Phòng bệnh lao như ngừa Covid-19
Hiện toàn thế giới có hơn 127 triệu người mắc Covid-19, trong khi bệnh lao 10 triệu người và bệnh lao hiện hữu ở 190 quốc gia, vùng lãnh thổ
Hiện nay, dù nhân loại đang nỗ lực đẩy lùi đại dịch Covid-19 nhưng cũng không được quên rằng còn đó các bệnh truyền nhiễm khác vẫn rất nguy hiểm. Lao chính là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Cùng đường lây, triệu chứng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM dẫn ra một câu chuyện buồn của thieu nu 17 tuoi vì thiếu hieu biet ve benh lao. Thiếu nữ này vào viện trong tình trạng sut can, ho, sot. Tuy tình trạng này diễn ra trong nhieu thang nhưng bệnh nhân khong đi kham vì cho rằng đó chỉ là những biểu hiện của bệnh hô hấp thông thường. Cho đến khi thay đoi tri thuc, lu lan, bệnh nhân moi đến bệnh viện thăm khám thì đã quá muộn và thiếu nữ này đã tu vong vi lao mang nao.
Đây chỉ là một trong nhung truong hop cu the rất đau xót trong nhung truong hop phat hien bệnh muon. Cha của bệnh nhan này tung mac lao va tử vong vi benh lao cach đay 3 nam. Nhưng do mac cam, thiếu hiểu biết về bệnh lao, đa đay benh nhan đen ket cuc đau lòng này.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoài Minh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP HCM, những người mắc bệnh Covid-19 và bệnh lao có những triệu chứng tương tự như: ho, sốt và khó thở. Cả hai bệnh, thì phổi là mục tiêu chủ yếu bị tấn công. Thời gian ủ bệnh từ khi tiếp xúc trong bệnh lao dài hơn và thường khởi phát chậm so với Covid-19.
Phát hiện sớm và tuân thủ nghiêm liệu trình điều trị sẽ chữa khỏi được bệnh lao. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Sự lây truyền bệnh lao nguy hiểm hơn Covid-19 vì trực khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí và tồn tại trong môi trường sống với thời gian dài. Vi khuẩn lao tồn tại dưới các hạt mịn có kích thước rất nhỏ dưới 5 micro mét lơ lửng trong không khí vài giờ do giọt bắn của người bệnh lao phổi ho, hắt hơi, la hét hoặc hát. Những người hít phải có thể bị nhiễm bệnh.
Kích thước của các hạt bụi nhỏ giọt bắn này là một yếu tố chính quyết định sự lây nhiễm bệnh lao và nồng độ của vi khuẩn lao trong không khí sẽ giảm khi có sự thông gió và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, vi khuẩn lao có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống trong thời gian dài.
Ngoài phổi, vi khuẩn lao có thể phát triển ở các vị trí khác trong cơ thể như thận, màng não… Các triệu chứng của bệnh lao phụ thuộc vị trí vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ thể. Nếu vi khuẩn lao phát triển trong phổi (lao phổi) gây ra các triệu chứng như: ho khạc đàm kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn; đau ở ngực; ho ra máu. Các triệu chứng khác của bệnh lao là: suy nhược hoặc mệt mỏi; giảm cân; chán ăn; sốt nhẹ về chiều; đổ mồ hôi vào ban đêm.
Đồng hồ đang điểm ngược
Việc phát hiện sớm, điều trị sớm là điều kiện tiên quyết kiểm soát lao. Trong khi đáng tiếc là nhiều người phát hiện lao khá muộn.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Vĩnh, Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, hiện nay chưa thu nhận đủ 40% người mắc lao trong cộng đồng. Lo lắng nhất những người mắc lao mà không đến cơ sở y tế chính là nguồn lây ra môi trường bên ngoài.
