Phòng chống bệnh bằng cách bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng nào?
Tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại cảm lạnh và virus, để công cuộc phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Cơ thể cần bổ sung các chất dinh dưỡng với những thực phẩm dưới đây.
Phòng chống dịch bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng bằng những thực phẩm:
1. Sử dụng trà đen
Cơ thể để chống lại nhiễm trùng cần giữ nước. Việc uống nước giúp hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Uống nước là cách tốt nhất để cơ thể hoạt động tốt, giúp mang các chất dinh dưỡng cần thiết di chuyển đến các tế bào. Điều này còn giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn tốt hơn.
Trà đen là loại thức uống giàu flavonoid giúp chống viêm, ngoài ra còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. Các loại trái cây có múi
Thực tế, các loại thực phẩm trái cây có múi đều chứa rất nhiều vitamin C làm tăng cường hệ miễn dịch. Các loại trái cây có múi như: cam, quýt đều có thể giúp cơ thể tự có đủ sức đề kháng tốt để cơ thể có thể tự chống lại một số bệnh nhiễm trùng.
Thực hiện tiêu thụ vitamin C thường xuyên được xem như một biện pháp phòng ngừa các bệnh hiệu quả.
3. Tỏi và gừng
Tỏi từ trước đến nay luôn được biết đến là loại thực phẩm giúp cải thiện hệ miễn dịch. Tỏi còn có tính kháng khuẩn tự nhiêm giúp bảo vệ sức khỏe của con người khỏi các mầm bệnh, vi khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng. Nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất từ tỏi già giúp tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh.
Gừng là thực phẩm gia vị thường xuyên được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn giống tỏi. Gừng dẫn phản ứng kháng thể mạnh hơn, điều này có thể giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn và chống lại các loại virus tấn công cơ thể con người. Ngoài ra, gừng còn có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh phổ biến.
4. Mật ong
Mật ong có lợi cho sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng, cải thiện hệ tiêu hóa, thải độc, chữa viêm họng, giảm ho và tốt cho tim mạch. Không chỉ vậy, mật ong còn có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể sớm khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe.
Video đang HOT
5. Bổ sung nấm trong bữa ăn
Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng trong các món ăn. Tuy nhiên, muốn ăn nấm tốt cho sức khỏe phải biết sử dụng nấm đúng cách. Nấm còn có thể được sử dụng thay thế thịt vì hàm lượng dinh dưỡng cao, có nhiều chất xơ. Trong nấm còn có các thành phần dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, hoạt chất có lợi.
Bổ sung nấm cho bữa ăn hàng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe, cải thiện nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa bệnh và phòng bệnh ung thư. Ngoài ra, đối với nam giới ăn nấm sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, đối với nữ giới bổ sung nấm có thể làm giảm tình trạng ung thư vú. Vì vậy, lựa chọn bổ sung nấm cho khẩu phần ăn của gia đình là điều cần thiết.
6. Súp gà
Gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với con người, gà còn giàu chất chống oxy hóa. TS Pauline Jose, Đại học Calofornia thuộc Los Angeles (Mỹ) cho biết súp gà còn có thể làm loãng và làm sạch chất nhầy trong đường mũi.
Không chỉ vậy protein có trong thịt gà cung cấp năng lượng cho cơ thể phục hồi, có thể giúp phục hồi bệnh tật kể cả cúm.
7. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ chứa nguồn dinh dưỡng rất nhiều kẽm, tăng cường hệ miễn dịch. Cơ thể con người cần nhiều kẽm để sản xuất tế bào lympho T là các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng theo viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Loại động vật có vỏ như hàu chứa nhiều kẽm hơn các loại thực phẩm khác.
Các loại thực phẩm lên men có chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột. Điều này khiến các thực phẩm lên men giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Trong đó, ruột đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch và các men vi sinh giàu lợi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hệ vi sinh đường ruột.
Nắng Mai
Những thực phẩm giúp bạn mạnh mẽ hơn để chống lại bệnh tật
Khi phải phòng chống dịch bệnh Covid-19, cơ thể bạn cần các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại cảm lạnh hoặc virus.
Cơ thể bạn cần các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại cảm lạnh hoặc virus - Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những loại thực phẩm giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian cách ly xã hội, theo Live Strong.
1. Trà
Đặc biệt, cơ thể khi chống lại nhiễm trùng, rất cần giữ nước. Uống nước giúp mọi hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt nhất, mang các chất dinh dưỡng cần thiết đến các tế bào và hỗ trợ trong việc loại bỏ vi khuẩn, theo Harvard Health Publishing.
Trà đen giàu flavonoid, chống viêm và tăng cường chức năng miễn dịch, theo Penn Medicine.
2. Mật ong
Mật ong chứa các đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, chống ô xy hóa và kháng viêm, tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch, giúp sớm khỏi bệnh. Mật ong cũng có thể làm dịu cơn ho, theo Live Strong.
3. Tỏi
Tỏi có thể cải thiện hệ miễn dịch. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và có thể bảo vệ bạn khỏi mầm bệnh như vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất tỏi già có thể tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, từ đó, làm giảm cảm lạnh.
4. Nấm
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Mỹ, cho thấy tiêu thụ nấm hương có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bằng cách gia tăng sản xuất kháng thể.
5. Trái cây có múi
Chứa đầy vitamin C tăng cường miễn dịch, cam quýt có thể giúp cơ thể tự chống lại một số bệnh nhiễm trùng.
Tốt nhất là tiêu thụ vitamin C thường xuyên như là một biện pháp phòng ngừa, theo Live Strong.
6. Gừng
Gừng dẫn đến phản ứng kháng thể mạnh hơn, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus, chuyên gia Moskovitz nói.
Gừng có thể tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh phổ biến, theo một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế.
7. Thực phẩm lên men
Thực phẩm lên men có chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp giữ cho hệ miễn dịch mạnh mẽ.
Ruột đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch, và men vi sinh rất giàu lợi khuẩn, tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột.
8. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ là một trong những nguồn kẽm tốt nhất. Kẽm tăng cường miễn dịch rất mạnh mẽ. Cơ thể cần kẽm để sản xuất tế bào lympho T, là các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, theo viện này cho biết.
9. Súp gà
Giàu chất chống ô xy hóa Carnosine và anserine, súp gà "làm loãng và làm sạch chất nhầy trong đường mũi", tiến sĩ Pauline Jose, từ Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cho biết.
Hơn nữa, protein trong thịt gà giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để phục hồi, có thể giúp phục hồi bệnh tật, kể cả bệnh cúm, theo Live Strong.
Thiên Lan
Vì sao tóc bạc sớm và cách để thành tóc đen tự nhiên? Với tuổi tác, bạn sẽ trải nghiệm những thay đổi trên mái tóc của bạn. Chẳng hạn, tóc bị thưa đi ở một số khu vực nhất định trên đầu hoặc chuyển sang màu xám hoặc trắng. Tóc bạc sớm được định nghĩa là tóc bạc trước tuổi 20 ở người Âu Mỹ, trước tuổi 25 ở người châu Á và trước tuổi...