Phòng cảm lạnh
Cảm lạnh là chứng thường gặp ở những người sức khỏe kém (người có tuổi, người gầy yếu).
Nó không chỉ xảy ra vào mùa lạnh mà suốt cả 4 mùa nếu con người bất cẩn hoặc để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột. Cảm lạnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả xấu, suy giảm sức đề kháng, bội nhiễm… Dưới đây là một số loại cảm lạnh dễ xảy ra:
Cảm lạnh trong mùa nóng: Một học sinh 14 tuổi đi học về, trời nóng quá, em vào nhà mở tủ lạnh và cho đầu vào để “làm mát”, một lúc sau thì ngã gục vì cảm lạnh. Một thanh niên 20 tuổi đi đá bóng về, mồ hôi nhễ nhại, vội đi tắm. Tắm xong, mở quạt điện, 30 phút sau thì ngất xỉu do cảm lạnh.
Cảm lạnh trong mùa rét: Một đêm trời lạnh dưới 12 độ C, khoảng 3 giờ sáng, nghe chuông điện thoại reo, người đàn ông 61 tuổi vội tung chăn rồi đi chân trần trên nền gạch để nghe điện thoại. Bỗng ông thấy ù tai, sống lưng ớn lạnh, cảm giác cái lạnh lan từ dưới chân lên, ông phải bỏ điện thoại để lấy áo ấm và dép. Sau đó, ông bị nôn mửa ngay vì cảm lạnh rồi ngã bệnh hơn 1 tháng mới khỏi.
(Ảnh minh họa)
Tai biến mạch máu não do cảm lạnh: Hai ông cháu nằm ngủ với nhau, cháu kéo hết chăn về phía mình. Ông thương cháu nên cứ để vậy và nằm co ro chịu rét một mình. Gần sáng, cháu đi tiểu, trèo qua người ông mà không thấy ông động đậy gì, sợ quá gọi cả nhà đến cứu ông, lúc này ông đã mê man bất tỉnh. Khi ông được đưa vào bệnh viện thì thầy thuốc bảo rằng ông đã tử vong do tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân
Đông y gọi cảm lạnh là “thương hàn”. Trương Trọng Cảnh, một danh y nổi tiếng của Trung Quốc, đã viết sách thương hàn luận giải thích nguyên nhân gây ra cảm lạnh là: Hàn khí xâm nhập kinh lạc tạng phủ, phá vỡ hàng rào bảo vệ cơ thể là khí thái dương, gây nên các triệu chứng như đau vùng cổ gáy, ớn lạnh dọc sống lưng và 2 chân, nhức đầu chảy nước mũi trong.
Tây y xác định nguyên nhân gây ra cảm lạnh là do cơ thể gặp lạnh đột ngột, sức đề kháng bị suy giảm. Các virus đường hô hấp thường trú trong khoang miệng hoạt động mạnh gây ra cảm lạnh như: những loại virus gây cảm lạnh thông thường (Adenovirus, Coronavirus, Rhinovirus) với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau họng, nổi hạch cổ, viêm họng, đôi khi sốt. Tiến trình viêm nhiễm do virus kéo dài vài ngày đến 1 tuần. Nếu không chữa trị các triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể thì các vi khuẩn thường trú trong khoang miệng sẽ tấn công, dẫn đến bội nhiễm. Đầu tiên là các vi khuẩn hiếu khí, sau đó là các vi khuẩn kỵ khí, đồng thời các bệnh tiềm tàng trong cơ thể có nguy cơ bộc phát như tim mạch, viêm xoang, viêm tai…
Phòng ngừa
- Giữ ấm chân, ngực, cổ bằng cách đi giày, mặc ấm, quàng khăn cổ.
Video đang HOT
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nếu cơ thể bị ướt phải làm khô và sưởi ấm ngay. Khi tắm lúc trời rét thì tắm phần cơ thể bên dưới trước, rồi cởi áo tắm phần trên, sau đó mới gội đầu, để cơ thể thích nghi dần. Vào mùa lạnh, khi đi ngủ nên để sẵn áo ấm, mũ len, dép ở chỗ dễ lấy để khi cần là có ngay.
- Giữ vệ sinh răng, miệng, họng để hạn chế vi khuẩn, virus trú ẩn ở khoang miệng. Cần đánh răng, súc miệng thật kỹ.
- Nâng cao sức đề kháng cơ thể: Tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày 45-60 phút. Chọn các môn như đi bộ, bơi lội, yoga…
- Dành sẵn gừng tươi để đuổi khí lạnh (hàn tà). Khi bị lạnh đột ngột nên nhai ngay một lát gừng tươi đã cạo vỏ.
Theo Nld
Top sai lầm của mẹ khi chăm con cảm cúm
Cha mẹ hãy cảnh giác, đừng phạm những sai lầm dưới đây khi chăm sóc con đang bị cảm cúm nhé!
Thời tiết giao mùa chính là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ phương pháp dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm đẩu đâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi chăm con cảm cúm của một số bậc phụ huynh.
Sai lầm 1: Tự ra hiệu mua thuốc cảm cúm cho trẻ
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết các loại thuốc không cần kê toa, có thể dễ dàng mua ở ngoài hàng để giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho... không có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi, thậm chí, tác dụng phụ của nó có thể làm hại bé yêu của bạn.
Tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn (Ảnh minh họa)
Nếu bé nhà bạn dưới 6 tuổi, hãy dùng thuốc có thành phần acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt) hoặc ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) dành riêng cho trẻ và giữ bé nghỉ ngơi, an toàn tại nhà là được.
Một vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy, với trẻ trên 2 tuổi dùng mật ong trị ho còn tốt hơn việc cho bé uống các loại thuốc. Vì ngoài tác dụng phụ như buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban, trẻ em còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, thậm chí tử vong nếu dị ứng hoặc uống quá liều thuốc.
Mỗi năm, ở Mỹ có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị tại phòng cấp cứu sau khi uống quá nhiều thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Sai lầm 2: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm.
Điều trị cảm cúm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh cũng giống như sử dụng thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh đau mắt. Vì thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus, một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác với vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh chỉ trị vi khuẩn còn cảm cúm là do virus (Ảnh minh họa)
Hiểu lầm này dù đã được các bác sỹ giải thích thường xuyên nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về nó và cho con dùng thuốc kháng sinh khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Thuốc kháng sinh không chỉ không hiệu quả với việc trị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, nó còn gây các tác dụng phụ như tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh hơn.
Tốt nhất, cha mẹ hãy cho bé đến bác sỹ mà mua thuốc theo đơn để con nhanh khỏi bệnh.
Sai lầm 3: Cảm cúm với cảm lạnh là 1 bệnh
Có thể là khó để phân biệt tình trạng cảm cúm với cảm lạnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết rằng, cảm lạnh sẽ đến và đi mà không để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Còn cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách, bé yêu của bạn thậm chí có thể bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm. Vì thế, nhận biết bé cảm lạnh hay cảm cúm để có hướng điều trị tích cực là điều mà các bậc cha mẹ cần biết:
- Cảm lạnh: thường xuất hiện từ từ. Dấu hiệu đầu tiên thường là đau, ngứa cổ họng, tiếp theo là hắt hơi và chảy nước mũi có chất nhầy, sau đó chất nhầy đặc lại, có thể chuyển sang màu xám, màu vàng, màu xanh lá cây... Triệu chứng phổ biến khác bao gồm ho, đau đầu nhẹ, chảy nước mắt, mệt mỏi nhẹ, và nghẹt mũi.
- Cảm cúm: sẽ đến nhanh và mạnh như một chiếc xe tải lao trên đường cao tốc. Các triệu chứng xuất hiện nhanh và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Các bé sẽ cảm thấy rất yếu, mệt mỏi, và đau nhức toàn thân. Bé có thể bị ho khan, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau họng, sưng hạch, đau đầu nghiêm trọng, mắt, khó chịu... Bé không muốn ăn bất kỳ thứ gì. Ở trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi, cảm cúm có thể gây ra thêm các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa...
Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc xác định bé bị cảm lạnh hay cảm cúm, hãy cho bé đi khám. Đôi khi phải làm xét nghiệm máu mới có thể xác định bé bị cảm lạnh hay cảm cúm.
Sai lầm 4: Tiêm vacxin phòng cúm cần cho người lớn hơn là trẻ em
Trên thực tế, việc tiêm vacxin phòng cúm là quan trọng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ khuyến cáo, chúng ta nên tiêm vacxin phòng cúm mỗi năm 1 lần (bắt đầu từ 6 tháng tuổi).
Cả người già và trẻ em đều cần tiêm vacxin phòng cúm mỗi năm 1 lần (Ảnh minh họa)
Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị cảm lạnh hoặc cúm và khi đã bị, đối tượng này có nguy cơ cao bị các biến chứng liên quan đến cảm cúm nghiêm trọng như viêm phổi. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện với bệnh cúm. Vì thế, bố mẹ đừng thờ ơ với việc tiêm vacxin phòng cúm cho con mỗi năm nhé!
Sai lầm 5: Trẻ em đi nhà trẻ sớm dễ bị bệnh cảm lạnh hơn
Nhiều ông bố bà mẹ cho rằng, cho trẻ đi lớp mẫu giáo quá sớm (giai đoạn trước hoặc sau 1 tuổi) có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh hơn các bé được chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của hơn 135.000 trẻ em ở Đan Mạch giai đoạn 1989 - 2004, nguy cơ nhiễm trùng ở những trẻ đi lớp mẫu giáo sớm đã giảm xuống đáng kể. Và sau một năm đi nhà trẻ, nguy cơ những đứa bé này bị bệnh cảm lạnh bằng với những bé được chăm sóc tại nhà.
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Archives of Adolescent and Pediatric Medicine công bố năm 2002 cho thấy, những đứa trẻ đi lớp mẫu giáo sớm ít bị cảm lạnh hơn trong những năm sau (đến tận khi trẻ 13 tuổi). Đó là kết quả của việc các bé được tiếp xúc sớm với vi trùng có thể có sức đề kháng tốt hơn những trẻ được chăm sóc giữ gìn quá cẩn thận.
Theo Khám Phá
4 sai lầm cực trầm trọng của cha mẹ khi trẻ viêm đường hô hấp Với hầu hết các trường hợp viêm đường hô hấp trên, viêm họng thường không dùng kháng sinh vì 90% là do virus. Khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu như sốt cao thành cơn, thường là từ 39oC, hắt hơi sổ mũi nhiều, chảy nước mũi, đau, rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi, chảy nước mũi trong, nhiều phụ huynh...