Phong cách phát ngôn đầy… mâu thuẫn của Donald Trump
Ông Donald Trump mặc dù là ứng cử viên dân đâu đảng Công hoà trong cuôc tranh cử tông thông Mỹ, nhưng tỉ phú này không ít lân bị hớ và mâu thuân vê những phát biêu của mình.
Ti phu Donald Trump không it lân mâu thuân trong nhưng phat ngôn vê chinh sach đôi ngoaiReuters
Bà Hillary Clinton không bắt điện thoại lúc 3 giờ sáng
Tỉ phú Donald Trump tố cáo bà Hillary Clinton khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ, đã không bắt điện thoại khi toà lãnh sự Mỹ và cơ sở của CIA ở Benghazi (Libya) bị tấn công ngày 11.9.2012, theo ABC News ngày 27.4.
“Thay vì làm nhiệm vụ vào đêm đó, Hillary Clinton đã quyết định về nhà và đi ngủ. Thật kinh ngạc. Mặt khác, bà ấy còn không thức dậy để nghe điện thoại vào lúc 3 giờ sáng”, ông Trump nói.
Tuy nhiên, những cuộc điều trần của bà Clinton cho thấy những điểm sai trong tuyên bố của ông Trump. Thứ nhất, không có cuộc gọi nào vào lúc 3 giờ sáng. Các vụ tấn công xảy ra vào 15 giờ 42. Đến 18 giờ, đội an ninh quốc gia của tổng thống trao đổi với Bộ Ngoại giao Mỹ và đặt ra 3 phương án quân sự đáp trả, bao gồm việc đưa một đội đến Benghazi.
Ông Trump cho rằng bà Hillary Clinton đã đi ngủ thay vì thức chỉ đạo phản ứng trong cuộc tấn công Benghazi , Libya AFP
Nhà Trắng, với quyền lãnh đạo quân sự, sau đó nói rằng không có đội phản ứng nào đến Benghazi kịp để ứng cứu. Việc này bị chỉ trích nặng nề, nhưng không có bằng chứng cho thấy bà Clinton không hành động. Các email của bà được công bố gần đây cho thấy bà vẫn còn thức đến 11 giờ đêm đó.
IS thu hàng triệu USD từ nguồn dầu mỏ Libya
Trong cùng buổi phát biểu cáo buộc bà Clinton ngủ suốt đêm trong vụ tấn công Benghazi, ông Trump còn nói rằng IS đang kiếm hàng triệu USD mỗi tuần nhờ vào nguồn dầu mỏ ở… Libya.
“Và bạn biết không? Chúng ta không ngăn chặn, chúng ta không ném bom, chúng ta chẳng làm gì cả. Gần như là nước ta thậm chí chẳng biết điều gì đang xảy ra”, ông Trump phàn nàn.
Ông Trump cũng từng đưa ra tuyên bố sai lầm này trước đó. Thực tế là IS có kiếm tiền bằng dầu mỏ, nhưng không phải từ Libya. Tờ The Washington Post thực hiện nguyên một bài viết nói về sự thiếu chính xác trong nhiều phát ngôn của ông Trump, đồng thời kết luận rằng IS không chiếm được mỏ dầu nào tại Libya cả.
Ông Trump cũng mâu thuẫn trong việc ủng hộ cuộc chiến của Mỹ tại IraqReuters
Video đang HOT
Hoàn toàn phản đối cuộc chiến tại Iraq?
“Mặc dù không làm việc trong bộ máy chính quyền, nhưng tôi hoàn toàn phản đối cuộc chiến tranh tại Iraq. Tôi đã nói trong nhiều năm qua là cuộc chiến đó sẽ gây bất ổn Trung Đông”, tỉ phú Donald Trump phát biểu.
