Phong cảnh kỳ diệu ở Quý Châu
Cùng với Hàng Châu, Quý Châu là một trong hai địa danh của Trung Quốc lọt vào top 52 điểm đến phải tới năm 2016 của tờ New York Times.
Luôn chìm trong màn sương mù bao phủ, ngọn núi thiêng Fanjing nằm ở phía đông bắc Quý Châu. Đây là quê hương của rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, bao gồm loài khỉ vàng hiếm thấy. Vào những ngày trời trong, phong cảnh hiện ra vô cùng ngoạn mục.
Quý Châu là nơi có hang với không gian lớn nhất thế giới (10,78 triệu m3) với tên gọi “căn phòng của người Miao”. Không gian ở đây có thể chứa 747 máy bay phản lực, và chỉ có một cách đến duy nhất là qua một con suối ngầm dưới lòng đất.
Thác Hoàng Quả Thụ cao 67 m, rộng 83 m là ngọn thác lớn nhất Trung Quốc.
Ruộng bậc thang Jiabang là phương thức canh tác phổ biến ở Quý Châu. Ruộng đẹp nhất vào mùa hè khi những cơn mưa biến những thửa ruộng thành vô số tấm gương dưới làn sương mờ ảo.
“Đôi gò bồng đảo” là hình dáng đặc biệt của 2 ngọn núi ở Quý Châu. Vào những dịp lễ hội, người dân địa phương thường tụ tập dưới chân núi để tạ ơn gò bồng đảo linh thiêng đã ban phước cho những đứa trẻ khỏe mạnh, cuộc sống sung túc, bình an.
Người dân tộc thiểu số Dong ở phía đông nam Quý Châu xây nhà cửa, cầu và những ngọn tháp bằng gỗ mà hoàn toàn không dùng đinh.
Cung đường 24 Zig-Zag như những con rắn uốn lượn ở tây nam Quý Châu, với 24 khúc cua. Con đường này từng vận chuyển súng đạn và lương thực trong Thế chiến II.
Người dân tộc Miao nổi tiếng với nghề thêu. Ngày nay, nhiều phụ nữ ở đây vẫn tự tay dệt vải rồi nhuộm bằng chàm.
Video đang HOT
Những chiếc bè tre là phương tiện đi lại truyền thống trên nhiều con sông ở Quý Châu.
Con sông Getu với ánh mặt trời chiếu rọi trên những vách đá uốn lượn là nơi thu hút nhiều nhà leo núi khắp nơi trên thế giới.
Cây cầu treo khổng lồ dài 2.171 m bắc qua sông Thanh Thủy là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới. Cầu vừa được khánh thành năm ngoái.
Những cánh đồng hoa cải tuyệt đẹp nằm lọt giữa những ngọn núi đá vôi gần thành phố An Thuận.
Quý Châu với địa hình hiểm trở, xa xôi hẻo lánh từng là một trong những tỉnh nghèo và kém phát triển nhất Trung Quốc. Người dân ở đây có câu nói: “Không có tới 3 thước đất bằng phẳng, không có tới 3 ngày mà không mưa, và cũng không có nhà nào có nổi 3 đồng bạc”.
Địa hình đá vôi độc đáo của Quý Châu được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Khu vực sông Getu còn có hang động dựng đứng kỳ lạ.
Theo Zing News
Những công trình tỷ đô khổng lồ của Trung Quốc
Từ những đường cao tốc xuyên lục địa, tới các sân bay hay thành phố khổng lồ, Trung Quốc khiến du khách choáng ngợp trước những công trình ấn tượng.
Siêu thành phố đồng bằng sông Châu Giang (322 tỷ USD): Năm 2030, Trung Quốc dự định đưa 42 triệu người trong khu vực 9 thành phố vào sống tại một siêu thành phố ở đồng bằng sông Châu Giang. Ước tính tới khi quá trình xây dựng hoàn tất, dân số ở đây sẽ lên tới 80 triệu người, với chi phí xây dựng khoảng 322 tỷ USD.
Đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải (35 tỷ USD): Đây là dự án đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, được xây dựng trong thời gian liên tục.
Cầu vịnh Giao Châu (16 tỷ USD): Cầu vịnh Giao Châu ở Sơn Tây là cầu vượt biển dài nhất thế giới, với chiều dài 26,7 km.
