Ảnh: Đường phố TP.HCM trước thời điểm “xuống” nhóm nguy cơ dịch bệnh Covid-19
Trước thời điểm TP.HCM chuyển từ nhóm nguy cơ cao xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19 , nhiều tuyến đường trên địa bàn TP lượng phương tiện di chuyển đông nhưng không xảy ra ùn ứ. Người dân khi ra đường đều đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh.
Chiều 22/4, tại buổi họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Lê Thanh Liêm cho hay Thủ tướng đã đồng ý xếp TP.HCM từ nhóm nguy cơ cao xuống nhóm nguy cơ kể từ 0h ngày 23/4.
Ghi nhận của phóng viên trước thời điểm TP xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19 , nhiều tuyến đường trên địa bàn lưu lượng phương tiện di chuyển đông nhưng không xảy ra ùn ứ.
Người dân lưu thông ra đường đều đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh Covid-19 .
Đến thời điểm này, người dân TP.HCM thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Trước vài giờ khi TP.HCM chuyển xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19, một số tuyến đường lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông nhưng không ùn tắc.
Trong ảnh là người dân di chuyển vào giờ tan tầm trên đường Ba Tháng Hai (quận 10) vào chiều 22/4.
“Mình phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh. Do có công việc giải quyết gấp nên tôi mới ra đường. Về các thành viên trong gia đình thì tôi cũng khuyên là nên ở nhà, nếu ra đường phải đeo khẩu trang đầy đủ. TP.HCM từ 0 giờ ngày 23/4 sẽ xuống nguy cơ với dịch bệnh nên tôi rất mừng nhưng cũng không dám chủ quan trong phòng chống dịch bệnh”, anh Nguyễn Tiến Sỹ (ngụ quận 10) chia sẻ.
So với những ngày đầu giãn cách xã hội , lượng phương tiện lưu thông trên địa bàn TP.HCM có đông hơn nhưng không xảy ra kẹt xe , ùn ứ.
Tại các giao lộ các phương tiện tập trung đông khi dừng chờ đèn tín hiệu nhưng cũng không xảy ra ùn tắc, kẹt xe . “Thời điểm này vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội nên người dân mình cũng hạn chế ra đường”, chị Phạm Thị Tú ngụ quận 3 chia sẻ.
Đường Điện Biên Phủ (quận 3) vào giờ tan tầm chiều 22/4 vắng vẻ.
Có thời điểm đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ nhưng đường Điện Biên Phủ chỉ lác đác chỉ có vài phương tiện.
Đường Nguyễn Văn Trỗi ( quận Phú Nhuận ) trước thời điểm TP.HCM chuyển xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19.
Người dân tập thể dục ven bờ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vào chiều tối 22/4.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm khẳng định dù được xếp xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19 kể từ 0h ngày 23/4, người dân ở TP.HCM ra đường vẫn phải mang khẩu trang để bảo đảm an toàn.
Từ ngày 23/4, TP.HCM sẽ có các hướng dẫn để cho phép một số hoạt động kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu hoạt động trở lại. Các dịch vụ cụ thể nào sẽ được hoạt động trở lại sẽ được các sở – ngành liên quan hướng dẫn cụ thể.
Trong ảnh là khu vực đường Hoàng Văn Thụ ( quận Phú Nhuận ) vào chiều tối 22/4.
“Từ 0 giờ ngày 23/4, TP.HCM sẽ chuyển từ nhóm nguy cơ cao xuống nhóm nguy cơ với dịch bệnh Covid-19 đó là một tín hiệu đáng mừng. Mỗi người dân chúng ta cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và tôi tin chắc rằng thời gian ngắn sắp tới TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung sẽ không còn ca nhiễm nào liên quan tới dịch bệnh Covid-19″, chị Trần Thị Sương (ngụ quận Tân Bình) nói.
Tối 22/4, Sở GTVT có thông tin về việc tiếp tục tạm ngưng vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe hợp đồng (bao gồm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ), xe du lịch hoạt động trên địa bàn TP.HCM kể từ 0 giờ ngày 23/4 cho đến khi có thông báo mới trừ các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực thực phẩm…
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe . Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095 .
