Phòng chạy thận những ngày cuối năm

Theo dõi VGT trên

Dù nắng mưa, dịch bệnh, lễ tết, lịch chạy thận của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không hề thay đổi.

Nếu điều đó xảy ra, có thể vì họ đã hết tiền trang trải.

Ông Đỗ Hữu Cường, 63 tuổi, sống tại TP Thủ Đức nhớ lại, 4 năm trước, ông đột ngột bị mệt và phát hiện bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Chạy thận là phương án bắt buộc.

“Nhà tôi cũng có người suy thận, chạy hơn 2 năm rồi mất. Mình bị bệnh này, sống thêm 1-2 năm làm gì, chết đi cho rồi. Tôi nhất quyết nằm lì ở nhà, không điều trị”, ông Cường chia sẻ.

Thận suy kiệt, không lọc bỏ được độc tố, ông mệt và đuối dần. Đến khi không đi đứng nổi, li bì, ông mới đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (khi đó là Bệnh viện Quận 2). “Lúc đó, mình sắp chết rồi”, ông Cường nhớ lại.

Phòng chạy thận những ngày cuối năm - Hình 1

Ông Đỗ Hữu Cường, 63 tuổi, từ chối chạy thận trong thời gian đầu mắc bệnh

Ông Cường được lọc máu ngay lập tức và nhanh chóng tỉnh táo, thoát cơn nguy kịch. Thế nhưng ông vẫn không chịu chạy thận mỗi tuần. Một bệnh nhân rất “lì”.

“Bác sĩ ở đây làm công tác tư tưởng rất nhiều ngày, động viên, phân tích mãi tôi mới xuôi lòng. Thế mà đến nay cũng được 4 năm rồi”.

Ông Cường là một trong khoảng 200 bệnh nhân tại Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh hiện tại. Có lẽ nhờ tuân thủ điều trị, cơ thể của ông không bị ám màu xám xịt đặc trưng của người chạy thận lâu năm.

Đáng mừng hơn, ông vừa thoát khỏi Covid-19 sau 21 ngày điều trị. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có nguy cơ chuyển nặng rất cao khi nhiễm SARS-CoV-2.

“Tôi chạy thận trong bệnh viện dã chiến khi mắc Covid-19. Không có người thân, nhưng y tá, bác sĩ chăm sóc rất kỹ. Ăn uống, chích thuốc, chụp hình phổi, đều đặn. Vậy nên mình không bị triệu chứng. Rất may mắn”.

Ông nhẩm tính, sắp tới là cái Tết thứ 4 ông gắn bó với Khoa Thận nhân tạo, nhưng không vì thế mà ông buồn bã.

“Tết nhất mình cũng vào bệnh viện chạy thận khoảng 3-4 tiếng. Chạy xong khỏe khoắn lại về nhà nghỉ ngơi ăn Tết. Tôi chỉ tiếc không đi chơi xa hay du lịch được.

Nhưng tôi quen rồi, không có gì buồn đâu. Có thương thì thương bác sĩ với y tá, họ phải ở đây suốt 3 ngày Tết”, ông Cường nói.

Video đang HOT

Phòng chạy thận những ngày cuối năm - Hình 2

Bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh hỏi thăm bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Bác sĩ CK1 Liêu Thị Trúc Thanh đã đón Tết tại khoa Khoa Nội tiết – Thận từ năm 2013. “Không năm nào, tôi không ở lại cùng bệnh nhân. Chúng tôi không buồn vì ăn Tết bệnh viện, chỉ thương bệnh nhân vì ai cũng khó khăn. Năm nào chúng tôi cũng tặng người bệnh ít gạo”, chị vui vẻ nói về “truyền thống”‘ của khoa.

Bác sĩ Thanh cho hay, phần lớn bệnh nhân vào đây lần đầu đều ở tình trạng cấp cứu. Khi biết bị suy thận giai đoạn cuối, bệnh nhân thường có tâm lý tìm uống thuốc nam, thuốc bắc. Sau một thời gian, người bệnh suy hô hấp, phù phổi cấp, trào bọt hồng, vật vã và phải cấp cứu.

“Thế nhưng chỉ cần chạy thận khoảng 2 giờ, bệnh nhân hồi phục và tỉnh táo hoàn toàn. Khoa Thận nhân tạo có điểm hay là chúng tôi chứng kiến người bệnh hồi sinh như vậy, lần nào cũng rất vui”, chị Thanh chia sẻ.

Thế nhưng cũng tại nơi này, nỗi buồn trải dài theo năm tháng. Bác sĩ nhìn người bệnh lần lượt rời bỏ cõi tạm, nhìn người bệnh dằn vặt với số phận.