Phát ngôn này được đánh giá là chỉ đúng vế đầu, còn việc ông Trump hoàn toàn phản đối chiến tranh Iraq thì không phải. Vài tháng trước cuộc tiến công, Ông Trump có trả lời trong một chương trình phát thanh rằng ông ủng hộ cuộc chiến này.
Khi người dẫn chương trình hỏi “Ông có ủng hộ việc xâm lược Iraq không?”, ông Trump trả lời “Có, tôi đoán vậy”.
Đồng minh của Mỹ
Một trong những điểm chính trong chính sách đối ngoại của ông Trump là NATO. Tuy nhiên, tỉ phú này đe doạ chính quyền Mỹ dưới thời ông có thể sẽ giải tán NATO nếu các nước thành viên không chi tiêu quốc phòng nhiều hơn.
“Chỉ có 4 trong 28 nước thành viên (thực ra là 5 nước) bên cạnh Mỹ đang chi tiêu tối thiểu 2% GDP cho quốc phòng”, ông Trump nói. “Những nước mà chúng ta đang bảo vệ cần chi nhiều hơn cho quốc phòng, còn nếu không, Mỹ cần phải chuẩn bị để cho họ tự bảo vệ bản thân. Chúng ta không có lựa chọn”.
Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó, ông nói về tầm quan trọng của việc đoàn kết với đồng minh, ám chỉ Israel. “Bạn của bạn cần phải biết rằng bạn sẽ cam kết với những thoả thuận mà bạn có với họ. Bạn thực hiện thoả thuận đó thì bạn phải ủng hộ nó và thế giới sẽ tốt đẹp hơn”.
Sau đó ông lại phát ngôn có vẻ như mâu thuẫn trực tiếp với lời đe doạ NATO. “Chúng ta chọn cách chiến đấu bên cạnh những người bạn lâu năm nhất và giờ họ bắt đầu tìm sự giúp đỡ ở những nơi khác. Nhớ điều đó nhé. Không tốt đâu”, tỉ phú Trump nói.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
5 yếu huyệt có thể khiến tỷ phú Trump vỡ mộng tổng thống
Hành động bất nhất với lời nói, quan hệ với thế giới ngầm, bất minh trong kinh doanh có thể là những điểm yếu ngăn cản tham vọng trở thành tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump.
Kết quả bỏ phiếu và họp kín tại một loạt bang quan trọng trong ngày Siêu Thứ ba ở Mỹ mới đây cho thấy tỷ phú Donald Trump đang nắm lợi thế lớn trong cuộc đua trở thành ứng viên tổng thống chính thức của đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định vị tỷ phú 70 tuổi này ít có cơ hội giành thắng lợi trong cuộc đua giành ghế ông chủ Nhà Trắng với cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ, bởi ông trùm bất động sản còn tồn tại nhiều điểm yếu chí mạng mà đối thủ có thể khai thác, theo La Libération.
Ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Hành động bất nhất với lời nói
Frédéric Autran, nhà phân tích chính trị kỳ cựu của La Libération, cho rằng điểm yếu lớn nhất của ông Trump mà phe Dân chủ có thể khai thác triệt để là việc ứng viên đảng Cộng hòa tỏ ra bất nhất trong lời nói và hành động. Trái ngược hẳn với những tuyên bố chống người nhập cư để bảo vệ việc làm cho người Mỹ, các công ty kinh doanh của tỷ phú người Mỹ đang sử dụng rất nhiều lao động nước ngoài.
Theo một điều tra của New York Times hồi đầu tháng ba, ông Trump đã lập hẳn một văn phòng chuyên tuyển dụng lao động người nước ngoài tại Florida. Từ năm 2010 đến nay, văn phòng này đã loại bỏ phần lớn đơn xin việc của gần 300 người Mỹ, nhưng lại nộp hồ sơ xin visa cho hơn 500 người nước ngoài, đặc biệt là người Rumania. Loại visa này đã bị các công đoàn lao động Mỹ chỉ trích bởi nó cho phép các công ty của ông Trump thay thế lao động quốc tịch Mỹ bằng lao động nước ngoài "dễ sai bảo" với mức lương thấp hơn.