Đường sắt cao tốc Cáp Nhĩ Tân - Đại Liên (14 tỷ USD): Đây là đường sắt cao tốc trên núi đầu tiên của thế giới có thể hoạt động ở độ cao lớn và nhiệt độ thấp.
Dự án phóng trung tâm vũ trụ Hainan Wenchang (12 tỷ USD): Dự án này hoàn tất vào năm 2014, với mục đích phóng một tàu vũ trũ sẽ ở lại trong không gian.
Cầu Hong Kong - Chu Hải - Ma Cao (10,6 tỷ USD): Cây cầu nối hai khu vực lớn của Trung Quốc này sẽ xây xong vào năm 2017.
Cầu sông Tô Thông (7,89 tỷ USD): Cây cầu bắc qua sông Trường Giang này là cầu dây văng dài thứ 2 thế giới, vươn qua khoảng cách 1.090 m, nối thành phố Nam Thông và Thường Thục.
Đập Hoát Lạc Độ (6,76 tỷ USD): Đây là con đập cao thứ 4 thế giới và hiện là nguồn điện lớn thứ 2 Trung Quốc, nằm ở tỉnh Vân Nam và chắn sông Kim Sa.
Ga tàu phía nam Bắc Kinh (6,3 tỷ USD): Ga tàu lớn nhất thành phố Bắc Kinh cũng là một trong những ga tàu lớn nhất châu Á.
Đập Hướng Gia Bá (6,3 tỷ USD): Con đập khổng lồ này hoàn tất năm 2014, với 8 turbine sản xuất 30,7 Twh điện mỗi năm. Đập cao 161 m và dài 909 m.
Đô thị mới Nam Vị (4,5 tỷ USD): Nằm ở Thượng Hải, khu đô thị này được khởi công xây dựng năm 2003 và dự kiến hoàn tất năm 2020, đủ chỗ cho 1 triệu người sinh sống.
Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (3,5 tỷ USD): Đây là dự án xây dựng đơn lẻ lớn nhất Trung Quốc và là tòa nhà lớn thứ 6 trên thế giới.
Tháp Thượng Hải (2,4 tỷ USD): Với chiều cao 632 m, tòa tháp Thượng Hải có 128 tầng và là công trình cao nhất Trung Quốc, cao thứ 2 thế giới.
Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn giai đoạn 2 (2,2 tỷ USD): Đây là phần xây dựng mở rộng của nhà máy Tần Sơn, hoàn tất năm 2011 với nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất trên thế giới.
Ga tàu Vũ Hán (2,12 tỷ USD): Nhà ga khổng lồ này có 11 sân ga và 20 đường tàu, nằm ở tỉnh Hồ Bắc.
Sân bay Song Lưu Thành Đô (1,9 tỷ USD): Đây là sân bay đông khách thứ 4 ở đại lục Trung Quốc. Năm 2015, nơi đây đã tiếp đón 42 triệu lượt khách.
Đường hầm và cầu sông Trường Giang Thượng Hải (1,8 tỷ USD): Đây là cầu dây văng dài thứ 5 thế giới, vượt qua khoảng cách 25,7 km.
Tàu điện ngầm Nam Kinh (1,7 tỷ USD): Hoàn tất năm 2005, tuyến tàu điện ngầm này phục vụ 2 triệu lượt khách mỗi ngày, tương đương khoảng 717 triệu lượt khách mỗi năm.
Cầu Vũ Hán Thiên Hưng Châu (1,7 tỷ USD): Hệ thống kết hợp đường và cầu đường sắt này đi qua sông Trường Giang đoạn qua thành phố Vũ Hán.
Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải (1,1 tỷ USD): Tòa tháp cao 492 m này được thiết kế theo biểu tượng trời và đất của Trung Quốc. Nơi đây cũng có khách sạn cao thứ 2 thế giới - Park Hyatt Shanghai ở tầng 79.
Theo Zing News
Du lịch 'thỉnh kinh' như Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký Nhiều địa danh xuất hiện trong Tây Du Ký đã trở thành điểm du lịch nhờ danh tiếng của bộ phim siêu phẩm những năm 80 này. Bộ phim Tây Du Ký phiên bản 1986 để lại trong ký ức người xem nhiều thế hệ những ấn tượng khó phai. Nhiều bối cảnh của phim ở Trung Quốc được khán giả phát hiện...