Video đang HOT
TS-BS Đỗ Châu Giang, Tổng Thư ký Hội Lao – Bệnh phổi TP HCM, cho biết hiện Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có độ lưu hành lao cao nhất thế giới. Theo nghiên cứu, 30% người dân trưởng thành của Việt Nam (khoảng 22-30 triệu người) nhiễm lao. Chúng ta đang sống trong cộng đồng có số người nhiễm lao cao nên dễ nhiễm lao.
Ở người bình thường không có bệnh nền, không bị đái tháo đường, không nhiễm HIV, không suy giảm miễn dịch thì khả năng mắc lao là 10% trong suốt cuộc đời của mình. Ngược lại, người bị nhiễm HIV/AIDS thì tỉ lệ nhiễm lao sẽ là 10%/năm. Thế giới công bố có 1/3 dân số bị nhiễm lao, 3 người có 1 người nhiễm, tập trung 30 nước, Việt Nam đứng thứ 16, tại phía Nam gấp đôi phía Bắc. Nguy cơ nhiễm bệnh lao là rất cao không loại trừ một ai. Vì vậy, phát hiện sớm là chìa khóa kiểm soát bệnh lao.
Năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát đi thông điệp “Đồng hồ đang điểm” với lời nhắn không còn nhiều thời gian để hành động. Tỉ lệ mắc lao có giảm mỗi năm 3,8%, đặc biệt trong số này số lao phổi mới mỗi năm giảm 3%.
Tuy nhiên, với tốc độ giảm này thì phải nhiều năm nữa, thậm chí là sau năm 2050, mới giảm xuống mức thấp theo như mục tiêu WHO đề ra. Báo cáo năm 2020 của WHO cho biết Việt Nam có khoảng 170.000 trường hợp lao mắc mới mỗi năm, trong đó có 9.400 trường hợp tử vong do lao. Phần lớn các ca tử vong do chưa được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Hầu hết những người bị nhiễm lao không bao giờ phát triển thành bệnh lao mà có thể ở dạng tiềm ẩn (nhiễm lao tiềm ẩn), vi khuẩn lao chưa gây hại cho cơ thể và không có triệu chứng. Nếu phát triển thành bệnh lao, nó có thể xảy ra từ 2 đến 3 tháng sau khi nhiễm trùng hoặc nhiều năm sau đó. Khi đã mắc bệnh lao thì phải điều trị lâu dài, kéo dài nhiều tháng và cần phải tuân thủ nghiêm liệu trình điều trị.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh lao?
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoài Minh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết lao có mức độ lây truyền nguy hiểm hơn Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm chết người nguy hiểm nhất thế giới. Theo ước tính của tổ chức này, mỗi ngày, gần 4.000 người mất mạng vì bệnh lao và gần 28.000 người mắc bệnh có thể phòng ngừa, chữa khỏi.
Việt Nam là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Theo báo cáo trên toàn cầu năm 2018 của WHO, Việt Nam có 124.000 bệnh nhân và khoảng 12.000 tử vong do căn bệnh này trong năm 2017.
Hai loại của bệnh lao
Lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, được phân thành 2 loại theo vị trí giải phẫu gồm lao phổi và lao ngoài phổi.
- Lao phổi
Bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả lao kê. Trường hợp tổn thương phối hợp ở phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại là lao phổi. Đây là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Cơ thể gầy gò của người đàn ông mắc bệnh lao. Ảnh: The Guardian Nigeria.
- Lao ngoài phổi
Bệnh lao tổn thương ở các cơ quan ngoài phổi như màng phổi, hạch, màng bụng, sinh dục tiết niệu, da, xương, khớp, màng não, màng tim..., Nếu lao nhiều bộ phận, nơi có biểu hiện tổn thương nặng nhất (lao màng não, xương, khớp...) được ghi là chẩn đoán chính.
Hiện hầu hết cơ sở y tế tuyến quận, huyện, trạm y tế xã, phường... đều có tổ theo dõi và cấp thuốc, điều trị cho bệnh nhân lao cư trú tại địa phương. Tại TP.HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là đơn vị chuyên điều trị bệnh nhân lao, đa số là thể nặng.
