Phong bì, quà biếu và trại tị nạn…
Khi được hỏi về việc cho phép bác sĩ nhận phong bì sau khi điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn trả lời: “Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị”.
Ngày 18/4, tại buổi làm việc thứ 4 phiên họp toàn thể thứ 5 Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ở phần giải trình của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, có đại biểu đã đặt câu hỏi khi nghe nói Bộ trưởng cho bác sĩ nhận phong bì sau khi chữa trị “không biết nhận trước hay sau thì khác nhau chỗ nào?”.
Ngay lúc đó, Bộ trưởng Tiến đã trả lời: “Tôi đâu có cho phép nhận phong bì sau điều trị”.
Hy vọng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ nhớ rằng mình từng nói “bệnh viện chẳng khác gì trại tị nạn”. Ảnh TTO.
Dù trước đó, ngày 27/3, tại buổi tập huấn về kỹ năng giao tiếp, thực hiện quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho hàng trăm lãnh đạo, điều dưỡng các bệnh viện, sở y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu từ giám đốc đến trưởng, phó khoa và nhân viên các cơ sở y tế phải ký cam kết “nói không với phong bì”. Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị, còn sau đó lại là vấn đề khác.
“Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói “nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được”. Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”, đấy là lời của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến được từ Người lao động trích đăng.
Video đang HOT
Tới đây, xin được góp vài câu thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, có thể cách giải thích của Bộ trưởng được tờ báo trên trích lại đã bị mọi người hiểu nhầm. Có lẽ, ý Bộ trưởng là phong bì đấy là quà cảm ơn, chứ không phải cái phong bì hối lộ như nội dung câu hỏi của đại biểu quốc hội trên. Quà là món quà, là tình là nghĩa, là thay lời cảm ơn….chứ hoàn toàn không phải là đồng tiền hối lộ theo cái cách mà dân ta ai cũng nhầm nhọt: đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn hoặc cái gì không mua được bằng tiền thì phải mua bằng rất nhiều tiền! Bậy quá đi mất, tình cảm của bệnh nhân đáp lại tình cảm y bác sĩ làm sao có thể tính bằng tiền được chứ? Cùng lắm thì cũng phải hiểu là đó là món quà tượng trưng, dù là tiền mặt thì cũng chỉ tượng trưng cho tình cảm mà thôi. Ai đời lại đem sức khỏe, tính mạng của mình quy ra thóc được chứ, đúng chưa nào, thưa các quý vị đa nghi khả kính?
Thêm nữa, nếu có là phong bì tiền đi nữa, thì Bộ trưởng đâu có nói là “cho phép nhận phong bì”, rõ ràng Bộ trưởng chỉ nói “không cấm”. Mà với tinh thần thượng tôn pháp luật thì cái gì không cấm là được phép làm, có gì sai ở đây chứ? Rõ là có nhiều kẻ độc mồm ác ý, chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao đã om ỏm gào lên là Bộ trưởng cho phép bác sĩ nhận phong bì của bệnh nhân. Trời đất, Bộ trưởng đang bị hiểu nhầm thật rồi!
Trước đó một ngày (17/4), cũng trong phiên giải trình tại Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã so sánh tình trạng quá tải của bệnh viện với trại tị nạn.
Xin trích nguyên văn: “Vào bệnh viện Ung bướu ở TP. HCM mà thấy không khác gì trại tị nạn, đến đêm vẫn không còn một chỗ trống, người nhà bệnh nhân không còn nơi để ngủ”. Thậm chí, Bộ trưởng Tiến còn lấy thêm ví dụ, nhiều bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng lúc 5h xong rồi đi khám bệnh mà 3h chiều mới lấy được thuốc.
Có lẽ vài hôm nữa Bộ trưởng Y tế của chúng ta sẽ không nói rằng “tôi đâu nói bệnh viện như trại tị nạn” và ai mà ngạc nhiên sửng sốt thì quả là…không hiểu lẽ đời và trọn kiếp này cũng không thể đắc nhân tâm được!
Nhưng điều này cũng khó nói, vì các đời Bộ trưởng Y tế trước đã để lại một cái “dớp” là “hứa nhật nhiều và thất hứa thì cũng thật nhiều”. Khi mỗi Bộ trưởng mới lên đều cam kết trước Quốc hội và nhân dân sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải bệnh viện, 2, 3 bệnh nhân một giường. Nhưng rồi, đã mấy đời Bộ trưởng qua, tới nay tình trạng quá tải còn nghiêm trọng hơn, khi được nằm chung trên giường đã là may mắn, giờ nhiều bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường!
