Phòng, chống dịch Covid-19: Cần thay đổi triệt để thói quen ăn động vật hoang dã
“Thông qua dịch Covid-19 , chúng ta thấy rằng cẩn phải thay đổi thói quen triệt để như: dùng đũa để gắp thức ăn chung, dùng thớt chung cho thức ăn sạch và đồ sống, dùng chậu rửa mặt chung, ăn các loại động vật hoang dã và không rõ nguồn gốc…”.
Đây là những khuyến cáo được GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nhấn mạnh tại tọa đàm “Tăng sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19″ do Báo Nhân Dân điện tử tổ chức.
GS, TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Theo GS, TS Lê Danh Tuyên, hệ miễn dịch được chia thành miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch chủ động. Miễn dịch bẩm sinh tuy là nói không đặc hiệu và cơ chế hình thành không giống như cách các vaccine tạo ra hệ thống miễn dịch chủ động, nhưng cũng là hàng rào bảo vệ đầu tiên để tránh virus xâm nhập vào trong cơ thể.
Video đang HOT
GS Tuyên phân tích, hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như hệ miễn dịch chủ động đều hình thành qua các tế bào lympho T, lympho B và đều cần có các nguyên liệu để nó phát triển. Mỗi người sinh ra nặng trung bình khoảng ba kg và nặng trung bình khoảng 52-53 kg khi lớn lên. Trọng lượng 50 kg tăng lên là do thức ăn, vitamin, chất khoáng, các protein được thu nạp trong quá trình trưởng thành. Cùng với quá trình lớn lên, hệ miễn dịch của con người cũng ngày càng hoàn chỉnh thông qua hấp thu các chất dinh dưỡng, qua tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và tạo ra kháng thể. Ngoài ra, chúng ta cũng tiêm vaccine để tạo ra các miễn dịch chủ động của cơ thể. Như vậy, chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý là hết sức quan trọng.
Do đó, để tạo ra sức đề kháng thật tốt cho cơ thể, phải có dinh dưỡng hợp lý để có miễn dịch tốt. Chúng ta phải ăn uống đầy đủ chất theo như tháp dinh dưỡng, cố gắng dùng các thực phẩm được tăng cường các vi chất như Chính phủ đã quy định. Bên cạnh đó, phải bảo đảm đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng phải uống nước đúng cách, mỗi ngày phải đủ từ 2,5-3 lít/người, chứ không nên chờ khi cổ họng khô khát mới uống.
GS Tuyên cũng nhấn mạnh, với các đối tượng đặc biệt, càng cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng. Ở trong các bệnh viện, đối với từng loại bệnh khác nhau sẽ xây dựng thực đơn cho từng người, từng bệnh nhân. Còn ở gia đình, mọi người cần chú ý ăn uống đa dạng. “Chúng ta phải thực hiện các quy định về vệ sinh nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tất cả thực phẩm mua về cố gắng biết rõ nguồn gốc càng tốt. Khi đi mua ngoài chợ, hạn chế tối đa thực phẩm không rõ nguồn gốc và không sử dụng động vật hoang dã”, GS Tuyên nói.
GS, TS Lê Danh Tuyên cũng khuyến cáo các bà nội trợ để tránh bị lây nhiễm chéo. Bình thường, đi chợ về chúng ta hay có thói quen để luôn túi nylon đồ sống vào tủ lạnh, virus có thể lây nhiễm từ tay người bán hàng, từ nhiều nguồn khác. Do vậy, trong cuộc sống hằng ngày và đặc biệt trong đợt dịch Covid-19, khi đi chợ về, người dân phải thay bằng túi nylon riêng, chuyên dùng để đựng thực phẩm trong tủ lạnh. Bên cạnh đó, cũng không nên để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu. Mọi người cũng cố gắng sử dụng găng tay khi mua đồ sống ngoài chợ, sau đó về nhà rửa sạch và gói cẩn thận. Trong chế biến, cần chú ý ăn uống nấu chín, uống nước bình đã được lọc sạch hoặc đun sôi.
Theo Nhân dân
Tọa đàm trực tuyến: Tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19
Làm thế nào để bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân bằng hay có những biện pháp để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thông qua việc lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm và kết hợp dinh dưỡng hợp lý là câu hỏi mà nhiều bà nội trợ băn khoăn trong thời điểm dịch Covid-19.
Nhằm cung cấp những thông tin khoa học cho độc giả, Báo Nhân Dân điện tử tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19" vào 9 giờ sáng ngày 28-2, tại Báo Nhân Dân.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona - Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp với số mắc đang gia tăng. Dịch đã lan rộng sang 48 quốc gia, vùng lãnh thổ. Sau Trung Quốc, một số quốc gia khác cũng ghi nhận số ca mắc cũng như tử vong cao đột biến như Hàn Quốc, Iran, Italia. Điều này dấy lên sự lo ngại về khả năng khó kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn thế giới.
Việt Nam đã đạt được những thành công bước đầu trong chiến dịch chống Covid-19. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên nhưng chưa thắng cả cuộc chiến. Do đó, Việt Nam tiếp tục nâng cao cảnh giác, tiến hành kiểm soát chặt tại các cửa khẩu, sân bay để khoanh vùng những đối tượng nghi ngờ đi về từ vùng có dịch và tiến hành cách ly nghiêm ngặt.
Hai tháng qua, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho người dân dự phòng lây nhiễm Covid-19. Các chuyên gia cho rằng, việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân bằng, bảo đảm an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng giúp người dân nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để phòng chống lại dịch bệnh.
Tại buổi giao lưu trực tuyến "Tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19", các chuyên gia: GS, TS Lê Danh Tuyên - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia; PGS, TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương; PGS, TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia; BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; TS Nghiêm Nguyệt Thu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương sẽ chia sẻ với bạn đọc về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam; về năng lực điều trị của Việt Nam cũng như cung cấp thông tin khoa học về chế độ thực phẩm đầy đủ, cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng; các biện pháp đơn giản tự bảo vệ bản thân tại gia đình... để góp phần giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp vui lòng gửi trực tiếp qua fanpage của Báo Nhân Dân điện tử https://www.facebook.com/nhandandientutiengviet/ hoặc qua email nhandandientutiengviet@gmail.com.
LAM NGỌC
Theo Nhân dân
Khuyến cáo về phòng, chống dịch Covid-19 khi đi lại, du lịch Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế, để phòng, chống dịch Covid-19, khi có lịch trình đi lại, du lịch, người dân cần lưu ý những thông tin sau: - Tránh đi lại, du lịch nếu đang có triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở. Nếu có các triệu chứng trên thì cần đến ngay...