Ai dễ mắc bệnh lao?
Theo phân loại của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh lao nhất gồm:
- Người nhiễm HIV
- Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em
- Người mắc các bệnh mạn tính như loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn...
- Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào
- Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư...
Lao là bệnh có thể lây nhiễm từ người mang trùng sang người lành thông qua hoạt động hô hấp như ho, hắt hơi, khạc nhổ... Ảnh: Freepik.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hoài Minh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết so với Covid-19, lao có mức độ lây truyền nguy hiểm hơn.
Bệnh lao lan truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc giọt bắn ra từ cổ họng và phổi của người bệnh lao phổi giai đoạn tiến triển. Chỉ khoảng 5-10% người bị nhiễm vi khuẩn sẽ phát triển bệnh lao trong đời.
Vi khuẩn lao trong các hạt mịn có kích thước rất nhỏ, lơ lửng trong không khí từ giọt bắn của người mắc bệnh. Ở môi trường tự nhiên, vi khuẩn có thể sống vài giờ. Trong khi đó, SARS-CoV-2 lây truyền chủ yếu qua việc hít trực tiếp các giọt bắn đường hô hấp xuất phát từ người bệnh.
Triệu chứng của bệnh lao phổi bao gồm ho, đôi khi có đờm, hoặc ho ra máu, đau ngực, suy nhược, gầy sút, sốt và ra mồ hôi về đêm.
Điều cần biết về vaccine phòng bệnh lao
Tại Việt Nam, vaccine phòng lao được sử dụng phổ biến là sản phẩm thuộc Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC).
Thời gian bảo vệ của vaccine là từ 4-5 năm cho đến 15-20 năm, thay đổi tùy theo công trình nghiên cứu. Người ở khu vực nguồn lây nhiễm lao cao nên tiêm chủng BCG càng sớm càng tốt.
Bệnh lao có thể phòng ngừa tốt nhờ vaccine. Ảnh: CTVnews.
Những người không nên tiêm vaccine là bệnh nhân ung thư, bạch hầu và người mắc một số bệnh mạn tính như viêm thận mạn, hội chứng thận hư, suy tim...
Các trường hợp tạm thời nên hoãn tiêm vaccine là trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thiếu cân, mắc bệnh cấp tính (cả trong giai đoạn phục hồi) hay các vấn đề ngoài da đang tiến triển.
Vaccine lao được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, bao gồm lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
Các chuyên gia nhấn mạnh việc điều trị lao là quá trình lâu dài. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Khai, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, khuyến cáo người mắc bệnh lao nên dùng thuốc đúng lịch và chính xác theo liều lượng được chỉ định, không tự ý ngưng thuốc, tái khám đúng hẹn, liên hệ ngay với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường (sốt, ho, ớn lạnh, đờm có máu...).
Người bệnh nên chủ động giữ gìn sức khỏe, tránh lây nhiễm bệnh cho người khác để đảm bảo an toàn chung cho cộng đồng.
Thông điệp trong Ngày Thế giới phòng chống lao năm nay của Việt Nam là "Chiến thắng Covid-19 - Chấm dứt bệnh lao". Các chuyên gia nhấn mạnh trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, các biện pháp phòng dịch Covid-19 cũng là cơ hội giúp Việt Nam phòng ngừa bệnh lao, hướng đến mục tiêu chấm dứt căn bệnh này vào năm 2030.
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Việt Nam đưa ra loạt khẩu hiệu vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao Theo Bộ Y tế, ngày 24/3 hằng năm được chọn trở thành Ngày thế giới phòng, chống lao để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao. Ảnh minh họa, nguồn: SKĐS Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trên 20.000 người mắc bệnh lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Do đó, từ năm 2018, Quỹ PASTB được thành...