Phòng chống Covid-19: Cảnh giác từ các vùng biên
Trước tình hình dịch Covid-19 tại các nước bạn đang có diễn biến phức tạp, cả nước tăng cường phòng chống dịch dù không có ca lây nhiễm cộng đồng trong 2 tháng gần đây
Bộ Y tế ngày 12-4 cho biết đến thời điểm này 12/13 tỉnh, thành phát hiện các ca mắc Covid-19 đã qua gần 2 tháng không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng. Riêng tại tỉnh Hải Dương đã 17 ngày không có thêm bệnh nhân Covid-19 mới.
Quản lý chặt xuất nhập cảnh
Hai tuần qua, nước ta phát hiện có 110 ca mắc mới Covid-19 và đều là ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay sau đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 ở các nước trong khu vực còn phức tạp, việc ghi nhận 2 ca bệnh nhập cảnh trái phép qua đường biển vào Phú Quốc ( tỉnh Kiên Giang) rồi về TP Hải Phòng và TP HCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cảnh báo về nguy cơ có thể xuất hiện đợt dịch Covid-19 thứ 4 ở nước ta.
Theo ông Long, từ đầu dịch Covid-19 tại Việt Nam đến nay, trong nước đã thiết lập 1.600 điểm chốt với 10.000 cán bộ biên phòng cắm chốt, kết hợp với lực lượng chính quyền địa phương tại các chốt để quản lý việc xuất nhập cảnh. Nhưng với đường biên giới trải dài, rộng nên việc quản lý xuất nhập cảnh đường biên hết sức khó khăn, đặc biệt là việc nhập cảnh trái phép rất phức tạp. “Đến nay, bộ đội biên phòng qua tuần tra, kiểm soát đã xử lý hàng chục ngàn đối tượng nhập cảnh trái phép, bàn giao địa phương cách ly theo quy định” – Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chủ trì cuộc họp sáng 12-4 Ảnh: PHAN ANH
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhận định nguồn lây nhiễm hiện của các nước chủ yếu là do không kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, cách ly không nghiêm, phong tỏa không chặt. Do vậy, ở trong nước, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Cùng với việc kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp, chính quyền cơ sở, lực lượng công an cần nắm sát địa bàn, từng gia đình có người thân đang ở nước ngoài, nhất là những nơi có thể đi đường bộ về Việt Nam.
Những nỗ lực đáng ghi nhận
Sáng 12-4, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì buổi họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Phiên họp được diễn ra trong bối cảnh các nước lân cận có số ca mắc bệnh Covid-19 tăng vọt trong những ngày vừa qua.
Tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết đến nay có 227 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP. Trong đó, 68 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 155 trường hợp nhập cảnh, 4 trường hợp lây trong khu cách ly Vietnam Airlines. TP đã điều trị khỏi cho 216 trường hợp. Hiện còn 11 trường hợp đang điều trị (là các trường hợp nhập cảnh) với sức khỏe ổn định, không có triệu chứng chuyển nặng. TP đang tiếp tục thực hiện giám sát các nhóm nguy cơ. Ngoài ra, ngành y tế cũng hỗ trợ lực lượng công an tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 1.000 cán bộ công an tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 của TP. “Trong tuần này, TP sẽ tiếp nhận đợt vắc-xin thứ 2 từ Bộ Y tế với hơn 56.000 liều. Sở Y tế đã lên kế hoạch, phương án, lập danh sách những đối tượng tiêm chủng để sẵn sàng triển khai ngay” – ông Bỉnh cho biết.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết tính đến nay tròn 2 tháng TP không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. “Đó là sự nỗ lực và cố gắng đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị và nhân dân TP” – Chủ tịch UBND TP nhìn nhận và cho hay chỉ trong ngày 10-4, Campuchia có thêm 477 ca mắc Covid-19, Thái Lan gần 800 ca. Các nước bạn đang có diễn biến dịch rất phức tạp, đòi hỏi TP phải tăng cường công tác phòng chống Covid-19 dù không có ca lây nhiễm cộng đồng trong 2 tháng gần đây.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng đánh giá lực lượng y tế đã làm tốt công tác chuẩn bị cho đợt tiêm vắc-xin Covid-19 đợt 1. UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện cần phối hợp các sở, ngành lên danh sách, thống kê số lượng để xây dựng kế hoạch chặt chẽ cho đợt tiêm chủng tiếp theo. “Song song với triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, việc tiếp tục thực hiện thông điệp 5K vẫn có ý nghĩa quyết định trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và cần sự tự giác, sự đồng lòng của các cấp, ngành, địa phương, người dân TP” – Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh và đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, đánh giá mức độ an toàn trong phạm vi của đơn vị mình và xây dựng kế hoạch ứng phó, kiểm soát.