Khó thế đấy, khổ thế đấy… thưa các vị, nếu các vị cho rằng nói lời phải giữ lấy lời và phải thực hiện đúng lời hứa của mình thì xin các vị hãy tự xét lại trong cuộc đời ngắn ngủi của các quý vị đã có bao nhiêu lần hứa mà lương tâm không cắn rứt chưa? Và nếu có giỏi thì các vị đừng có mà ốm nhé, lỡ mà ốm thì đây báo trước, các bệnh viện đều quá tải, y như trại tị nạn thật đấy, có đến để được cứu hay không thì bảo?
Theo vietbao
Bộ Y tế đồng tình cho người đồng tính kết hôn
Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: "Đứng ở góc độ quyền con người thìngười đồng tính cũng có quyền sống, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc..." nên ông ủng hộ việc cho phép kết hôn đồng tính.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật hôn nhân và gia đìnhnăm 2000, diễn ra ngày 16/4, do Bộ Tư pháp chủ trì đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc có cho phép người đồng tính kết hôn hay không?
Theo đó, các đại biểu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hải Dương... cho rằng: việc thừa nhận hôn nhân đồng tính ở thời điểm này là chưa phù hợp do tập quán, văn hóa gia đình Việt Nam chưa kịp thích ứng với những thay đổi này. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến người đồng tính và đến xã hội, Luật cần bổ sung quy định để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái (nếu có) từ việc chung sống giữa những người này.
Bộ Y tế ủng hộ việc cho người đồng tính kết hôn.(Ảnh minh họa)
Đáng chú ý, đại diện của Bộ Y tế, Viện Nghiên cứu thanh niên, UNBD tỉnh Hà Nam, Quảng Bình, Yên Bái, Gia Lai, Bình Thuận lại cho rằng: Cần chấp nhận hôn nhân đồng tính vì đồng tính luyến ái đối với những người bẩm sinh là một nhu cầu thực tế, cũng như bảo đảm quyền con người cơ bản của họ. Việc cấm kết hôn có thể tiếp tục dẫn tới sự kỳ thị, người đồng tính dễ tìm tới những quyết định tiêu cực cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội.
Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng: "Đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn.... có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội", vì thế nên ông ủng hộ việc cho phép kết hôn đồng tính.
Theo ý kiến của UBND tỉnh An Giang, UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội nhạy cảm, liên quan đến quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định hiện hành.
Nhiều ý kiến cho rằng cần phải có thời gian nghiên cứu, đánh giá toàn diện về loại quan hệ này, đánh giá về mặt tác động xã hội, sau đó cân nhắc, xin ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan về việc nên hay không nên đưa vấn đề này điều chỉnh trong Luật HN-GĐ .
Những người đồng tính muốn gì?
Trong một cuộc điều tra năm 2012 do ICS (Trung tâm bảo vệ quyền người đồng tính, song tính và chuyển giới) thực hiện với hơn 2.000 đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn đồng giới, 25% muốn được sống chung có đăng kí và chỉ 4% muốn được sống chung không có đăng kí.
Theo Tiến sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15-59 vào khoảng 1,65 triệu người (3% dân số). Định kiến cho rằng chỉ có văn hóa nghệ thuật và giải trí mới có nhiều người đồng tính là sai lầm. Thực tế người đồng tính làm việc trong tất cả các cơ quan, ngành nghề công việc như một xã hội thu nhỏ.
"Định kiến và kỳ thị xã hội do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là hiểu biết về xu hướng tình dục đồng tình ở Việt Nam còn hạn chế và sai lệch. Cần phải có nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục để giảm định kiến và kỳ thị tiến tới bảo vệ quyền bình đẳng cho người đồng tính", TS Bình nói.
Theo vietbao
Hà Nội cho phép trông xe dưới gầm cầu đường trên cao Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và UBND Hà Nội vừa thống nhất sẽ cho phép trông giữ xe dưới gầm cầu ở đường trên cao thuộc tuyến vành đai 3, tuy nhiên sẽ chỉ được phép ở từng đoạn phù hợp sau khi đã khảo sát. Sáng 4/4, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đã có buổi làm việc với...