“Chạy thận, ai cũng khổ. Người giàu, chạy mãi, cũng thành nghèo”, bác sĩ Thanh cười buồn. Trong trí nhớ của chị, những mảnh đời bất chợt được tua lại…

Phòng chạy thận những ngày cuối năm - Hình 3

Nhân viên y tế túc trực suốt thời gian chạy thận của bệnh nhân.

“Trước đây, có một người đàn ông sinh khoảng năm 1970 vào viện. Người đó có gia đình nhưng vì mê bài bạc nên bị bỏ rơi, không ai chăm sóc.

Khi cấp cứu, phải mổ đặt catheter chạy thận, nhưng anh ấy không có tiền thanh toán. Chúng tôi quyên góp giúp được khoản này nhưng rồi lại không có tiền chạy thận. Hôm nào anh ấy gom đủ tiền thì chạy, có tuần chỉ 1 lần, rất mệt và khổ sở.

Chúng tôi lại nhờ Mạnh Thường Quân giúp đỡ và cố định được 2 lần chạy thận mỗi tuần cho anh. Kéo dài được 2 năm sau thì anh ấy buông tay, không còn đến bệnh viện nữa…

Ở đây cũng có bà cụ sống một mình trong nhà trọ, con ở xa lắm. Bà cứ xin tiền vòng vòng khắp nơi, khi nào đủ thì vào bệnh viện chạy thận. Khi nào không đủ tiền thì ở nhà chịu đựng. Chỉ 2 năm sau thì bà mất.

Thời gian đầu, tôi bị ám ảnh…

Họ sống được bao lâu sau khi bỏ chạy thận? Những ca này, khó lắm.. Không chạy thận một ngày đã mệt rồi”.

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối không đủ sức lao động và kiếm tiền. Họ phụ thuộc phần lớn vào kinh tế của người thân. Nhiều người phải ngưng điều trị vì không trang trải được chi phí, dù Bảo hiểm y tế đồng chi trả.

Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh có 33 máy chạy thận, phục vụ khoảng 120-130 bệnh nhân mỗi ngày. Thứ 2-4-6 chạy 3 ca. Thứ 3-5-7 phải chạy cả ca 4 (đến gần nửa đêm) do số lượng bệnh suy thận giai đoạn cuối ngày càng tăng.

Phòng chạy thận những ngày cuối năm - Hình 4

Ở đây có 33 máy chạy thận nhân tạo.

Trong dịch Covid-19 vừa qua, bác sĩ Thanh và đồng nghiệp đã xây dựng quỹ Màng lọc không đồng cho người chạy thận mắc Covid-19, đỡ được gánh nặng rất lớn cho bệnh nhân.

“Màng lọc thông thường dùng được 6 lần. Chạy thận trong khu cách ly không có hệ thống rửa màng lọc chuẩn theo quy định nên mỗi màng lọc chỉ dùng 1 lần để tránh lây nhiễm. Mỗi cái khoảng 300.000 đồng, người nghèo lấy đâu ra tiền mà trả. Vậy nên chúng tôi đã kêu gọi và hỗ trợ trên 500 màng lọc miễn phí…”, bác sĩ Thanh kể.

Đó là niềm vui kéo dài đến những ngày cuối năm, khi màng lọc 0 đồng vẫn đang tiếp tục sứ mệnh của mình với người chạy thận mắc Covid-19.

Trong khi đó, ở góc phòng, C.H.M đang co quắp chịu đựng từng cơn ho. M. 20 tuổi nhưng chỉ nặng trên 20kg, dáng vóc như học sinh lớp 5.

M. được chăm sóc ở Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật và mồ côi Thị Nghè nhiều năm qua. Mắt em không còn thấy gì, tai bị lãng, người ốm yếu. M. chạy thận suốt tuổi thơ ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Khi đủ 18 tuổi, em chuyển về Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp tục hành trình.

Phòng chạy thận những ngày cuối năm - Hình 5

Bệnh nhân C.H.M, 20 tuổi nhưng nhỏ bé như học sinh tiểu học.

“Bình thường M. vui và ngoan ngoãn. Hôm nào đau trong người, em lại cau có, nóng nảy với mọi người. Mình hiểu và thông cảm được vì em khó chịu, đau đớn.

M. bị nhiều bệnh, ốm yếu, dị tật bẩm sinh, chạy thận mười mấy năm qua, nhưng chắc chắn rằng em được các cô bảo mẫu chăm sóc rất tốt. Nếu không, em sẽ khó duy trì được đến bây giờ”, bác sĩ Thanh chia sẻ.

Ngày thường cũng như ngày tết, M. sẽ được cô bảo mẫu đi cùng xe của Trung tâm Thị Nghè đưa đến bệnh viện, chờ M. suốt thời gian lọc máu…

“Cứ khỏe lại là M. lại tươi vui, thương lắm”, bác sĩ Thanh im lặng khi được hỏi về tiên lượng thời gian sống còn của M.

