Phòng bệnh mùa hè cho trẻ
Thời tiết nắng nóng nhưng ngày hè sẽ là nguyên nhân chính gây nên một số bệnh cho trẻ như viêm họng, viêm phế quản, tiêu chảy…
Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bởi nếu được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể, giảm nguy cơ mắc bệnh. Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm), như ăn chè đậu đen, uống nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả, hay ăn các loại hạt đậu hầm với bí, bầu, hoặc cơm canh rau ngót với thịt, xương hầm.
Do cơ thể trẻ đang ở giai đoạn phát triển, nên nhu cầu protein (chứa các acid amin) mỗi ngày của trẻ em nhiều hơn người lớn. Bố mẹ cần cho các em ăn thực phẩm có nhiều protein, như các loại thịt (thịt gà, thịt heo, vịt), cá, trứng, sữa, các loại đậu, lạc, vừng… Nhu cầu về vitamin ở trẻ em rất lớn. Bổ sung vitamin cho các em, nên cho ăn nhiều thức ăn như gấc, đu đủ, gan… (chứa nhiều vitamin A); uống sữa bò, ngũ cốc (chứa nhiều vitamin B); uống nước cam ép, các sinh tố hoa quả: bơ, cà chua, bưởi… (chứa nhiều vitamin C, E); ăn nhiều đạm, ăn nhiều thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá…
Vào hè, trẻ em cũng rất dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn. Bố mẹ phải thường xuyên nhắc nhở các em tắm, rửa sạch sẽ. Khuyên con em không nên nghịch cát bẩn, không tự ý nặn mụn nhọt, hoặc bôi thuốc lên mụn, vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Lưu ý các em chơi ở những nơi thoáng mát, không chơi đùa trên lề đường để tránh tai nạn, cũng không nên chơi ở những góc ẩm tối, sẽ dễ bị muỗi và côn trùng đốt, chích gây nhiễm bệnh. Ngoài chế độ nghỉ ngơi thích hợp, phòng ở của các em phải bố trí sao cho thoáng mát, tránh tiếng ồn, nên trồng cây cảnh để không gian có cây xanh và hơi ẩm. Không cho các em nằm ở nền nhà, nằm nơi gió lùa sẽ dễ bị cảm.
Video đang HOT
Mùa hè là dịp nhiều gia đình cho con em đi chơi. Một chuyên lên rừng, xuống biển, hay ở nơi đồng quê êm đềm, thơ mộng… sẽ không còn thoải mái và lý thú, nếu như sức khỏe của các em bị trục trặc. Nên khuyên các em tránh nắng, ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời (nhất là thời gian từ 10g – 12g trưa). Không để các em tiếp cận những loại hình vui chơi, giải trí “khác thường” dễ dẫn đến bị suy nhược thần kinh, bị kích động, như xem phim ma, phim hành động không phù hợp với lứa tuổi… Thức ăn và nước uống không hợp vệ sinh sẽ là nguồn lây bệnh, như bị nhiễm E.coli (rối loạn tiêu hóa), bệnh do Shigella gây nên (lỵ trực khuẩn). Nên tránh các loại thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, như rau sống, nước đá, thịt tái, gỏi cá… Thức ăn chín luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Các em có thể dùng oresol để bù nước điện giải và giúp cơ thể giải độc nếu bị tiêu chảy. Oresol là loại “nước giải khát” hiệu quả cho những em mất nhiều mồ hôi, giúp giảm mệt mỏi một cách nhanh chóng.
