Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở khám, điều trị

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, các loại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp ngoài cộng đồng, nhất là dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Nhận định nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan và bùng phát trong các cơ sở khám, điều trị bệnh, Sở Y tế Cà Mau tổ chức các đoàn đến kiểm tra, đôn đốc việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo.

Qua kiểm tra thực tế tại các huyện, TP Cà Mau, lãnh đạo Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, điều trị bệnh phối hợp với Trung tâm Y tế thực hiện công tác xử lý môi trường, khử khuẩn khuôn viên, khu vực khám, cách ly và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tập huấn cập nhật kiến thức phòng, chống dịch bệnh cho nhân viên y tế, đảm bảo sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất phục vụ công tác phòng, chống dịch và phòng tránh lây nhiễm chéo.

Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Trần Quang Khóa, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết: “Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, điều trị bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, dịch truyền hóa chất xét nghiệm phục vụ công tác điều trị. Chỉ đạo các cơ sở khám, điều trị lập quy trình tiếp nhận các bệnh truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt là tại khoa khám bệnh, khoa nhiễm, khoa nhi”.

Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở khám, điều trị - Hình 1

Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra công tác sàng lọc và phân luồng điều trị bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển.

Video đang HOT

Tính đến ngày 19/8/2024, toàn tỉnh ghi nhận hơn 330 ca mắc sốt xuất huyết, hơn 700 ca mắc bệnh tay chân miệng, 14 ca mắc bệnh sởi, 1 ca mắc bệnh rubella… Trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan dịch bệnh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát phát hiện ca nghi ngờ bệnh đậu mùa khỉ ngay tại cửa khẩu và giám sát chủ động tại cơ sở y tế.

Bộ Y tế có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các viện vệ sinh dịch tễ, Pasteur và các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ. Theo đó, các cơ sở khám, điều trị bệnh trên địa bàn tỉnh đã tập trung khám sàng lọc, phân luồng, cách ly đối với những ca nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, bố trí khu vực điều trị bệnh nhân riêng biệt. ồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, vệ sinh tay và hạn chế tập trung đông người.

Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong cơ sở khám, điều trị - Hình 2

Khám sàng lọc trẻ mắc bệnh truyền nhiễm tại Khoa Khám, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau.

Bác sĩ Nghê Phước Nghiệp, Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Khi đã xác định ca bệnh truyền nhiễm, chúng tôi có quy trình đưa bệnh đến khu điều trị riêng. ối với đội ngũ y, bác sĩ cùng thực hiện các quy định như: mặc đồ bảo hộ, khẩu trang, găng tay… Người bệnh, người nhà người bệnh được tuyên truyền hướng dẫn đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh tay để hạn chế lây từ người bệnh với nhân viên y tế”.

ể phòng, chống dịch và phòng lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, điều trị bệnh đạt hiệu quả, bên cạnh các giải pháp chủ động của cơ sở y tế, cần có sự phối hợp thực hiện của người bệnh, người nhà người bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe và giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan.

Theo Bác sĩ Huỳnh Thúy Hằng, Trưởng khoa Cấp cứu Nhi, Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau: “Bệnh nhi đến khám bệnh sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, đối với ca nghi ngờ, chúng tôi sẽ lấy mẫu làm xét nghiệm để khẳng định sớm các ca mắc bệnh truyền nhiễm, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch. Bệnh viện đảm bảo khoảng cách giường bệnh của các bé là trên 1 m. Vấn đề sàng lọc sớm, cách ly sớm rất quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh và phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt là đối với các bệnh có nguy cơ lây lan nhanh như sởi, rubella”.

Tăng cường điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm

Ngày 14/8, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đợt dịch đậu mùa khỉ đang diễn ra ở châu Phi là mối đe dọa khẩn cấp y tế cho toàn cầu.

Bên cạnh sự gia tăng mạnh của các ca bệnh đang lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng nhanh, cả nước cũng đang ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm khác như cúm gia cầm A (H9N2), sởi, ho gà, bạch hầu, thủy đậu, dại...