Mới đây nhất, vào ngày 3/3, một nhóm nhân viên trong khách sạn Trump Las Vegas đã đến trước văn phòng việc của ông tại New York biểu tình yêu cầu thay đổi hợp đồng lao động. Theo luật sư đại diện, những nhân viên này đang bị phân biệt đối xử trong quá trình làm việc. Họ nhận được ít hơn 3 USD mỗi giờ làm việc so với các nhân viên ở các khách sạn khác, đồng thời không có các chế độ như lương hưu và bảo hiểm y tế. Hầu hết họ đến từ Mexico, các nước Trung Mỹ và không thông thạo tiếng Anh.
Quan hệ với thế giới ngầm
Điểm yếu thứ hai của Donald Trump là mối quan hệ với các băng nhóm trong "thế giới ngầm" vào thập niên 1980, thời kỳ ông tạo dựng đế chế xây dựng ở miền đông nước Mỹ, khi việc tránh tiếp xúc với mafia trong ngành xây dựng là rất khó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhà tài phiệt này đã có những liên hệ "chặt chẽ hơn mức cần thiết" với những tổ chức này.
"Các mối quan hệ của tỷ phú bất động sản với thế giới ngầm là chặt chẽ quá mức cần thiết so với doanh nghiệp bình thường. Cuộc sống của ông ấy dường như gắn liền với các băng nhóm xã hội đen", Wayne Barrett, nhà báo điều tra nổi tiếng người Mỹ cho biết trên CNN.
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Ted Cruz là người đầu tiên chỉ trích nhà tài phiệt khi cho rằng ông không công bố chi tiết các khoản thuế nhằm che giấu các quan hệ làm ăn bất chính, đồng thời khẳng định với công chúng theo phe Cộng hòa tại Mỹ rằng: "Nếu bạn bỏ phiếu cho Donald Trump, tức là bạn đã dành một lá phiếu cho đảng Dân chủ".
Bà Hillary Clinton rất có thể sẽ đối mặt với tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 này. Ảnh: GMA
Quan hệ với phong trào phân biệt chủng tộc tại Mỹ
Theo Frédéric Autran, mối quan hệ mập mờ của ông Trump với David Duke, cựu lãnh đạo phong trào KKK, nổi tiếng với "học thuyết da trắng thượng đẳng" cũng có nguy cơ cản bước ông trong cuộc đua với bà Clinton. Số lượng cử tri nhập cư tại Mỹ hiện nay rất đông đảo, đặc biệt là các cử tri gốc Phi và gốc Latin đang ngày chiếm vai trò lớn trong đời sống kinh tế Mỹ.
Mới đây Duke đã công khai lên tiếng ủng hộ ông Trump. Mặc dù chịu sức ép lớn từ dư luận, ông trùm bất động sản vẫn không tuyên bố từ chối sự ủng hộ này, đồng thời khẳng định không có lý do gì để ông có thể lên án một phong trào mà ông không hiểu rõ về nó.
Theo Washington Post, truyền thống gia đình cũng là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến tư tưởng "có phần tiêu cực" của vị tỷ phú bất động sản. Năm 1927, bố ông là Fred Trump đã bị bắt trong một cuộc biểu tình biến thành bạo loạn của KKK với lý do không chịu giải tán theo lệnh của cảnh sát.
Năng lực kinh doanh không được đánh giá cao
Gérald Olivier, bình luận viên kỳ cựu về Mỹ của Atlantico, cho rằng Donald Trump luôn khoe rằng ông là một doanh nhân giỏi và doanh nghiệp của ông luôn ở trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế các công ty của tỷ phú Mỹ đã nhiều lần phải tuyên bố phá sản.
