Phong cách tấn công ở Ngoại hạng Anh sẽ thay đổi?
Đã một thời những phương án tấn công không quá chú trọng vào tiền đạo cắm đã lên ngôi tại Ngoại hạng Anh, và thậm chí nó đã mang lại những thành quả không hề nhỏ.
Nhưng với sự thay đổi rất nhanh của bóng đá thế giới, có vẻ như ở mùa giải mới 2022 – 2023 phong cách tấn công chủ đạo của Ngoại hạng Anh sẽ lại tiếp tục thay đổi.
Mẫu tiền đạo như Erling Haaland sẽ lên ngôi tại Ngoại hạng Anh mùa giải này?
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian gần đây, có thể nói phong cách tấn công được ưu chuộng nhất tại Ngoại hạng Anh là phong cách không quá chú trọng vào tiền đạo cắm, mà những đường tấn công từ hai biên hoặc kiểm soát bóng tạo cơ hội cho những cầu thủ tấn công xâm nhập vòng cấm địa mới là phong cách chủ đạo. Phong cách này đã được nhiều câu lạc bộ lớn của Ngoại hạng Anh ứng dụng và thu được những thành quả có thể nói là rực rỡ. Chẳng hạn như Liverpool với những đường phát triển bóng từ hai biên, tạo điều kiện cho các tiền đạo như Mohamed Salah, Sadio Mane… xâm nhập vòng cấm địa chứ không cố định tiền đạo cắm nào, và thành quả là chức vô địch Champions League mùa giải 2018 – 2019 và chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2019 – 2020; hoặc Chelsea và Manchester City với lối chơi không tiền đạo cắm mà chú trọng vào kiểm soát bóng và những đường bóng tạo điều kiện cho các cầu thủ xâm nhập vòng cấm dứt điểm, và thành quả là chức vô địch Champions League 2020 – 2021 của Chelsea và 4 lần lên ngôi vô địch Ngoại hạng Anh trong 5 mùa giải từ 2017 đến 2022 của Manchester City.
Nhưng lối chơi nào của có thời của nó, có thịnh tất có suy chứ không có lối chơi nào có thể áp dụng mãi mà không thể khắc chế. Cũng giống như lối chơi tiki-taka đã giúp câu lạc bộ Barcelona thống trị cả châu Âu trước đây, cũng đã bị khắc chế khiến câu lạc bộ này buộc phải thay đổi lối chơi sau một thời gian dài thi đấu không mang lại kết quả như mong muốn. Và mùa giải 2021 – 2022 vừa mới diễn ra chính là một hồi chuông báo động gióng lên buộc các câu lạc bộ lớn của Ngoại hạng Anh phải có sự thay đổi, sau khi họ có một mùa giải không thành công tại Champions League, nơi mà các câu lạc bộ sử dụng lối chơi này như Liverpool, Chelsea, Manchester City… đều bị loại trước một Real Madrid có một tiền đạo cắm xuất sắc là Karim Benzema.
Có thể thấy những gì mà Karim Benzema thể hiện tại Real Madrid trong mùa giải này đã mô tả một cách hết sức trọn vẹn mẫu tiền đạo cắm phù hợp với xu hướng hiện đại, đó chính là mẫu tiền đạo toàn năng có khả năng dứt điểm đa dạng, đồng thời còn phải có khả năng làm tường tạo cơ hội cho đồng đội, có khả năng di chuyển rộng thu hút quấy rối hệ thống phòng ngự đối phương, chứ không đơn thuần chỉ là “mắc võng” trong vòng cấm địa như mẫu tiền đạo cắm cũ. Với một mẫu tiền đạo như vậy, rõ ràng sẽ giúp cho câu lạc bộ có nhiều phương án tấn công hơn, có khả năng tạo ra nhiều tình huống ghi bàn hơn, và dĩ nhiên cũng sẽ… không dễ kiếm. Mẫu tiền đạo toàn năng như vậy chắc chắn giá trị là không hề nhỏ, nhưng đối với các câu lạc bộ lớn của Ngoại hạng Anh thì với năng lực tài chính của họ, việc đưa về những mẫu tiền đạo như vậy không phải là không thể.
Cụ thể thì chúng ta có thể thấy rất rõ ở kỳ chuyển nhượng Hè 2022 đang diễn ra, câu lạc bộ Manchester City đã đưa về một Erling Haaland cao 1m94 với giá 75 triệu euro từ Borussia Dortmund; Liverpool đưa về một Darwin Nunez cao 1m87 với giá 100 triệu euro từ Benfica; Chelsea vốn đã đưa về một tiền đạo cao to là Romelu Lukaku với chiều cao là 1m91 nhưng lại không thể hòa hợp cùng huấn luyện viên Thomas Tuchel, khiến cầu thủ này rất có thể sẽ lại ra đi và Chelsea lại phải tìm kiếm một tiền đạo khác; Tottenham đã có một tiền đạo toàn năng là Harry Kane với chiều cao 1m88; Manchester United đã có Cristiano Ronaldo với chiều cao 1m87; chỉ có Arsenal vẫn đang lúng túng trong việc tìm kiếm một tiền đạo chủ lực thực sự cho câu lạc bộ.
