Phòng chống dịch COVID-19, nhiều địa phương hủy bắn pháo hoa dịp Tết
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành quyết định hủy bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán khi dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhiều địa phương đã quyết định hủy bắn pháo hoa đêm Giao thừa để phòng chống dịch.
Nhiều địa phương hủy bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Cuối tháng 1, vùng tâm dịch Hải Dương đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc, không tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Tân Sửu 2021.
Trong khi đó, tại Quảng Ninh , UBND TP Hạ Long không tổ chức bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2021 và sẽ dùng số kinh phí bắn pháo hoa để mua thiết bị, tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho toàn dân.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch COVID-19; không sử dụng xe công đi lễ hội, không được đi lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền phân công).
Video đang HOT
Đặc biệt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh yêu cầu các địa phương không tổ chức bắn pháo hoa và các chương trình nghệ thuật trong dịp Tết Nguyên đán 2021.
Tại Quảng Nam , UBND tỉnh này đề nghị UBND TP Tam Kỳ và UBND TP Hội An dừng tổ chức bắn pháo hoa để thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Đồng thời UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu kích hoạt lại tất cả hệ thống phòng chống dịch ở các cấp, địa phương; đưa nhiệm vụ phòng dịch Covid-19 lên mức độ cao nhất.
Ngoài các tỉnh, thành nêu trên, một số địa phương khác như: Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thanh Hóa, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang cũng đã quyết định hủy bắn pháo hoa đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 để đưa nhiệm vụ phòng dịch COVID-19 lên mức độ cao nhất.
Dịch vụ giúp việc ngày Tết vẫn "nóng"
Khi những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, dịch vụ thuê người giúp việc dọn nhà và trông bệnh nhân càng trở thành tâm điểm trong thị trường lao động.
Đáng nói, khi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp thì tìm người giúp việc lại càng khó hơn do người lao động e ngại dịch bệnh nên ít đi làm hơn hoặc chọn giải pháp nghỉ việc nhằm hạn chế lây nhiễm bệnh.
Nhu cầu tìm người giúp việc tăng mạnh trong dịp Tết. Ảnh: Nguyễn Trang
Nguồn cung khan hiếm
Theo khảo sát, giá thuê lao động giúp việc theo giờ ngày Tết dao động 70.000-150.000 đồng/giờ. Chị Trần Thị Lụa, quê ở tỉnh Phú Thọ, thuê trọ tại ngõ 88 Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy) cho biết, lịch làm việc từ nay đến Tết của chị kín mít do nhiều gia đình quen biết có nhu cầu thuê dọn dẹp nhà cửa. Hiện chị nhận lau nhà, dọn dẹp cho 7 gia đình với mức giá cao hơn ngày thường, trung bình từ 100.000 đồng/giờ trở lên.
Trong khi đó, số gia đình cần thuê người trông bệnh nhân tại bệnh viện khá nhiều, trong khi lao động làm việc này dịp Tết năm nay không dễ kiếm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo anh Bùi Văn Bằng, người có thâm niên 10 năm trông bệnh nhân ở Bệnh viện Hữu nghị, giá ngày thường là 400.000-500.000 đồng/ngày, còn 10 ngày Tết (từ ngày 25 tháng Chạp trở đi), giá 1-1,2 triệu đồng/ngày.
Tương tự, dịch vụ giúp việc tại nhà như trông trẻ, làm việc nhà ngày Tết cũng "nóng" không kém. Gia đình anh Trần Thanh Tùng, ở phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) đang tìm người giúp việc trong 10 ngày Tết (giá trung bình khoảng 600-800.000 đồng/ngày) vì vợ anh dự sinh cuối năm. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều lao động e ngại đi làm, nguồn cung vì thế khan hiếm, trong khi nhu cầu tìm giúp việc vẫn không giảm.
"Tôi đã liên hệ với nhiều trung tâm giới thiệu việc làm để tìm người giúp việc dịp Tết nhưng tất cả đều trả lời phải chờ, vì đa số lao động làm thời vụ Tết là lao động ngoại tỉnh lên Hà Nội làm thêm 10 ngày tăng thu nhập", anh Trần Thanh Tùng cho biết.