Lần đầu Donald Trump tuyên bố phá sản là năm 1991, khi tổ hợp sòng bạc - khách sạn 2.000 phòng tại Mahal của ông ngập trong nợ nần. Khi việc xây dựng tổ hợp hoàn tất cũng là lúc kinh tế Mỹ rơi vào giai đoạn suy thoái, khiến Donald Trump rơi vào vũng nợ khổng lồ 3,4 tỷ USD trong khi công trình chỉ được đánh giá một tỷ USD. Chưa đầy một năm sau đó, Donald Trump lại phải trở lại tại tòa án để nộp đơn xin phá sản cho một sòng bạc khác ở Atlantic City.
Tháng 11/2004, ông Trump tiếp tục đến tòa án một lần nữa để xin phá sản một sòng bạc ở Atlantic City và một ở Indiana.
Lần phá sản gần đây nhất là vào năm 2009, sau khi không trả đúng hạn một khoản tiền lãi trái phiếu trị giá 53,1 triệu USD, công ty Trump Entertainment Resorts bị đưa ra tòa đề nghị tuyên bố phá sản.
"Nếu ông Trump giành được sự đề cử của đảng Cộng hòa, đây sẽ là điểm yếu lớn mà bà Clinton có thể khoét sâu. Bởi uy tín của ông Trump với công chúng Mỹ một phần có được nhờ đội ngũ truyền thông đánh bóng ông ta như một 'thiên tài' về kinh doanh", Olivier khẳng định.
Làm ăn bất minh
Điểm yếu thứ 5 của của ứng viên đảng Cộng Hòa là chương trình đào tạo Đại học Trump hiện bị lên án là "lừa đảo".
Đại học Trump được quảng cáo là một chương trình giảng dạy những kinh nghiệm nghề nghiệp để thành công trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, các hoạt động của chương trình này bị cho là đánh lừa học viên. Những người lên án đưa ra bằng chứng rằng chương trình đã thu học phí quá cao trong khi lại không mời được các nhân vật nổi tiếng đến tham gia giảng dạy như lời hứa ban đầu.
Chính vì thế Đại học Trump bị nhiều đơn kiện, trong đó có đơn của công tố viên trưởng New York. Nguyên đơn đại diện cho 5.000 người trên khắp nước Mỹ đã tham gia các khóa học đắt đỏ tại trường yêu cầu ông Trump phải bồi thường 40 triệu USD. Phiên tòa dự kiến sẽ khai mạc vào tháng 8 tại California, ba tháng trước cuộc bầu cử tổng thống.
Chuyên gia Autran nhận định kết quả bất lợi tại phiên tòa sẽ là một "cú đánh mạnh" giáng vào uy tín của nhà tài phiệt, khiến ông có thể gục ngã trước bà Clinton trong cuộc đua trở thành người đứng đầu Nhà Trắng tại thời điểm gấp rút nhất của cuộc bầu cử.
"Những kết quả thăm dò tương quan giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton gần đây thường nghiêng về cựu ngoại trưởng Mỹ. Điều này cho thấy những hạn chế của ông trùm bất động sản thực sự rất đáng lo ngại và là điểm yếu của phe Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Nếu không muốn nhìn thấy phe Dân chủ lần thứ ba liên tiếp lãnh đạo Nhà Trắng, các thành viên đảng Cộng hòa phải có biện pháp hữu hiệu chặn đứng đà tiến của vị tỷ phú nổi loạn này", ông Autran nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tổng thống Mexico so sánh Donald Trump với Hitler và Mussolini Tổng thống Mexico, ông Enrique Pena Nieto chỉ trích "giọng điệu ồn ào" của ông Donald Trump chẳng khác gì trùm phát xít Adolf Hitler và Benito Mussolini, nói thêm rằng người Mexico không đời nào chịu trả tiền cho bức tường ở biên giới. Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto là lãnh đạo nước ngoài chỉ trích ông Trump gay gắt nhất...