Phong cách uống bia đặc biệt ở Triều Tiên
Rủ nhau tới quán uống bia đứng là một trong những cách thư giãn phổ biến sau những giờ làm việc mệt mỏi của người dân Triều Tiên.
Ngoài rượu soju, người dân Bình Nhưỡng cũng thích uống loại bia do họ tự sản xuất. Đó là bia Taedonggang, được đặt theo tên của con sông chảy qua thủ đô.
Người dân Bình Nhưỡng tới quán bia Taedonggang để uống bia hôm 7.5. (Ảnh: AP)
Bia được coi là một loại đồ uống nhẹ ở Triều Tiên và thường xuyên được thưởng thức tại các quầy bar đứng. Khách hàng có thể uống nhanh vài ngụm bia hoặc nhâm nhi chút cá khô, lạc rang trước khi vào cuộc nhậu.
Các nhân viên quán bia. (Ảnh: AP)
Kim Yon Hui, một nữ nhân viên 29 tuổi tại một quán bia ở khu phố Các nhà khoa học tại Bình Nhưỡng, cho biết cô tin rằng làm việc chăm chỉ tại đây cũng là cách để cô thể hiện lòng trung thành với nhà lãnh đạo.
Video đang HOT
Ông Park Sun Won (66 tuổi) một bác sĩ nghỉ hưu cùng bạn bè đi uống bia. (Ảnh: AP)
“Nhiều người tới đây để xả hơi”, cô nói với hãng thông tấn AP. “Tôi thích nhìn họ vui và tiếp tục phục vụ họ để họ có thể hạnh phúc như những gì mà nhà lãnh đạo mong muốn”.
Những quán bia đứng là nơi người dân Bình Nhưỡng tụ tập với nhau mỗi khi rảnh rỗi. (Ảnh: AP)
Bia ở khu phố này được bán theo lít, với giá khoảng 500 won Triều Tiên (85.000 đồng) một lít.
Quán bia lúc nào cũng chật kín người. (Ảnh: AP)
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Điều đặc biệt tàu chiến Việt Nam tham gia Diễn tập ADMM+
Tàu chiến Việt Nam mang phiên hiệu 381 được cử tham gia Diễn tập thực địa ADMM là chiến hạm tên lửa đầu tiên mà ta đóng trong nước, trước cả tàu Molniya.
Sáng ngày 28/4, tàu 381 (Lữ đoàn 162 Hải quân) đã lên đường tham gia Diễn tập thực địa ADMM về an ninh hàng hải và chống khủng bố 2016. Đây là lần đầu tiên Quân chủng hải quân đưa tàu chiến đi tham gia diễn tập quốc tế. Hiện tại, cuộc diễn tập đã bắt đầu với nhiều khoa mục kéo dài từ ngày 2-12/5.
Có lẽ ít ai biết rằng, tàu chiến Việt Nam 381 là thành tựu công nghiệp đóng tàu quân sự hiện đại đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên con đường hiện đại hóa. Cụ thể hơn, 381 là tàu chiến tên lửa đầu tiên mà Việt Nam đóng thành công trong nước, ra đời trước cả tàu tên lửa Molniya 12418.
Tàu tên lửa 381 thuộc lớp BPS-500 do Cục thiết kế dự án phương Bắc Nga (SPKB) vẽ bản thiết kế theo đơn đặt hàng từ Việt Nam. Con tàu sau đó được khởi đóng tại nhà máy Ba Son vào cuối những năm 1990. Tháng 3/1999, BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và tiến hành thử nghiệm trên biển.
Một trong những công nghệ đặc biệt được trang bị cho BPS-500 là hệ thống đẩy pump-jet thay vì chân vịt truyền thống. Nó cho khả năng vận hành tốt hơn ở vùng nước nông, khả năng cơ động cao hơn nhiều khi kết hợp với vòi phụt chỉnh hướng và độ ồn khi vận hành giảm đáng kể so với chân vịt thường.
Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.
Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm. Nhìn chung cấu hình vũ khí của BPS-500 giống hệt tàu hộ tống Project 12418 Molniya, duy chỉ có số lượng đạn tên lửa Uran-E là thấp hơn.
Một trong hai bệ phóng tên lửa Uran-E bố trí dọc thân tàu.
Ảnh tàu chiến 381 phóng tên lửa hành trình Uran-E.
Hệ thống điện tử trên tàu có radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv ME có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu.
Theo_Kiến Thức
[Infographic] JDS Ise DDH-182-Khu trục mang trực thăng của Nhật Tàu Ise (DDH-182) là tàu khu trục lớp Hyuga (tàu khu trục trực thăng) thứ hai của MSDF, và cũng là một trong những tàu chiến lớn nhất do Nhật Bản chế tạo sau Thế chiến 2, chỉ đứng sau tàu khu trục Izumo DDH-183 mới đóng. Khu trục hạm mang trực thăng JDS Ise là niềm tự hào về sức mạnh của...