Phòng chiếu Trung Quốc vừa mở không lâu đã tiếp tục đóng cửa
Lo ngại dịch COVID-19 sẽ bùng phát lần 2, Cục điện ảnh Trung Quốc lại ra lệnh đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim.
Hơn 600 rạp chiếu phim trên khắp Trung Quốc đã mở cửa lại trong tuần qua, nhưng Cục quản lí điện ảnh Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo vào 27/3 yêu cầu tất cả các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động.
Các phim được lựa chọn chiếu lại sau đợt dịch
Không có lời giải thích chính thức cho thông báo đột ngột này. Mới chỉ đầu tuần, Hiệp hội phim ảnh Trung Quốc còn tiết lộ về kế hoạch thu hút khán giả trở lại phòng chiếu bằng cách phát sóng Lưu Lạc Địa Cầu, Chiến Lang 2, các phần Avengers và bộ phim đoạt giải Oscar Green Book. Những người trong ngành suy đoán rằng chính phủ lo lắng về một làn sóng bùng phát dịch COVID-19 thứ hai.
Việc mở lại theo giai đoạn của mạng lưới 70.000 màn hình rộng lớn của Trung Quốc đã hứa hẹn một điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ điện ảnh, khi các rạp chiếu phim ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đều đóng cửa.
Một cụm rạp ở Trung Quốc
Video đang HOT
Các nhà quản lý không khuyến khích, thậm chí yêu cầu các hãng phim không bán phim truyện chưa phát hành lên các trang phim trực tuyến. “Chúng tôi không được phép bán phim trên mạng cũng không thể ra rạp, chẳng có lối thoát nào cả” – Giám đốc điều hành tại một trong những công ty phân phối hàng đầu của đất nước cho biết. “Chính phủ phải đưa ra một chính sách mới và cho phép chúng tôi phát hành một số phim của chúng tôi trên trực tuyến, nếu không, nhiều công ty điện ảnh sẽ ngừng hoạt động.”
Điện ảnh Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn.
Cổ phiếu của IMAX, hãng có hơn 700 phòng chiếu khổng lồ ở Trung Quốc – gần một nửa mạng lưới toàn cầu – đã giảm gần 11%, xuống còn 9,14 đô la (hơn 200 nghìn đồng) trong phiên giao dịch sáng thứ Sáu.
Điện ảnh thế giới đối mặt với những khoản lỗ chưa từng có vì đại dịch
Tính đến đầu tháng 3, đã có hơn 70.000 rạp chiếu bị đóng cửa ở Trung Quốc. Trong khi đó, điện ảnh Hollywood ước tính thất thu 5 tỷ USD vì dịch Covid-19.
Theo The Hollywood Reporter, điện ảnh Hollywood đối mặt mức thất thu tệ hại nhất lịch sử lên tới 5 tỷ USD vì đại dịch Covid-19 đang lan rộng, làm đình trệ quá trình sản xuất phim.
"5 tỷ USD chỉ là ước tính mới nhất. Con số này sẽ còn tăng chóng mặt nếu dịch tiếp tục gia tăng ở Mỹ, nơi đã có hơn 100 trường hợp được xác nhận dương tính với virus Corona", tạp chí Mỹ viết.
Giới phân tích dự đoán thị trường điện ảnh toàn cầu sẽ chuyển biến tiêu cực trong những ngày tới khi Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) - hai địa hạt màu mỡ của phim ảnh đang có hơn 100 ca nhiễm nCoV.
Các bom tấn đáng mong chờ như Mulan, No Time To Die, Onward... cũng được lùi ngày phát hành tại nhiều quốc gia châu Á. Giới giải trí Anh cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tại đây đã có 39 ca nhiễm bệnh.
Loạt bom tấn chuẩn bị khởi chiếu sẽ không thể ra rạp đúng dự định.
Điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc lao đao vì đại dịch
Năm 2019, phòng vé quốc tế tăng vọt lên mức kỷ lục 31,1 tỷ USD, góp phần lớn trong doanh thu phim ảnh toàn thế giới là 42,5 tỷ USD - mức cao nhất mọi thời đại. Nhưng tin vui chưa kéo dài được bao lâu thì virus Corona bắt đầu tấn công vào mọi ngõ ngách, khiến mọi hoạt động kinh tế, giải trí đều đóng băng.
Tính đến đầu tuần, virus đã lây nhiễm hơn 90.000 ca và cướp đi hơn 3.000 mạng sống trên toàn thế giới, mà phần lớn các trường hợp tử vong là ở Trung Quốc. Các nhà phân tích nhận định Covid-19 đã làm doanh thu phòng vé sụt giảm không phanh.
"Doanh thu trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, từ ngày 24/1 đến 23/2 chỉ 4,2 triệu USD, so với mức 1,76 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái - số liệu từ Artisan Gateway. Mức độ thất thu ở nước này lên tới 2 tỷ USD. Thậm chí nhiều tuần, nhiều tháng nữa, tình hình sẽ không khả quan", The Hollywood Reporter viết.
