Phòng bệnh cho trẻ khi trời chuyển lạnh
Gần 2 tuần qua, nhiệt độ miền Bắc giảm sâu khiến không chỉ người già, trẻ con mà người khỏe mạnh cũng đổ bệnh. Đặc biệt, số lượng bệnh hô hấp cũng tăng vọt.
Tại Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, dù có tới hơn 40 phòng khám nhi nhưng chỗ nào cũng đông nghẹt phụ huynh thấp thỏm đứng, ngồi bế con chờ đến lượt khám.
Người khỏe cũng ốm!
Rời khỏi nhà từ hơn 6 giờ nhưng gần 9 giờ, vợ chồng anh Lê Văn Huy, ở Hưng Yên, mới đưa con gái Lê Hà Anh Thư (6 tháng tuổi) tới được BV Nhi Trung ương để khám. “Khoảng một tuần qua, con gái húng hắng ho, sổ mũi và sốt nhẹ, mặc dù đã được bác sĩ (BS) ở BV huyện khám và kê thuốc nhưng con vẫn chưa khỏi nên vợ chồng tôi đành chở xe máy vượt gần 100 km về Hà Nội khám cho yên tâm”- anh Huy vừa kể bệnh con vừa giãi bày với BS.
Theo BS Cấn Phú Nhuận, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Nhi Trung ương, cháu bé nói trên bị viêm họng cấp do virus. Đây là một trong số bệnh đường hô hấp gặp nhiều khi thời tiết chuyển lạnh. “Với những trường hợp này có thể chỉ một vài ngày nữa bệnh sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và vệ sinh tốt mà không phải sử dụng kháng sinh.
Thế nhưng, việc bố mẹ vượt cả trăm cây số, đưa con đi khám bệnh trong thời tiết lạnh giá không loại trừ khi về đến nhà, con bị nhiễm lạnh, dẫn đến biến chứng bội nhiễm và đổ bệnh nặng hơn”- BS Nhuận nói. Cũng theo BS Nhuận, những ngày qua, trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận từ 1.500-2.000 bệnh nhi và phần lớn trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp với triệu chứng điển hình là ho, sổ mũi, khó thở, nhiều đờm và sốt kéo dài, sốt về đêm.
Trời rét không chỉ đe dọa sức khỏe trẻ nhỏ mà còn làm gia tăng các bệnh về dị ứng, viêm mũi dị ứng, xương khớp, đau dây thần kinh, bệnh gút, huyết áp… với người già, người lớn khỏe mạnh. Tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai – Hà Nội), chị Nguyễn Lan Hoa, 35 tuổi (quận Đống Đa – Hà Nội), tới khám do ho kéo dài từ nhiều tuần nay, đặc biệt gần đây thời tiết lạnh, da tay chân chị bị khô, nứt nẻ, bong vảy khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Tại BV Lão khoa Trung ương, số bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) cũng cao hơn hẳn. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, phải can thiệp thở máy, vận mạch…
Chớ coi thường viêm mũi, họng
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hà, Khoa Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt (BV Nhi Trung ương), tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở các bộ phận này có thể là khởi đầu của nhiều bệnh nguy hiểm khác. “Một đứa trẻ bị viêm mũi nếu không điều trị dứt điểm, chỉ 4-5 ngày có thể gây viêm tai, thậm chí làm giảm sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não…
Biểu hiện của bệnh thường xuất hiện sau khi bé bị viêm mũi, họng vài ngày. Bé có thể bị sốt, ho, chảy mũi, tiêu chảy và đau tai, thậm chí đau tai dữ dội” – BS Hà cảnh báo.
Theo PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi BV Bạch Mai, sai lầm thường gặp nhất của các bậc cha mẹ là khi con có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng thường tự đi mua thuốc cho con uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước.
Thậm chí có những trường hợp điều trị đứt quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng. “Điều này không chỉ gây tình trạng lờn thuốc mà còn có thể để lại những biến chứng. Trẻ cần khám điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm” – PGS-TS Dũng lưu ý.
