Phòng bệnh tăng huyết áp trong mùa lạnh
Tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở tuổi trung niên. Vào mùa lạnh, bệnh càng dễ tái phát, có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ. Bởi vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Thực tế tại các bệnh viện lớn của tỉnh cho thấy, số bệnh nhân tăng huyết áp ngày càng có chiều hướng gia tăng. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh lý về tim mạch. Bệnh diễn biến thầm lặng, ít có các biểu hiện lâm sàng, do đó, người bệnh hay chủ quan. Tuy nhiên, đây là bệnh có các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng nên nó được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.
Kiểm tra tim, mạch cho bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Ngay tại cộng đồng, số người bị tăng huyết áp, nhưng không biết mình bị bệnh cũng khá lớn. Cụ thể, theo kết quả khám sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2020, Trung tâm đã tiến hành khám sàng lọc cho 1.700 người thuộc các xã Phong Dụ, Yên Than, Điền Xá (huyện Tiên Yên), xã Đại Bình (Huyện Đầm Hà); qua đó cho thấy, có tới 474 trường hợp bị tăng huyết áp, 385 trường hợp tiền tăng huyết áp.
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, được xác định bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, huyết áp chuẩn nhất là 120/80mmHg. Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ở người cao tuổi có thể gặp hình thái tăng huyết áp tâm thu đơn độc, nghĩa là huyết tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg, nhưng huyết áp tâm trương vẫn nhỏ hơn 90mmHg.
Nhiều người nghĩ rằng, khi trời nóng bức mới dễ dẫn đến tăng huyết áp; nhưng thực tế thời tiết trở lạnh lại là điều kiện gây tăng huyết áp đột ngột và dễ gây các biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân là do thời tiết lạnh giá, nhiệt độ thấp khiến cơ thể tăng điều nhiệt bằng cách tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Điều này làm lượng máu trở về tim tăng dẫn đến huyết áp tăng, co thắt các mạch vành.
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa cho biết: “Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động ở những nơi đó (như mạch não, mạch phổi). Cùng với đó, thời tiết lạnh cũng làm tăng số lượng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ tăng đông trong máu dễ hình thành huyết khối gây tắc mạch như: Mạch vành, mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi… dẫn đến đột quỵ tim, tai biến mạch não.
Tăng huyết áp thường gây ra các biến chứng rất nặng nề cho người bệnh, có thể gây đột tử (do nhồi máu cơ tim cấp, xuất huyết não, phình tách động mạch chủ, cơn hen tim, phù phổi cấp); hoặc bệnh để lại những di chứng hết sức nặng nề, như: Di chứng liệt nửa người, suy tim mạn tính, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy thận mạn tính…”.
Video đang HOT
Với biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp, người dân cần chú trọng đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, từ đó được tư vấn điều trị kịp thời nhằm phòng ngừa lâu dài các biến chứng của bệnh và khi đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát, hạn chế tối đa tiến triển của bệnh.
Đặc biệt vào mùa đông, để phòng bệnh tăng huyết áp, người mắc bệnh cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh để tránh hít thở không khí lạnh.
Không nên thức dậy quá sớm bởi lúc đó, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn; nếu dậy quá sớm bước ra ngoài gặp gió lạnh có thể khiến huyết áp tăng cao, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vào buổi sáng.
Cần tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Có thể dùng điều hòa và sử dụng bóng điện đỏ cho ấm. Không nên dùng bếp than tổ ong hoặc than củi để sưởi trong phòng kín dễ gây ngộ độc khí CO, rất nguy hiểm. Cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim…
Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa đặc biệt lưu ý: Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học theo tư vấn của bác sĩ và luyện tập đều đặn, đúng cách, phù hợp với sức khỏe để nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp; giữ tâm lý thoải mái.
Điều trị tăng huyết áp là điều trị liên tục và lâu dài. Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về chỉ số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Nếu không muốn bị nhồi máu não và tim đột ngột, hãy tránh 3 thứ, uống 2 loại nước và làm tốt 1 việc
Mùa lạnh là thời điểm các bệnh về tim mạch và nhồi máu não tăng cao. Việc chủ động phòng tránh sẽ giúp bạn giảm thiểu những tai biến bất ngờ.
Không chỉ có mỗi ung thư mới khiến cho người ta cảm thấy sợ hãi, các bệnh về tim và mạch máu não cũng nguy hiểm không kém. Thậm chí, ở một mức độ nào đó, những căn bệnh này còn đáng báo động hơn cả ung thư. Bởi khi bị tai biến mạch máu não, dù không tử vong cũng trở thành người thực vật, trở thành gánh nặng cho cả gia đình.