Những học sinh quá gầy yếu, có thể dùng bài thuốc Tiểu chiến sĩ của lương y Nguyễn Kiều (người sáng lập Trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) gồm: củ sả, củ cói (củ của cây cói dùng làm chiếu) và bột thịt cóc. Nếu cháu nào quá gầy thì dùng bảy phần bột thịt cóc, ba phần củ cói và củ sả (thường tỷ lệ thịt cóc năm – sáu phần, bột của củ cói và củ sả bốn – năm phần). Củ cói và củ sả sấy khô, sao vàng, tán bột rồi trộn với bột thịt cóc, mỗi lần dùng hai muỗng cà phê bột, cho hòa vào nước lọc để nguội, uống trước bữa ăn 15 phút, ngày uống hai lần. Với các em gầy còm, yếu, để bổ tỳ hàng ngày còn cần ăn những hoa quả có chất ngọt như hồng xiêm, na, bơ…
Theo PNO
Trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp khi trời lạnh
Những bệnh lý thuộc cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới đều dễ phát sinh ở trẻ em khi thời tiết lạnh do sức đề kháng của trẻ còn yếu và cũng bởi đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ biết cách giữ ấm, chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ và có những quan tâm cần thiết đến bệnh mạn tính mà trẻ mắc sẽ giúp trẻ có được sức khỏe tốt trong điều kiện thời tiết thay đổi.
Bệnh đường hô hấp trên: Bệnh viêm họng là một bệnh rất dễ gặp. Trẻ thường kêu đau họng khi uống nước, khi nuốt thức ăn. Kèm theo đau họng là sốt. Sốt trong viêm họng ở trẻ có thể sốt nhẹ khoảng từ 37,5-380C, tuy vậy cũng có trường hợp trẻ sốt cao hơn. Kèm theo sốt trẻ có thể bị ho. Đây là dạng viêm họng cấp tính.
Một số trẻ lớn hơn (khoảng 5 tuổi trở lên) thường có viêm họng kèm theo viêm amidan. Amidan là một tổ chức lymphô, bình thường amidan được ví như như đội quân bảo vệ đường hô hấp trên nhưng khi bản thân nó bị bệnh, đặc biệt là viêm nhiễm lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh thì thường viêm cấp tính có sốt cao có khi thân nhiệt lên tới 39 hoặc 400C, nuốt vướng, trẻ biếng ăn, mệt mỏi.
Ở trẻ bé hơn thường dưới 5 tuổi (nhiều nhất là lứa tuổi từ 2-3) khi thời tiết chuyển mùa, trẻ có thể bị viêm VA. Khi bị viêm VA, trẻ sốt từ 38 - 390C (đôi khi sốt cao hơn), chảy nước mũi. Những ngày đầu nước mũi còn trong, nhầy, càng về những ngày sau nước mũi đặc hơn (chính là mủ) có màu vàng hoặc trắng đục (nếu do vi khuẩn tụ cầu hoặc do vi khuẩn H.influenzae, S. pneumoniae) hoặc màu xanh (nếu VA bị viêm bởi trực khuẩn mủ xanh thì nước mũi thường có màu xanh cho nên người ta thường gọi là thò lò mũi xanh).
Trẻ bị viêm VA thường bị nghẹt mũi, lúc ngủ thường thở bằng mồm cho nên có thể để lại hậu quả về sau là bị răng vẩu (nếu không điều trị). Khi trẻ bị viêm VA, ngoài các triệu chứng kể trên, trẻ cũng bị ho, mệt mỏi, ít chịu chơi và hay quấy khóc. Thay đổi thời tiết cũng làm cho trẻ có thể bị viêm mũi cấp tính gây tắc, nghẹt mũi cho nên trẻ hay quấy khóc nhất là ban đêm. Bệnh đường hô hấp trên (như viêm mũi, viêm họng, viêm VA, viêm amidan...) trẻ bị mắc khi thời tiết thay đổi ít khi đơn thuần mà thường có sự kết hợp và liên quan mật thiết với nhau, để phân biệt một cách chính xác không đơn giản chút nào.
Cần giữ ấm cho trẻ tránh nhiễm lạnh.