Nguyên nhân chính khiến khan hiếm lao động trong khi nhu cầu tìm giúp việc ngày Tết vẫn cao là do dịch Covid-19 xảy ra ngay sát Tết nên nhiều người lao động e ngại đi làm giúp việc sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh, do đó họ thận trọng lựa chọn bệnh nhân. Có nhiều người giúp việc đã hứa hẹn làm Tết cho chủ nhà nhưng khi nghe tin dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã khéo từ chối để về quê ăn Tết.
Hình thành thị trường lao động đặc thù
Khi thị trường giúp việc dịp Tết có chiều hướng khan hiếm hơn mọi năm, thì tại các trung tâm cung ứng giúp việc, nhu cầu tìm kiếm người lao động lại tăng mạnh.
Tại Công ty Giúp việc tốt (Khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai) những ngày này, điện thoại của nhân viên luôn "nóng" do bận tư vấn cho khách hàng, song số khách hàng tìm được người giúp việc rất ít. Tương tự, Trung tâm Giúp việc 88, đường Hồ Tùng Mậu (quận Cầu Giấy) cũng nhận giữ chỗ cho hàng trăm khách hàng đặt thuê người giúp việc Tết.
Chị Nguyễn Thu Hoài, quản lý khách hàng thuộc Trung tâm Giúp việc 88 cho biết, thông thường trung tâm có khoảng 500-600 lao động đi làm ngày Tết, đa số là lao động ngoại tỉnh lên Hà Nội làm thêm. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, những lao động này cho biết sau ngày 24 tháng Chạp mới trả lời có đi làm hay không. Vì vậy, Trung tâm cũng chỉ có thể đề nghị khách chờ thêm một thời gian trước khi có câu trả lời chính thức.
Thực tế trên đã và đang khiến nhiều khách hàng tỏ ra lo lắng. Chị Lê Thu Thảo, Khu đô thị Goldmart (quận Bắc Từ Liêm) cho hay, chị có liên lạc với một số trung tâm cung ứng người giúp việc nhưng đều bảo để lại số điện thoại và sẽ trả lời sau. Nếu không thuê được giúp việc những ngày Tết tới đây, vợ chồng chị sẽ rất khó khăn trong việc chăm sóc hai đứa con nhỏ.
Hiện nay, các trang, hội, nhóm trên mạng xã hội như: Hội tìm người giúp việc nhà và trông trẻ Hà Nội, Hội tìm người giúp việc... luôn có hàng trăm người thường xuyên tìm kiếm người giúp việc làm Tết. Tuy nhiên, hầu như các tìm kiếm đều không nhận được phản hồi từ phía người giúp việc, điều này đồng nghĩa với việc cơ hội tìm được người giúp việc trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu đang rất khó.
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Thị Thanh Liễu cho biết, tại các phiên giao dịch việc làm đều có lao động đến đăng ký tìm việc làm ngắn hạn như lau dọn nhà cửa, chăm sóc bệnh nhân... Tuy nhiên vào dịp Tết năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nguồn cung lao động giảm rất nhiều, trong khi nhu cầu thuê lao động lại tăng.
Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân, hiện nay, Sở đã hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình; tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định để thúc đẩy hình thành một thị trường lao động đặc thù, hướng đến sự chuyên nghiệp hóa như những ngành nghề khác, tránh tình trạng nguồn cung ít, nhu cầu tại tăng cao thường xuyên xảy ra vào dịp Tết hằng năm chứ không chỉ riêng năm nay.
Nhà vườn thấp thỏm chờ "đầu ra" hoa tết Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề, các nhà vườn đã sẵn sàng để phục vụ thị trường hoa Tết. Tuy nhiên, điều họ trăn trở, lo lắng nhất hiện nay là tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đầu ra của hoa Tết cũng như các mối tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Người trồng hoa Tết khắp...