu; các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp kinh doanh, cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân (trừ dịch vụ vui chơi, giải trí) cũng được phép hoạt động trở lại.
Quyết định 808 của UBND tỉnh cũng cho phép hoạt động trở lại đối với: Các chợ, các cửa hàng kinh doanh mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, đồ gia dụng và cửa hàng kinh doanh các mặt hàng về thời trang…); các dịch vụ cung ứng xăng, dầu, gas, nhiên liệu khác phục vụ đời sống; vận tải hàng hóa, hành khách, vận tải đường thủy và tổ chức hoạt động đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe các hạng.
Riêng đối với các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán nước giải khát các loại được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo việc giãn cách theo quy định và không được tập trung quá 20 người/1 phòng và thời gian bắt đầu thực hiện từ ngày 27/4.
Tỉnh Sơn La cũng yêu cầu dừng tất cả các cuộc hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng. Ảnh tư liệu
Đối với các cơ sở lưu trú có nhu cầu duy trì hoạt động dịch vụ lưu trú trong giai đoạn hiện nay phải đăng ký với chính quyền địa phương để thực hiện các biện pháp giám sát y tế; bố trí không quá 2 người/1 phòng và phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Sơn La, học sinh lớp 9, lớp 12 sẽ đi học trở lại từ ngày 27/4. Học sinh, sinh viên còn lại và học viên trường chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thành phố đi học trở lại từ ngày 4/5.
Tỉnh Sơn La vẫn tiếp tục tạm dừng hoạt động đối với các hoạt động tại các sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, như: Quán bar, karaoke, massage, trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, thể thao, hồ bơi, phòng tập gym, yoga, câu lạc bộ bi-da và cơ sở thẩm mỹ. Tạm dừng tổ chức các nghi lễ, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tập trung đông người.
Video đang HOT
Quốc Tuấn
Cạn kiệt tiền chữa bệnh, cô gái dân tộc La Ha ung thư xương gặp nguy
Nhìn cảnh con gái ngày đêm chịu đựng nỗi đau đớn do căn bệnh ung thư xương gây ra, chú Lò Văn Tranh bất lực không biết làm thế nào. Chú chỉ có thể cố đi xin ăn từng bữa để cùng con bám trụ ở bệnh viện.
Bệnh trở nặng vì quá nghèo
Bước vào một phòng điều trị dành cho các bệnh nhân ung thư, một cảnh tượng rất đặc biệt diễn ra. Một số bệnh nhân ung thư tập trung lại, người góp vài chục ngàn, người góp trăm ngàn đồng ủng hộ chị Lò Thị Thanh (29 tuổi, bản Ten Tre, xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La) đang bị bệnh ung thư xương ác tính.
Dù rằng, những bệnh nhân đó cũng đang rất khó khăn về kinh tế nhưng họ vẫn cố gắng để san sẻ phần nào. Họ đều hiểu căn bệnh hiểm nghèo thường trực đe doạ mạng sống mình. Thế nên, họ muốn dành chút tình cảm cho một số phận bất hạnh hơn họ gấp bội phần.
Chị Lò Thị Thanh mắc bệnh ung thư nhưng không có tiền chữa trị
Chị Thanh vốn là người dân tộc La Ha. Cuộc sống nghèo nàn ở bản khiến chị chẳng có tiền để đi khám cách đây 2 năm về trước. Những cơn đau nhức cứ thế xuất hiện dày vò, khiến chị đau đớn đến phát điên, không tài nào chịu nổi. Mãi đến tháng 5/2019, chị Thanh mới đến bệnh viện tỉnh Sơn La làm xét nghiệm.
Chính các bác sĩ cũng quá đỗi ngạc nhiên khi khối u rất to mà bệnh nhân vẫn còn cố chịu đựng ở nhà. Dù nhận được lời khuyên sớm ra Hà Nội làm phẫu thuật song hoàn cảnh quá nghèo, chị Thanh đành phải về nhà tiếp tục cắn răng chịu đựng.
Để có tiền, gia đình chị bán đi con bò được Nhà nước cho thuộc dạng hộ nghèo để đổi lấy hơn chục triệu đồng, nhưng vì không biết nên chỉ đi bốc thuốc nam. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng tồi tệ hơn, gia đình chị buộc phải vay mượn thêm hơn chục triệu nữa để đưa chị xuống bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội điều trị.
Bố còm cõi xin ăn cùng con cầm cự qua ngày
Gia đình chị Thanh vốn mưu sinh bằng nghề làm nương. Thu nhập cả năm chỉ được khoảng 4 triệu đồng. Chừng đó phần nào thấy được nỗi khó nhọc của những bệnh nhân thuộc vùng dân tộc thiểu số như chị Thanh.
10 triệu vay mượn khắp bản đáng giá bằng tiền ăn hơn 2 năm dành cho gia đình chị nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu. Số tiền nhanh chóng hết sạch chỉ sau một thời gian ngắn chị nằm viện.
Thương con gái nhưng chú Lò Văn Tranh chẳng biết làm cách nào vì nhà quá nghèo
Bố chị Thanh, chú Lò Văn Tranh đành phải lê lết đi xin cơm từ thiện khắp nơi những mong cùng con gái bám trụ ở bệnh viện giành giật sự sống. Bởi giờ có về thì cũng chẳng đủ tiền đi xe. Trong khi khối u xương của chị Thanh mỗi ngày một to hơn.
Chị Tranh chia sẻ, nhiều lúc muốn bỏ về vì giờ nhà chị mang một đống nợ làm có khi vài năm chưa chắc trả được. Nhưng chị lại sơ bố buồn vì gia đình luôn hy vọng sẽ có một phép màu đến với con mình.
Nhận chút lòng thành từ những người bệnh cùng phòng, chị rưng rưng nước mắt. Giữa cái nơi cận kề sinh tử, chị cảm nhận được chút tình người còn vương lại để giúp chị chờ đợi ca phẫu thuật đến với mình. Nỗi canh cánh về những khoản tiền quá khổng lồ đối với một gia đình dân tộc thiểu số khiến chị chẳng thể nguôi ngoai.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chú Lò Văn Tranh. Địa chỉ: Bản Ten Tre, xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La. SĐT: 0359495233.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.084 (chị Lò Thị Thanh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Thương lắm 'lon rau xanh' mọc ngay chốt trực COVID-19 vùng biên Bám biên, ngủ rừng chống dịch COVID-19 đằng đẵng mấy tháng trời, các chiến sĩ trẻ cùng nhau sáng tạo mô hình tăng gia, trồng thêm rau xanh, nhốt thêm đàn gà ngay chốt trực để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Không thau, không chậu, "lon rau xanh" vẫn lớn nhanh ngay chốt trực vùng biên Suốt 3 tháng qua, hơn 300...