Tăng cường điều trị và dự phòng các bệnh truyền nhiễm - Hình 1

Trung tâm Y tế Đà Lạt tổ chức tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm

Từ ngày 01/01/2024 đến ngày 15/8/2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 4.671 ca mắc sốt xuất huyết (trong đó có 2 bệnh nhân t.ử v.ong), 476 ca mắc tay chân miệng, 17 ca mắc sởi, 2 ca mắc ho gà (trong đó 1 bệnh nhân t.ử v.ong), 1 ca mắc Viêm não Nhật Bản, 1 ca mắc viêm màng não do não mô cầu, 6 ca mắc Rubella.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch, Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng và Bệnh viện Nhi Lâm Đồng tăng cường chỉ đạo tuyến theo phân công; hỗ trợ kỹ thuật cho các trung tâm y tế tuyến huyện; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế tham gia điều trị các bệnh truyền nhiễm, khám và phát hiện sớm ca bệnh, điều trị kịp thời cho các bệnh nhân, hạn chế bệnh chuyển nặng, t.ử v.ong. Rà soát lại quy trình, sơ đồ tiếp nhận, phân loại người bệnh ngay từ khu vực khám bệnh, sàng lọc, phân luồng nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh, hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện. Đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phân luồng khám sàng lọc theo đúng quy định tránh để tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện, tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng lây nhiễm qua đường không khí khi tiếp xúc với người bệnh và hướng dẫn cho người bệnh, người nhà cùng thực hiện. Dự trù đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị...để đảm bảo khả năng thu dung điều trị khi có bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.

Phối hợp với các đơn vị dự phòng điều tra giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp bệnh truyền nhiễm theo quy định, lưu ý các bệnh có vắc xin dự phòng và các bệnh nhân đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường điều tra, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sân bay Liên Khương; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, quản lý các trường hợp bệnh, người tiếp xúc không để lây nhiễm thêm, lây lan ra cộng đồng và phòng, chống lây nhiễm cho cán bộ y tế; phối hợp và hỗ trợ trung tâm y tế các huyện xử lý ổ dịch, tăng cường giám sát, điều tra, lấy mẫu các ca bệnh tại bệnh viện và cộng đồng. Tăng cường trao đổi thông tin với Chi cục Thú y tỉnh Lâm Đồng nhằm kịp thời nắm bắt các thông tin về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, đ.ánh giá nguy cơ chung để có các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên người kịp thời và hiệu quả. Tăng cường các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động, tích cực phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng các biện pháp phòng chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, dại, đậu mùa khỉ, cúm A... Vận động người dân đưa con đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, chủ động tiêm vắc xin phòng sởi cho nhóm nguy cơ cao như: t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, phụ nữ trước mang thai... Triển khai các hoạt động đảm bảo công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn. Hướng dẫn các đơn vị rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm đủ các mũi vắc xin theo quy định, đặc biệt là các vắc xin phòng bệnh sởi, ho gà, bạch hầu, Viêm não Nhật Bản. Đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất... phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị lấy và vận chuyển mẫu bệnh phẩm các bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; chủ động, sẵn sàng các phương án đáp ứng các tình huống dịch bệnh, không để bất ngờ, bị động; phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, t.ử v.ong. Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường truyền thông đến người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu mắc bệnh, cách dự phòng về các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ như tay chân miệng, sởi, ho gà...; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần cho nghỉ học và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; tránh trường hợp dịch lây lan tại các cơ sở giáo dục. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn tăng cường truyền thông lồng ghép về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; thường xuyên; nâng cao nhận thức của người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh và cộng đồng; chủ động tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin phòng bệnh cho bản thân và gia đình đặc biệt biệt là t.rẻ e.m trong độ t.uổi tiêm chủng...

Thực hiện tốt công tác xử lý triệt để các ổ dịch, không để tình hình dịch bệnh kéo dài, đảm bảo 100% các ổ dịch bệnh truyền nhiễm được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và thú y để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cắn. Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và phục vụ khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị nghiêm túc thực hiện việc báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh qua phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đau ở thắt lưng, người đàn ông đi khám bất ngờ phát hiện ung thư phổi di căn
21:25:13 10/09/2024
Ăn đậu bắp giúp khỏi bệnh xương khớp?
10:14:49 12/09/2024
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc histamine từ cá biển
20:10:26 10/09/2024
Thuốc trị đổ mồ hôi trộm
10:17:27 12/09/2024
Mắc sởi rồi có bị lại nữa không?
19:59:05 10/09/2024
Món ăn nhẹ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng
21:20:19 10/09/2024
Những phần 'cực độc' của gà, thèm mấy cũng không nên ăn kẻo mang họa vào thân
08:40:32 11/09/2024
Ngăn chặn mang thai hộ trái phép trong thụ tinh ống nghiệm IVF
05:06:27 11/09/2024