M. là “bệnh nhi” duy nhất của Khoa Nội tiết – Thận, Bệnh viện Lê Văn Thịnh và nhận được quan tâm đặc biệt của mọi người, từ bác sĩ đến người bệnh.

Trần phòng chạy thận vẽ bầu trời xanh rất cao và rộng. Đó là hình ảnh duy nhất bệnh nhân chạy thận có thể ngắm nhìn suốt 3-4 giờ lọc máu, nhắc nhở họ rằng, “phía trước là bầu trời” – một điều dưỡng giải thích.

Chặng đường của người suy thận giai đoạn cuối, nhờ vậy, bớt gian nan hơn. Bởi lẽ, ở đây không chỉ có nỗi xót xa mà rất ấm tình người.

Cả trăm bệnh nhân bị sốt, đau người khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Hơn 100 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình gặp phải triệu chứng bất thường như sốt, rét run, đau mỏi người,...nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân bởi các kết quả xét nghiệm đều cho chỉ số bình thường.

Cả trăm bệnh nhân bị sốt, đau người khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình - Hình 1

Hơn 100 bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình gặp triệu chứng bất thường nhưng chưa rõ nguyên nhân - Ảnh: KHÁNH LINH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 6-11, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trung - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình - xác nhận thời điểm cuối tháng 9 đến giữa tháng 10-2021, tại khoa thận nhân tạo của bệnh viện có ghi nhận tổng số 101 bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình lọc máu như sốt dao động 37,8 - 39 độ C, đau người, rét run...

Tình trạng này xảy ra trong nhiều ngày với các ca lọc, máy chạy thận khác nhau và xảy ra ở cả quả lọc lần đầu lẫn quả lọc sử dụng lại. Sau khi phát hiện sự việc, các bệnh nhân được kịp thời xử trí bằng cách ủ ấm, nâng nhiệt độ máy hoặc dùng thuốc Solumedrol, Paracetamol và tất cả bệnh nhân đều ổn định, tự về nhà được.

Trước sự cố bất thường này, bệnh viện đã phải tạm dừng hoạt động chạy thận nhân tạo để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục biến chứng xảy ra trong quá trình lọc máu.

"Để tìm nguyên nhân, tất cả mẫu nước xét nghiệm chúng tôi đã gửi lên Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường nhưng đều cho kết quả bình thường. Chúng tôi cũng rà lại tất cả quy trình từ khử khuẩn đến vệ sinh, thay lại hệ thống lưu trữ nước, hay như đường nước dẫn vào các máy thận, hệ thống màng lọc đều được xử lý.

Kiểm tra về vi khuẩn, độc tố, hóa chất đều không có vấn đề gì bất thường nên đã báo cáo Sở Y tế xin được cho bệnh nhân trở lại khoa thực hiện chạy thận nhân tạo như bình thường" - bà Trung cho hay.

Bác sĩ Trung thông tin thêm cách đây khoảng 2 năm cũng xảy ra sự cố tương tự. Sau khi rà soát toàn bộ quy trình, trong đó có việc xét nghiệm mẫu nước cũng không cho thấy dấu hiệu bất thường nên khoa thận nhân tạo tiếp tục hoạt động và đón tiếp bệnh nhân.

Để đảm bảo an toàn trước khi hoạt động trở lại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình cho rửa máy lọc nước RO và hệ thống ống nước RO, khử khuẩn toàn bộ máy thận và làm các xét nghiệm vi sinh kiểm tra nội độc tố, cấy vi khuẩn, đồng thời gửi mẫu nước xét nghiệm tới Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

Ngoài ra, tiến hành thay rửa bể nước nguồn của bệnh viện và bể nước nguồn riêng của khoa thận nhân tạo; thực hiện thay màng lọc nước RO1, RO2, các vật liệu của hệ thống lọc thô tại phòng máy nước RO của khoa.

Ông Phạm Quang Hòa - giám đốc Sở Y tế tỉnh Thái Bình - cho biết phía bệnh viện đã có báo cáo xử lý sau sự cố bất thường trong chạy thận nhân tạo. Qua xem xét thấy các kết quả xét nghiệm hóa lý, vi sinh về nước chạy thận nhân tạo đều đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

"Dù nguyên nhân sự cố đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng hiện tại việc rà soát cho thấy toàn bộ quy trình chạy thận nhân tạo đang hoạt động bình thường. Vì vậy, sở đã quyết định cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai trở lại hoạt động thận nhân tạo để phục vụ nhu cầu của rất đông người bệnh" - ông Hòa cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốcMệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc
09:28:24 07/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025