BS Nguyễn Trung Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh BV Lão khoa, cho hay thời tiết lạnh chính là yếu tố khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng, kéo theo các biến chứng đột quỵ hoặc hôn mê. Đồng thời, kiểu không khí lạnh và khô cũng dễ khiến các loại nấm mốc phát triển.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng như các bệnh về đường hô hấp. Do đó, người cao tuổi không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ trong nhà, tránh gió lùa, nhiệt độ lạnh vào buổi sáng. Không nên đi tập thể dục vào buổi sáng sớm hay tối khi trời quá lạnh.
Nên vệ sinh mũi, họng hằng ngày
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hà, không ít phụ huynh cho rằng chỉ khi con trẻ bị viêm mũi, họng mới cần vệ sinh mũi để bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên trên thực tế, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và thực hiện vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối 0,9% hằng ngày. Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3-4 lần/ngày. Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ em là rất quan trọng để phòng tránh các bệnh tai mũi, họng. Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông đúc, dễ lây lan bệnh.
Theo Khánh Anh (Người Lao Động)
Xử lí đúng bệnh hô hấp của trẻ
Những bệnh hô hấp thường gặp
Viêm hô hấp trên là viêm từ mũi xuống ngã ba hầu họng, phần nhiều là viêm mũi, viêm họng, viêm hệ thống bạch huyết ở họng ở trẻ nhỏ (viêm VA), viêm tai. Viêm hô hấp trên có thể tự khỏi hoặc khi được điều trị hoặc có thể tiến triển thành viêm hô hấp dưới như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản (viêm những cuống phổi cực nhỏ) hay
Theo dõi sức khỏe bệnh nhi tại Khoa hô hấp - Bệnh viện Nhi
Viêm hô hấp đa số do tác nhân siêu vi như rhinovirus, virus RSV, virus cúm... Khi gặp trời lạnh, điều kiện sinh hoạt ẩm thấp, đông đúc là điều kiện thuận lợi để gây bệnh. Biểu hiện ở trẻ là ho, sổ mũi, có khi có sốt, đôi khi bỏ ăn. Diễn tiến bệnh đa số lành tính, nếu chăm sóc tốt sẽ hết sau 5 - 7 ngày, không cần phải nhập viện.
Điều quan trọng là các bậc cha mẹ cần biết những dấu hiệu nặng như trẻ nôn, thở nhanh, sốt cao (ở trẻ nhỏ sốt cao quá có thể gây co giật) hoặc trẻ có triệu chứng khó thở, thở co kéo ngực hoặc phập phồng cánh mũi thì cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
Trẻ sinh mổ dễ bị khò khè
Những trẻ sinh mổ thường dễ bị khò khè do còn đờm nhớt ở đường hô hấp. Các bà mẹ không nên quá lo lắng trong trường hợp này và cũng không nên cho bé uống kháng sinh quá sớm, nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được hút đờm và tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.
Khi thấy bé ho hoặc sổ mũi không nên quá lo lắng. Nên lưu ý ho là một phản xạ rất tốt để bảo vệ phổi ở trẻ, do đó không nên quá lo lắng và tự tiện cho bé uống thuốc chống ho, nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi.
Không nên chủ quan
Những triệu chứng thường gặp như ho, sốt, nôn, sổ mũi, biếng ăn nhưng là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, do đó không nên quá chủ quan. Có nhiều bà mẹ thấy triệu chứng bé giống như lần trước và đôi khi người lớn vì quá bận rộn nên không đưa bé đi khám được nên tự động dùng theo đơn thuốc cũ, đến khi tự chữa mãi không khỏi phải vào viện thì bé đã bị viêm phổi nặng.
Để đề phòng, các bà mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, giữ ấm cho bé, tiêm chủng đầy đủ cho bé theo lịch tiêm chủng, cho bú sữa mẹ sớm (ngay sau sinh nửa giờ). Tập thói quen cần cho bé ăn nhiều trái cây, rau quả để hệ miễn dịch trong cơ thể của bé hoạt động hữu hiệu hơn, ít mắc bệnh đường hô hâp hơn.
Theo SKDS
Trời rét, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng đột biến Do thời tiết trở lạnh nên trẻ em mắc nhiều bệnh sốt, cảm cúm, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi và tiêu chảy do nhiễm virus rota. Ngày 7/12, bác sĩ Cấn Phú Nhuận - Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, trời trở lạnh khiến số lượng trẻ nhập viện tăng cao. Đa số các em mắc...