Bộ Tài chính chi hơn 1.000 tỷ phục vụ phòng chống Covid-19
Quý I, Bộ Tài chính đã sử dụng 1.065 ty từ ngân sách dự phòng Trung ương để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua sắm vật tư, hóa chất, trang thiết bị phục vụ phòng, chống Covid-19.
Bộ Tài chính cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 3 ước đạt gần 111.600 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 403.700 tỷ, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, thu nội địa thực hiện tháng 3 ước đạt 88.500 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 340.200 tỷ, bằng 30% dự toán, tăng 1,2%. Ước tính cả nước có 57/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 25%), trong đó 42 địa phương thu đạt trên 28% dự toán; 40/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ.
Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 3 ước đạt 2.900 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 8.000 tỷ, bằng 34,6% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tháng 3 ước đạt gần 20.200 tỷ đồng; lũy kế thu quý I đạt 54.900 tỷ, bằng 30,8% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng số thu thuế ước đạt 86.000 tỷ đồng, bằng 27,3% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng 31.100 tỷ đồng, bằng 22,8% dự toán.
Trong quý đầu năm, tổng thu ngân sách là 403.700 tỷ đồng, trong khi chi 341.900 tỷ. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Ở chiều ngược lại, tổng chi cân đối NSNN tháng 3 ước đạt 124.100 tỷ đồng; lũy kế chi quý I đạt 341.900 tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán, tăng 0,2%.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách trong quý I được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, bảo đảm các nhiệm vụ chi an sinh xã hội.
Sử dụng dự phòng Trung ương 1.065 tỷ đồng để bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2021, Thủ tướng giao là 461.300 tỷ đồng, bằng 96,64% dự toán Quốc hội quyết định; cùng với các nguồn lực khác (tăng thu, kết dư ngân sách...), các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương tăng gần 47.000 tỷ đồng so với kế hoạch Thủ tướng giao.
Bên cạnh việc quản lý ngân sách, tính đến ngày 31/3, Bộ Tài chính đã ban hành 2 quyết định công bố bãi bỏ 8 thủ tục hành chính. Tổng số thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính là 970.
Về triển khai cơ chế một cửa, lũy kế từ ngày 1/1 đến hết ngày 26/3, bộ phận một cửa của Bộ Tài chính đã tiếp nhận 332 hồ sơ thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực (bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, tin học, giá, tài chính ngân hàng) và đã trả kết quả cho cá nhân, tổ chức 232 hồ sơ bảo đảm 100% đúng hạn; số hồ sơ đang giải quyết trong hạn là 100 hồ sơ, không có hồ sơ quá hạn.
Cán bộ y tế tăng thêm từ 3-6 giờ làm trong giai đoạn chống COVID-19 Những khó khăn do thiếu phương tiện, trang thiết bị, phác đồ điều trị, kỹ thuật xét nghiệm và cơ sở hạ tầng đã được các đoàn viên sáng kiến, sáng tạo khắc phục để phục vụ bệnh nhân COVID-19. iến sỹ Phạm Thanh Bình - Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết thời gian qua, nhiều sáng kiến trong...