Tin đang nóng

Xuất hiện vết nứt rộng bằng gang tay, hơn trăm hộ dân ở Quảng Ninh di dời
14:11:15 12/09/2024
Vụ sạt lở vùi lấp xe khách: Tìm thấy 23 t.hi t.hể, 12 người đang mất tích
15:31:32 12/09/2024
Giữa lúc miền Bắc đang lũ lụt thiên tai, câu nói của 1 nam ca sĩ bỗng viral trở lại
14:38:47 12/09/2024
Trấn Thành và Hari Won để lộ t.iền mừng cưới Anh Đức
18:20:05 12/09/2024
Tôn Bằng ủng hộ 30 triệu cho dân Việt vùng lũ, Dịch Dương liệu có "quay xe"?
16:54:59 12/09/2024
Midu bị chồng 'bỏ rơi' ở đám cưới Anh Đức, soi mặt bằng cam thường gây choáng?
14:43:07 12/09/2024
Lưu Diệc Phi hẹn hò mỹ nam tai tiếng kém 9 t.uổi đang gây sóng gió Cbiz?
16:55:12 12/09/2024
Kỳ Duyên sẽ lại đăng quang lần nữa?
15:14:52 12/09/2024

Tin mới nhất

Ăn gì để tăng cơ?

10:23:34 12/09/2024
Nếu ăn protein nhưng lại không đủ lượng calo cần thiết, thì khó có thể tập luyện để tăng cơ. Ăn đủ calo nhưng lại ăn quá nhiều đồ ăn vắt, không đủ protein, cơ thể sẽ không thể xây dựng mô cơ mà thay vào đó sẽ tăng mỡ.

5 chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp

10:12:10 12/09/2024
Chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng của sức khỏe tuyến giáp. Cung cấp nhiều loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp, chẳng hạn như đậu lăng, rau và hải sản.

Cách phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe sau mưa bão

10:08:07 12/09/2024
Ngoài ra, nước thải thường chứa đầy côn trùng. Nếu bạn chỉ ngứa sau khi bị côn trùng cắn, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ nội tiết tố để giảm ngứa.

'Hai không' giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa lũ

10:03:17 12/09/2024
Nguồn nước dùng chế biến thực phẩm cũng phải đảm bảo, được sát khuẩn, làm sạch theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Không dùng đồ hộp đã hết hạn sử dụng, phồng, có mùi lạ.

Tp.HCM cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, ngăn ngừa dịch sởi bùng phát

09:43:06 12/09/2024
Thách thức lớn nhất hiện nay là phải tăng tốc tiêm, bởi 5 tuần gần đây số ca tăng rất nhanh trong khi còn rất nhiều trẻ trong cộng đồng chưa được tiêm. Năm học mới bắt đầu nên nguy cơ cao sởi lây lan trong trường học.

TPHCM ghi nhận thêm 98 ca sởi trong một tuần

09:39:25 12/09/2024
Về tiến độ tiêm vaccine, có đến 21 quận huyện, ngoại trừ huyện Bình Chánh, đều có tiến độ tiêm dưới 60% so với số trẻ đã được lập danh sách.

Chế độ ăn cho người bệnh Still - viêm khớp hiếm gặp

21:17:07 11/09/2024
Ngoài ra, ăn một phần đậu, đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan mỗi ngày có thể làm tăng cảm giác no và có thể dẫn đến việc giảm cân tốt hơn.

Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị n.ạn n.hân bão lũ

20:59:23 11/09/2024
Hiểu rõ tình hình đó, với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lập tức triển khai trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với 2 cơ sở y tế Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú T...

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa

20:53:50 11/09/2024
Uống đủ nước cho cơ thể giúp bạn chống lại và ngăn ngừa nhiều bệnh tật, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nước làm sạch cơ thể và hỗ trợ thải bỏ vi trùng, vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm.

'Chữa lành' đường ruột bằng sữa chua và những điều bạn cần ghi nhớ

20:51:49 11/09/2024
Sau đó, các loại vi khuẩn có hại có điều kiện thuận lợi để phát triển và sinh sôi nhiều hơn. Để giúp cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột cần bổ sung men vi sinh hoặc sữa chua.