Dương Thanh
Người nghèo đội mưa đến nhận gạo miễn phí từ 'cây ATM' ở Hà Nội
Ngày 13/4, 'cây ATM' rút gạo bằng chân được đưa đến Nhà văn hóa quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), nhiều người dân đội mưa đến chờ tới lượt để được nhận gạo.
Khoảng 10h ngày 13/4, tại Nhà văn hóa quận Bắc Từ Liêm (đường Võ Quý Huân, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), "cây ATM" bắt đầu phát gạo miễn phí cho người dân trong khu vực. Đây là địa điểm thứ 2 được ban tổ chức lựa chọn để phát gạo, trước đó mô hình này được triển khai ở Nhà văn hóa quận Cầu Giấy.
Khi biết thông tin, nhiều người dân không quản ngại mưa gió đến chờ tới lượt để được nhận gạo."Khi nghe tin tại Nhà văn hóa quận Bắc Từ Liêm mở cây ATM phát gạo miễn phí cho người lao động nghèo, tôi thấy mình cũng thuộc diện khó khăn trong đợt dịch bệnh COVID-19 bởi công việc nhà hàng của tôi cũng phải nghỉ hàng tháng nay, vì vậy tôi đến nhận 3kg gạo. Số gạo này giúp gia đình 3 người của tôi đỡ được 2 ngày ăn uống", bà Nguyễn Thị Sao chia sẻ.
"Trời mưa, gió rét nhưng tôi thấy có nhiều người có hoàn cảnh giống như tôi đến lấy gạo từ sớm. Tôi thấy chương trình rất có ý nghĩa với nhiều người trong thời điểm cách ly xã hội vì dịch bệnh COVID-19", bà Trần Thị Lan (phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ.
Người dân ngồi chờ đến thời gian chương trình hoạt động. Sau đó, mọi người được đơn vị tổ chức chương trình mời vào bên trong để đăng kí thông tin.
Đơn vị tổ chức chương trình phát khẩu trang miễn phí cho bà cụ 82 tuổi quên mang khẩu trang khi đến nhận gạo
Khi vào bên trong để chờ theo thứ tự lấy gạo, người dân phải thực hiện việc sát khuẩn tay và đăng kí thông tin cho ban tổ chức chương trình.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (55 tuổi, Trưởng Ban tổ chức chương trình), khi được chính quyền quận Bắc Từ Liêm ủng hộ, đơn vị tổ chức điểm lắp đặt máy phát gạo tự động thứ hai ở quận này. Mỗi người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận 3kg gạo/người/ngày và chương trình kéo dài đến 30/4. Người dân đến đây phải chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang, đứng giãn cách 2m khi nhận gạo.
Bên trong Nhà văn hóa (nơi tổ chức phát gạo cho người dân) được dán sẵn các ô số thứ tự để người dân đứng đúng vị trí cách xa nhau 2m.
Buổi phát gạo có 2 đơn vị tham gia là Ban tổ chức chương trình và Đoàn thanh niên phường Phúc Diễn.
Gạo được chuyển từ xe tải vào bên trong để đưa lên máy phát gạo.
Người dân đến lấy gạo chỉ việc giẫm chân vào bàn đạp tự động để lấy đủ 3kg theo quy định.
Được biết, ý tưởng về máy phát gạo tự động được ông Nguyễn Mạnh Hùng học hỏi từ mô hình đang áp dụng trong TP.HCM. Sau 2 ngày thử nghiệm, máy phát gạo tự động đã vận hành hoàn chỉnh, giúp người lao động nghèo Thủ đô bớt đi nỗi lo trong mùa dịch COVID-19.
Clip: Người dân lao động nghèo cảm động khi được nhận gạo miễn phí
MẠNH ĐOÀN
'ATM gạo' lan tỏa đến nhiều địa phương Người nghèo tại Phan Thiết, Buôn Ma Thuột, Cà Mau... đã được nhận gạo miễn phí phát từ máy, khi các cơ quan, doanh nghiệp hưởng ứng cách làm ở TP HCM. Phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) triển khai chương trình phát gạo miễn phí cho người nghèo bị ảnh hưởng bởi Covid-19 từ ngày 13/4. 8h, máy phát gạo trước...