Bệnh đường hô hấp dưới: Thời tiết thay đổi cũng có thể làm cho trẻ viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phế quản - phổi, viêm phổi. Bệnh thuộc đường hô hấp dưới xuất hiện có liên quan khá chặt chẽ với các bệnh của đường hô hấp trên khi không được chẩn đoán sớm và điều trị dứt điểm thì mầm bệnh sẽ lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm nhiễm. Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa cũng rất hay gặp, bệnh thường nặng hơn và nguy hiểm hơn rất nhiều so với các bệnh ở đường hô hấp trên. Trẻ thường sốt cao, khó thở nếu không cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Ví dụ như sốt cao gây co giật, khó thở làm cho trẻ suy hô hấp...
Thời tiết chuyển mùa còn có thể làm cho trẻ bị hen suyễn tái phát (viêm phế quản co thắt) hoặc xuất hiện bệnh mới đặc biệt ở các trẻ sẵn có cơ địa dị ứng. Viêm phế quản co thắt là một bệnh không được xem thường. Đây cũng là một trong những bệnh cấp cứu ở trẻ. Trẻ có thể bị ho, sốt nhẹ (có khi sốt cao nếu kèm theo viêm phế quản), khó thở làm co kéo lồng ngực, môi tím, cánh mũi phập phồng.
Ở trẻ còn bú mẹ thường phải nhè vú mẹ liên tục để thở, trẻ luôn mệt mỏi, chán ăn, kém chơi hay quấy khóc về ban đêm. Một số bệnh thuộc dạng dị ứng ở trẻ cũng thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa như bệnh chàm (exsema) nhất là trẻ dưới 3 - 4 tuổi. Trẻ thường xuất hiện đỏ ứng 2 gò má, cằm (người ta gọi là hình cánh bướm), kèm theo là ngứa. Do ngứa nên trẻ gãi nhiều làm chảy máu và gây nhiễm khuẩn mưng mủ. Bệnh chàm ở trẻ cũng làm cho trẻ rất khó chịu cho nên hay quấy khóc. Khi thời tiết chuyển mùa trẻ cũng có thể bị rối loạn tiêu hoá, trong đó bệnh tiêu chảy cũng rất cần được lưu ý.
Để trẻ khỏe mạnh trong mùa đông Để phòng bệnh cho trẻ lúc chuyển mùa, nhất là phòng các bệnh thuộc đường hô hấp, quan trọng nhất là cần phòng nhiễm lạnh cho trẻ. Cần tắm cho trẻ bằng nước ấm và trong buồng kín gió, tắm xong cần lau thật khô từ đầu đến chân cho trẻ. Lau xong nên mặc quần áo ngay. Mỗi khi ra ngoài (đi học hoặc đi chơi) cần mặc ấm cho trẻ, chú ý giữ ấm cổ, cần có bít tất, khẩu trang, găng tay, mũ ấm. Mỗi lần trẻ uống nước, uống sữa cần cho trẻ uống ấm, không nên cho trẻ uống nước, sữa lạnh. Lúc trẻ ngủ cần chú ý đắp chăn cho trẻ vì trẻ thường đạp tung chăn, nếu trời lạnh mà trẻ không đắp chăn thì sẽ bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm đường hô hấp. Khi trẻ sốt, ho hoặc có kèm theo khó thở thì cần cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt (có thể khám ở chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai, mũi, họng) để được chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị ngay từ đầu, không nên để bệnh quá muộn mới đưa trẻ đi khám. Cần chú ý một số thức ăn có thể làm tăng bệnh hen suyễn hay dị ứng cho trẻ.
PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
"Chế độ" cho người hay phải thức đêm Những người thường xuyên phải thức đêm, nên có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng như thế nào tốt cho sức khỏe nhất? Tăng cường dưỡng chất Khi thức đêm, nên ăn các thức ấm nóng, và uống nhiều nước lọc. Nên chọn các thực phẩm giàu protein, chất béo, các vitamin nhóm B như sữa, thịt bò, thịt lợn, cá, các...