Những đặc tính có lợi cho sức khỏe của atisô

20:44:12 11/09/2024
Atisô cũng rất giàu chất chống oxy hóa như flavonoid và carotenoids ức chế sản xuất quá nhiều gốc tự do, duy trì sức khỏe của động mạch và ngăn ngừa huyết áp cao.

Bài tập tốt cho người bệnh Nocardia

20:42:12 11/09/2024
Nocardia chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích từ chuyến tàu khám bệnh của Nam Phi

Thế giới

19:45:32 12/09/2024
Đối với Mahlangu và những người khác tìm đến Phelophepa để được điều trị miễn phí, tình hình tại các phòng khám địa phương khiến họ thất vọng.

James Rodriguez gây sốt tại Vallecano

Sao thể thao

19:08:58 12/09/2024
Màn trình diễn xuất sắc của t.iền vệ người Colombia trong chiến thắng 2-1 trước Argentina trên sân nhà vào ngày 11/9 khiến ban lãnh đạo và người hâm mộ Rayo Vallecano phấn khích.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 21: Đào lo lắng khi cửa hàng ế khách

Phim việt

19:07:10 12/09/2024
Vì trời nóng mọi người ngại ra đường nhiều nên quán của Đào cũng vắng khách khiến cô đứng ngồi không yên. Thơm nảy ra ý tưởng đến tận nhà khách để làm móng.

Song Hye Kyo để mặt mộc đi "hẹn hò", nhìn không ai tin đã 42 t.uổi

Sao châu á

19:03:02 12/09/2024
Mỗi khi Song Hye Kyo xuất hiện luôn là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý. Đặc biệt là mỗi lần Song Hye Kyo xuất hiện tại các sự kiện công khai.

10 bộ cánh biểu tượng của nữ chính phim S.ex and the City

Phong cách sao

18:59:42 12/09/2024
S.ex and the City không chỉ là một bộ phim truyền hình về tình yêu, mà còn là một sàn diễn thời trang thực thụ. Qua từng tập phim, nhân vật Carrie Bradshaw, với phong cách thời trang độc đáo và táo bạo, đã trở thành một biểu tượng thời t...

Kỳ Duyên làm đủ trò đến mức lộ điểm yếu, vẫn bị MLee "chặt đẹp" ở bán kết MUVN

Sao việt

17:47:19 12/09/2024
Với một người đã có nhiều kinh nghiệm như Kỳ Duyên, việc để MLee nhiều lần vượt mặt khiến fan sắc đẹp không khỏi thất vọng. Tại vòng bán kết vừa qua, cô tiếp tục ngậm ngùi xếp ngang hàng với đối thủ.

Ăn lựu đừng vội vứt vỏ, dùng nó bón cây, đuổi côn trùng rất tốt

Sáng tạo

17:42:18 12/09/2024
Vỏ quả lựu có nhiều công dụng không chỉ đối với sức khỏe mà còn giải quyết không ít việc trong gia đình, chẳng hạn như đuổi côn trùng, bón cây, khử mùi tủ lạnh...

Bác kháng cáo của bị đơn vụ "đòi lại con đã cho ở Tịnh thất Bồng Lai"

Netizen

17:28:46 12/09/2024
Sau hai lần hoãn xét xử, ngày 11-9, TAND tỉnh Long An đã mở phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung và bị đơn là bà Cao Thị Cúc (người ở Tịnh thất Bồng Lai).

Nổi tiếng sau phim 'Trạm cứu hộ trái tim', diễn viên trẻ thoát cảnh ăn mì gói

Hậu trường phim

17:18:45 12/09/2024
Diễn viên Ngọc Mạnh tâm sự, sau vai diễn trong phim Trạm cứu hộ trái tim , anh tìm được nhiều cơ hội mới trong nghề nghiệp và tự tin hơn vào con đường đã chọn.

S.T Sơn Thạch bị chỉ trích

Tv show

17:15:05 12/09/2024
Mới đây, khán giả lại nổ ra làn sóng tranh cãi xoay quanh phần nhận xét của S.T Sơn Thạch về tiết mục Đào liễu của Nhà Trẻ ở chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

'Rich kid' Chao "mát tay" chi 30 triệu cứu trợ bão lũ, vẫn 'thua xa' Chang Dory

Trẻ

17:09:11 12/09/2024
Mới đây, trên một hội nhóm mạng xã hội hơn 3 triệu người theo dõi, chia sẻ câu chuyện về một TikToker quê Nghệ An đã quyết định ủng hộ 100 triệu cho bà con vùng lũ miền Bắc.