Địa hạt phim ảnh lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc buộc đóng cửa 70.000 rạp chiếu khi đại dịch bùng phát làm ảnh hưởng doanh thu toàn cầu. Hiện, hoạt động giải trí tiếp tục đóng băng ở Italy, Hàn và Nhật Bản khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi bộ tại một trung tâm mua sắm gần như trống rỗng ở Bắc Kinh. Ảnh: The Hollywood Reporter.
Báo cáo cho biết thị trường Hàn Quốc (lớn thứ 5 thế giới) đã giảm 80% so với năm trước. Tác phẩm kinh dị của Universal là The Invisible Man ra mắt với doanh thu tương đối thấp với 1,1 triệu USD. "Các rạp chiếu phim mở cửa, nhưng khách hàng nhỏ giọt", một nhà phân phối phim cho biết.
Trong tháng 2, lợi nhuận từ ngành công nghiệp thứ 7 ở xứ kim chi sụt giảm gần 70%. Theo KOBIS, doanh thu bán vé tháng trước chỉ đạt tổng cộng 62 tỷ won (52 triệu USD) so với con số 189 tỷ won (158 triệu USD) cùng kỳ năm ngoái.
CJ CGV là một chuỗi rạp chiếu phim multiplex lớn nhất tại Hàn đã ngừng hoạt động 9 cơ sở ở phía Nam thành phố Daegu. Đối với các rạp ngoài Daegu, CGV đã cắt giảm một nửa suất chiếu. Những hãng lớn khác như Lotte Cinema và Megabox cũng giảm buổi chiếu và nhân sự để giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người.
Hệ lụy trên kéo theo nhiều bản phát hành phim bị dời lại hoặc trì hoãn vô thời hạn tại Hàn. Hôm 2/3, phiên bản đen trắng của bom tấn Parasite đã bị hoãn chiếu như thông báo trước đó. Người phát ngôn của CJ Entertainment, nhà phân phối bộ phim, nói với THR rằng tất cả nhân viên tại CJ đã được lệnh làm việc tại nhà cho đến hết ngày 6/3.
Tình hình ở những nơi khác liệu có khả quan?
Theo The Hollywood Reporter, ở Italy, khoảng một nửa số rạp chiếu (850 rạp ở miền Bắc) được cho là đã đóng cửa kéo theo doanh thu giảm 44%. Lợi nhuận phim ảnh cuối tuần qua ở đất nước này đã giảm 76% so với năm trước. Vue International (công ty điện ảnh đa quốc gia của Anh, Italy...) tuyên bố đóng cửa 17 điểm chiếu ở Bắc Italy theo lệnh chính quyền.
Ông Francesco Rutelli, chủ tịch Hiệp hội Điện ảnh quốc gia Italy tiếc nuối khi nhìn lại sự bùng nổ phòng vé năm ngoái. "Trước khi dịch phát tán thì công nghiệp phim ảnh ở nước chúng tôi rất tuyệt vời. Đến đầu năm nay khi dịch chưa lan rộng, phòng vé còn tăng 22% doanh số", ông nói.
Ở quốc gia châu Á khác có trường hợp nhiễm Covid-19 như Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã ban bố lệnh đột ngột đóng cửa tất cả các trường học cho đến đầu tháng 4. Các sự kiện thể thao, văn hóa và giải trí lớn nhỏ cũng sẽ không được tổ chức tại nước này.
Thống kê cho biết doanh thu phòng vé Nhật Bản tuần qua ước tính giảm từ 10 đến 15%. Hãng phim, nhà phân phối và nhà điều hành rạp chiếu phim Shochiku nói với THR rằng họ đang xem xét liệu có nên tiếp tục các sự kiện quảng cáo phim dưới sự tư vấn của chính phủ hay không. "Cuối tuần trước, công ty đã bắt đầu hoàn lại tiền cho nhiều đối tác kinh doanh", đại diện chuỗi rạp chiếu cho hay.
Điện ảnh Nhật Bản cũng lao đao vì đại dịch.
Doraemon the Movie: Nobita's New Dinosaur, phim điện ảnh anime thể loại khoa học viễn tưởng của đạo diễn Imai Kazuaki và biên kịch Kawamura Genki, cũng bị hoãn ngày phát hành 6/3. Tác phẩm hành động Fukushima 50 xoay quanh vụ nổ hạt nhân năm 2011 của Nhật cũng đã bị hủy bỏ buổi chiếu ngày 5/3.
Những nơi khác, khán giả ở Trung Đông đang tránh xa các rạp chiếu phim, sau nhiều trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19. Tại Kuwait (43 trường hợp được xác nhận), các nguồn tin nói với THR tỷ lệ rạp chiếu mở cửa đã giảm xuống 10%. Tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các trung tâm thương mại vắng vẻ và hầu như các cụm rạp cũng dần bị tê liệt.
Theo zing
Sau Trung Quốc, phòng vé Việt bắt đầu có dấu hiệu lắng lại vì Corona Đại dịch Corona từ khi bùng phát đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, điều này giáng đòn nặng nề vào Trung Quốc, nhất là thị trường điện ảnh nước này. Đồng thời, phòng vé nước láng giềng là Việt Nam sau Tết Âm Lịch cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Dạo trước, điện ảnh Trung Quốc đã tụt dốc...