Tin đang nóng

Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024Supachok rớt giá thảm hại hậu ASEAN Cup 2024
11:07:29 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48
09:23:40 07/02/2025
Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?Nóng: Chồng Từ Hy Viên xóa vội tâm thư "tuyên chiến" với chồng cũ của vợ, lỡ miệng nói sai điều gì?
10:23:11 07/02/2025
Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạngBộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng
10:08:20 07/02/2025

Tin mới nhất

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

05:51:38 07/02/2025
Cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ hàng ngày; súc miệng bằng nước ấm có pha chút muối loãng giúp sát trùng cổ họng và hạn chế viêm họng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus; tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cúm.
Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

Cẩn trọng khi cho trẻ ăn hoa quả gọt sẵn

05:48:30 07/02/2025
Vì thế, để tốt nhất cho trẻ, nếu cần ăn hoa quả gọt sẵn thì bạn nên tự tay chọn và xem trực tiếp quá trình gọt, cắt rồi cho trẻ dùng ngay sau đó.

Có thể bạn quan tâm

Minh Dự nhận "bão phẫn nộ", phải làm ngay 1 việc né bão sau tâm thư phân trần ồn ào bạo lực đồng nghiệp

Minh Dự nhận "bão phẫn nộ", phải làm ngay 1 việc né bão sau tâm thư phân trần ồn ào bạo lực đồng nghiệp

Sao việt

13:18:17 07/02/2025
Trước làn sóng phản ứng tiêu cực, Minh Dự đã tắt tính năng bình luận trên trang cá nhân nhằm hạn chế tranh cãi.
Khởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân Tân

Khởi tố thêm vợ chủ đậu phộng Tân Tân

Pháp luật

13:18:08 07/02/2025
Hôm nay (7/2), nguồn tin của PV VietNamNet cho hay, Cơ quan CSĐT Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương vừa khởi tố bị can đối với bà Châu Ngọc Phụng (SN 1971, ngụ TPHCM) để điều tra về tội Không chấp hành án .
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh trừng phạt Tòa án Hình sự quốc tế

Thế giới

13:13:44 07/02/2025
Theo sắc lệnh, Nhà Trắng ban hành lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh đối với các quan chức, nhân viên của ICC và các thành viên gia đình của họ, cùng với mọi đối tượng bị coi là đã giúp đỡ các cuộc điều tra của tòa án.
Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên

Lật tẩy "tiểu phẩm" chồng cũ doanh nhân dầm mưa 30 phút, quỳ gối khóc than thương tiếc Từ Hy Viên

Sao châu á

13:03:49 07/02/2025
Uông Tiểu Phi tỏ ra đau đớn tột độ sau khi Từ Hy Viên qua đời, nhưng hành động của nam doanh nhân này đều có toan tính.
Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Không thời gian - Tập 37: Cuộc chia tay định mệnh của Hồi và Cường

Phim việt

12:56:59 07/02/2025
Cường lên đường vào chiến trường để lại Hồi với lời hẹn ước sẽ quay trở lại đoàn tụ ngày chiến thắng. Nhưng cả hai đâu biết điều đó mãi mãi không thành hiện thực.
Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Năm 2025, có 5 con giáp là phúc tinh của gia đình, hút hết tài lộc và may mắn trời ban về nhà

Trắc nghiệm

12:09:22 07/02/2025
Có những con giáp này giống như có bình hút tài lộc để trong nhà, thịnh vượng và tiền tài cứ thế đổ về như thác lũ.
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới ra mắt toàn ĐNÁ, tặng Code độc quyền cho game thủ Việt Nam

Mọt game

11:13:33 07/02/2025
X-Wukong: Đại Chiến Tam Giới (X-Wukong: Chaos of Realms) chính là dựa trên mạch nguồn đó, để mang đến 1 hành trình khai phá bí ẩn cất giấu giữa Yêu Tộc, Nhân Tộc và Thiên Tộc.
Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Thủ môn Indonesia gọi Quang Hải là huyền thoại

Sao thể thao

11:06:17 07/02/2025
Thủ thành Nadeo Argawinata của tuyển Indonesia khen ngợi Quang Hải sau trận CAHN gặp Borneo tối 6/2 tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

Sáng tạo

11:00:47 07/02/2025
Có những người rất chăm nấu ăn, đi kèm với đó là thói quen nấu quá nhiều thức ăn mỗi ngày, khiến bữa nào cũng dư thừa, tạo thành vòng lặp mãi không có điểm dừng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Lạ vui

10:58:21 07/02/2025
Đó là chim đà điểu đầu mào Australia được kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007.
Các bước cấp ẩm cho da khô

Các bước cấp ẩm cho da khô

Làm đẹp

10:51:10 07/02/2025
Mỗi loại da sẽ có đặc tính riêng và cần chế độ chăm sóc khác nhau. Đối với type da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tuy nhiên, trước khi chăm sóc da cũng không được bỏ qua bước vệ sinh da.