Phòng bệnh thủy đậu cho trẻ: Đây là 4 việc cha mẹ cần làm gấp trong hè này
Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về thủy đậu cũng như cách phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe cho con mình một cách tốt nhất.
Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mùa hè là thời điểm các dịch bệnh rất dễ lây lan nếu người dân không nâng cao ý thức phòng ngừa. Trong đó, bệnh thủy đậu là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất.
Các bậc phụ huynh cần cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ để bảo vệ sức khỏe cho con mình một cách tốt nhất.
Ai có nguy cơ mắc thủy đậu?
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên những đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất đó là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ đang mang bầu.
- Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13-20 tuần, có thể dẫn đến sảy thai hoặc dị tật thai nhi.
- Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong lên đến 30%.
Người mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng máu…
Thủy đậu có thể lây lan từ người này qua người khác qua đường hô hấp (do hít phải chất dịch chứa virus khi người bệnh ho, nói chuyện…), qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.
Video đang HOT
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất
1. Tiêm vắc-xin
Cách tốt nhất để phòng bệnh thủy đậu chính là tiêm vắc xin và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối với trẻ từ 13 tuổi trở lên thì cần tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần. Khi tiêm chủng cần chú ý những điều sau:
- Không nên tiêm vắc xin thủy đậu cho con khi bé bị sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần tiêm vắc xin ngừa thủy đậu. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
- Phụ nữ đang mang thai không được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu.
2. Cách ly con khỏi nguồn bệnh
Khi dịch bệnh thủy đậu tràn lan ở khắp nơi, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là cách ly con khỏi những nguồn bệnh. Cần tránh đưa trẻ đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, bến xe, bến tàu…
Nếu bắt buộc phải đưa trẻ tới những nơi đông người thì cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
3. Cho con ăn uống đủ chất
Để bảo vệ con khỏi bệnh thủy đậu, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, cần vệ sinh cơ thể cho bé, giữ cho tay chân con luôn được sạch sẽ.
4. Cho con sử dụng các loại thực phẩm chức năng
Cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Những loại thực phẩm chức năng này có tác dụng bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Nhờ thế mà hệ miễn dịch của trẻ càng thêm được củng cố, có thể chống chọi được nhiều dịch bệnh trong mùa nắng nóng.
Theo afamily
Những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè
Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi phát sinh và phát triển các loại vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây bệnh. Vì thế, trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào mùa hè mà bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chỉ ra:
Bệnh về đường hô hấp: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm thanh quản.
Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, trẻ mắc bệnh thường sốt cao, ho, hắt hơi, chảy mũi, ngạt mũi, khàn tiếng, mỏi mệt, đau cơ khớp, đau đầu...
Phòng bệnh: Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, nằm điều hòa quá lạnh; hạn chế dùng nước đá, kem; tắm sạch và lau khô sau khi đi mưa về; đeo khẩu trang khi đến khu đông người; hạn chế tiếp xúc với dịch tiết hô hấp những người có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt.
Bệnh tay chân miệng có dấu hiệu điển hình là nốt phỏng ở lòng bàn tay, chân.
Bệnh tay chân miệng: Bệnh do các nhóm virus đường ruột (Enterovirus) và Coxackie gây ra. Trẻ thường có biểu hiện sốt, đau miệng, biếng ăn kèm theo các nốt phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, quanh mông hoặc các vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lưỡi.
Phòng bệnh: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý cách ly trẻ bị bệnh với trẻ không bị bệnh tại cộng đồng. Các phụ huynh chú ý chế độ ăn uống và dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ có đủ miễn dịch. Người lớn chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.
Bệnh thủy đậu: Bệnh do vi rút Varicella zoster gây ra. Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau giai đoạn ủ bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện của nhiễm vi rút như sốt cao, đau đầu, uể oải, chán ăn,... sau đó xuất hiện các hồng ban và các nốt phỏng.
Phòng bệnh: Tiêm vắc xin đầy đủ khi trẻ đủ tuổi tiêm phòng và tiêm nhắc lại; chú ý cách ly trẻ mắc bệnh, hạn chế đến nơi đông người.
Sốt vi rút: Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu kèm theo các triệu chứng của viêm hô hấp trên như: Hắt hơi, chảy mũi, ho...; trẻ có thể phát ban, nổi hạch ở cổ; một số trường hợp nặng có thể co giật.
Phòng bệnh: Chăm sóc vệ sinh sạch sẽ; chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp trẻ có đủ miễn dịch phòng chống sự tấn công của vi rút; hạn chế đến vùng dịch và tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh.
Tiêu chảy : Các nguyên gây tiêu chảy đa dạng như: Vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả), vi rút Rota, nấm, kí sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Phòng bệnh: Vệ sinh ăn uống cho trẻ; bảo đảm môi trường sạch sẽ; cách ly trẻ bị bệnh và người bị bệnh nhằm tránh lây chéo.
Bác sĩ Hoàng Văn Kết khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh cho trẻ để trẻ có đủ miễn dịch phòng bệnh; khuyến khích trẻ rèn luyện thân thể, thể dục thể thao để có thể lực và sức đề kháng tốt hơn.
Phụ huynh cũng nên chú ý cách ly các trẻ mắc bệnh và trẻ không bị mắc bệnh trong cùng một gia đình, khu dân cư hay ở các lớp học. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để được điều trị sớm và kịp thời.
Theo hanoimoi
Bé 1 tuổi nổi mụn nước chi chít trông vô cùng đáng sợ ở chân, lời chẩn đoán của bác sĩ nhi khoa khiến ai nấy đều ngỡ ngàng Căn bệnh mà em bé này mắc phải hiếm đến nỗi chỉ xuất hiện 1% trong các ca bệnh. Tại phòng khám da liễu Lâm Kỳ Bân, thành phố Tân Trúc, Đài loan tiếp nhận một trường hợp là bé 1 tuổi, xuất hiện nhiều mụn nước đóng vảy ở chân. Bác sĩ Trần Hậu Nghị cho biết: "Đây là trường hợp hiếm...