Có thể thấy mẫu tiền đạo vừa có thể không chiến, có thể dứt điểm tốt bằng chân thậm chí là cả 2 chân, vừa có thể làm tường, vừa có thể lùi sâu kéo bóng kiến tạo cơ hội cho đồng đội sẽ lên ngôi trong mùa giải mới 2022 – 2023. Rất hy vọng sự thay đổi về lối chơi để làm mới bản thân của các câu lạc bộ Ngoại hạng Anh sẽ giúp họ tăng tiến về mặt sức mạnh, có thể thu được nhiều thành công hơn trong mùa giải mới, đặc biệt là ở đấu trường châu Âu danh giá.
Các đội bóng Anh chi gần nửa tỷ euro vào chợ hè 2022
Ngoại hạng Anh vẫn là giải đấu chi tiêu mạnh tay nhất trên thị trường chuyển nhượng mùa hè 2022 trong những ngày qua.
Marca thống kê các câu lạc bộ Ngoại hạng Anh tốn đến 448,99 triệu euro mua sắm cầu thủ từ đầu tháng 6. Trong top 10 bản hợp đồng đắt giá nhất hè này, Ngoại hạng Anh sở hữu nhiều gương mặt như Darwin Nunez (Liverpool, 75 triệu euro), Erling Haaland (Man City, 60 triệu euro), Fabio Vieira (Arsenal, 35 triệu euro), Nayef Aguerd (West Ham, 35 triệu euro), Brenden Aaronson (Leeds United, 32,84 triệu euro) và Diego Carlos (31 triệu euro).
Marca tin rằng các CLB Ngoại hạng Anh sẽ còn vung tiền mạnh mẽ trong thời gian tới. Chelsea và MU, hai thế lực của bóng đá Anh, vẫn chưa ra mắt bất kỳ tân binh nào. Năm ngoái, Ngoại hạng Anh tiêu 1,3 tỷ euro vào thị trường chuyển nhượng. Con số này hoàn toàn có thể san lấp ở chợ hè 2022.
"Nguồn vốn mạnh của các CLB Ngoại hạng Anh đến từ tiền bản quyền truyền hình được phân chia đồng đều. Bên cạnh đó, các ông chủ cũng cho phép mua sắm mạnh tay, giúp CLB Anh thoải mái mua sắm", Marca bình luận.
Haaland trở thành bản hợp đồng đắt giá của Ngoại hạng Anh.
Liverpool là đội bóng mua sắm mạnh tay nhất với 3 bản hợp đồng Darwin Nunez, Fabio Carvalho và Calvin Ramsay, tổng chi phí 85,79 triệu euro. "Dù vậy, mua sắm nhiều chưa chắc đem đến thành công. Real Madrid vô địch Champions League, Eintracht Frankfurt lên ngôi tại Europa League, còn AS Roma đăng quang ở Conference League mùa trước là ví dụ", Marca phân tích.
Tổng mức chi ở top 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu đã lên đến con số 1,208 tỷ euro. Riêng Ngoại hạng Anh chiếm 37,11% trên tổng số. Theo sau là Serie A (284,388 triệu euro), Bundesliga (218,68 triệu euro), La Liga (141,80 triệu euro) và Ligue 1 (115,15 triệu euro).
Tính ở cả châu Âu, bản hợp đồng đắt nhất là Aurelien Tchouameni của Real Madrid, với mức phí 80 triệu euro. 3 thương vụ khác nằm trong top 10 là Federico Chiesa sang Juventus (40 triệu euro), Nuno Mendes sang PSG (38 triệu euro) và Sadio Mane sang Bayern Munich (32 triệu euro).
Ở La Liga, ngoài thương vụ Tchouameni của Real, các CLB vẫn chi tiêu rất ít, vào khoảng 61,80 triệu euro. Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha thiết lập hệ thống kiểm soát tài chính của riêng mình, trong nỗ lực đảm bảo tính bền vững của giải đấu.
Tại Serie A, không phải Juventus, Atalanta mới đang là đội chi tiêu mạnh tay nhất. CLB này bỏ ra 42 triệu euro trên TTCN, đem về 2 bản hợp đồng đáng chú ý Jeremie Boga (22 triệu euro) và Merih Demiral (20 triệu euro).
Man United đang chậm như... rùa Phiên chợ Hè năm nay kéo dài đến tận ngày 1/9. Do vậy chúng ta không nên đưa ra nhận xét nào ở thời điểm hiện tại. Nhưng những người yêu mến Man United có lý do để sốt ruột, khi tiến độ mua sắm của đội nhà đang chậm như rùa bò. Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2021/2022 Bảng xếp hạng...