Vì vậy, làm thế nào để chúng ta có thể tự cứu mình khi mùa lạnh đến. Thực ra điều này không quá khó khăn, bạn chỉ cần nghiêm túc thực hiện một số điều sau, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hãy "tránh 3 thứ"
- Tránh dầu mỡ
Dầu ăn sau khi đun ở nhiệt độ cao, một số axit béo sẽ chuyển hóa, làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến hàm lượng triglycerid trong mạch máu tăng cao, khiến máu đặc lại, dễ hình thành các mục máu đông.
Việc hấp thụ quá nhiều dầu có thể khiến lượng chất béo trung tính trong mạch tăng cao, dẫn đến máu đặc. Từ từ chất béo trung tính cũng sẽ lắng đọng trên thành mạch máu tạo thành các mảng, các mảng này tiếp tục mở rộng về diện tích và độ dày, làm cho đường kính trong của mạch máu nhỏ lại, máu lưu thông chậm hơn làm tắc nghẽn, gây ra xơ vữa động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu và tăng nguy cơ nhồi máu não.
- Tránh nước dùng đậm đặc
Thời tiết lạnh càng khiến cho người ta thích thú với việc ăn uống hơn. Vào thời điểm này, các món canh đậm đặc, ấm nóng rất được ưa chuộng. Hầu hết các nước dùng đặc đều chứa nhiều muối, không có lợi cho sức khỏe huyết áp, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu não.
Hầu hết các nước dùng đặc đều chứa nhiều muối, không có lợi cho sức khỏe huyết áp.
Ngoài ra, nước dùng đặc có hàm lượng chất béo và cholesterol cao hơn. Đặc biệt, nước dùng có màu trắng có hàm lượng chất béo cao hơn, không có lợi cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
- Dưa chua
Dưa chua là một trong những thực phẩm thường thấy trên bàn ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt những người trung niên và cao tuổi rất thích ăn dưa chua. Tuy nhiên, để phòng ngừa nhồi máu não, cần chú ý ăn ít dưa chua và những người cao huyết áp nên tránh xa.
Hàm lượng muối cao trong dưa chua cũng sẽ dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều natri. Natri có liên quan mật thiết đến việc tăng huyết áp, áp lực mạnh này ẩn chứa những nguy cơ gây nhồi máu não.
Uống "2 loại nước"
- Nước trà
Uống trà có thể giúp giải độc, giảm chất béo và cải thiện sức khỏe mạch máu. Bạn nên uống các loại trà từ bồ công anh, hạt sen, kỷ tử, đại mạch và các thảo dược khác, có thể hạ mỡ máu, hạ huyết áp, cải thiện độ đặc của máu, ngăn ngừa huyết khối và bệnh tim mạch.
Uống trà có thể phòng tránh được nhồi máu não vào mùa đông.
Nước trà cũng là một thức uống tốt để làm loãng máu. Vào mùa lạnh, uống một cốc nước trà ấm cũng sẽ làm ấm cơ thể, chống lại cái lạnh.
- Nước ấm
Uống nhiều nước, bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể, làm loãng máu, chống máu đặc, giảm huyết khối, hỗ trợ phòng ngừa nhồi máu não.
Nước ấm 30 - 45 độ C là thích hợp nhất, tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Trong khung thời gian thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, nếu uống 1 cốc nước ấm sẽ cực tốt cho cơ thể.
Làm tốt "1 việc"
Huyết áp tăng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhồi máu não. Trước tiên, nó sẽ dễ gây xơ vữa động mạch, dẫn đến tổn thương mạch máu và co thắt mạch máu não. Vì vậy, vào mùa đông, cần hình thành thói quyen đo huyết áp thường xuyên.
Một khi các mạch máu bị kích thích bởi nhiệt lạnh, huyết áp cũng sẽ tăng lên. Vì vậy cần phải giữ ấm khu vực vùng cổ, rốn, chân để tránh hạ thân nhiệt.
Sử dụng thiết bị sưởi ấm trong mùa lạnh thế nào để đảm bảo an toàn? Việc giữ ấm cho cơ thể trong mùa lạnh là vô cùng cần thiết, do đó nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng thiết bị sưởi ấm. Tuy nhiên, khi dùng các thiết bị này, mọi người cần lưu ý những điều dưới đây để bảo đảm an toàn. Các tỉnh miền Bắc sắp bước vào đợt không khí lạnh mới, vậy...