Phòng bệnh cho trẻ khi thủy đậu vào mùa
Đông xuân là mùa mà bệnh thủy đậu hoành hành. Theo các bác sĩ, đây là bệnh dễ lây lan, khá lành tính nhưng cũng có trường hợp biến chứng viêm phổi, não… nên không thể chủ quan.
Gần đây trung bình mỗi tuần Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) có khoảng 10 trẻ bị thủy đậu đến khám. Đa phần là trường hợp nhẹ, chưa có biến chứng nên được kê thuốc, tự điều trị ở nhà.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày cũng có nhiều bé bị thủy đậu tới khám nhưng đa số đều được điều trị ngoại trú, hiện chỉ còn khoảng 4-5 trẻ đang được theo dõi tại khoa truyền nhiễm của viện.
Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hương, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, thủy đậu là bệnh do nhiễm virus gây ra, có thể lây, chủ yếu qua dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch các nốt phỏng nước trên da vỡ ra. Bệnh có thể gây thành dịch, thường xảy ra vào mùa đông xuân và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học…
Trẻ bị thủy đậu chủ yếu là chăm sóc tại nhà và điều trị triệu chứng. Ảnh:NP.
Video đang HOT
Năm nay, bệnh thủy đậu không thành dịch, rải rác vài ca điều trị tại khoa. Tuy vậy, các mẹ vẫn cần chú ý phòng bệnh và trị bệnh cho con. Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm văcxin. Tiêm mũi 1 cho trẻ từ 12 tháng. Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.
Thủy đậu thường không có triệu chứng ban đầu đặc hiệu. Những ngày mới mắc, trẻ có thể mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và ngứa. Sau đó, trên da trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Một vài ngày sau, các nốt ban này phát triển thành các nốt phỏng có dịch trong và nhanh chóng lan ra toàn thân.
Bệnh kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu không có biến chứng, các mụn nước sẽ vỡ, khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu bị nhiễm trùng thì có thể có dịch mủ đục sau đó để lại sẹo.
Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi… Những trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng… dễ diễn biến bệnh nặng và biến chứng.
Với bệnh này, chủ yếu là điều trị triệu chứng và chăm sóc tại chỗ. Cần cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và vitamin nhóm C, nhóm B. Nhiều phụ huynh sai lầm khi kiêng tắm cho con bị thủy đậu. Nên vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, có thể tắm nước sạch nhưng cần tránh chà sát da làm vỡ mụn nước. Nếu kiêng nước hoàn toàn, da bẩn có thể gây bội nhiễm. Nên bôi các vùng da tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ như Xanh methylene hoặc mỡ Acyclovir… Nếu trẻ sốt cao, có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Cần cho bé ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, mềm…
Trẻ bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng, để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Khi thấy bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ, co giật… cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo VNE
Trẻ lỡ uống sữa nghi nhiễm khuẩn, làm sao?
Clostridium botulinum là vi khuẩn có trong tự nhiên, hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc với chúng, ví dụ trong rau củ, gia cầm, hải sản, mật ong... Clostridium botulinum chỉ gây bệnh khi sinh ra đủ lượng độc tố, và độc tố đó gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Như vậy, bệnh xảy ra nếu chúng ta ăn phải thức ăn nhiễm nhiều vi khuẩn hay độc tố nhưng không được tiệt trùng ở nhiệt độ và áp suất đủ cao, đồng thời có nước, không axít, không oxy, ở nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn... Đây thường là thực phẩm đóng gói thủ công.
Bệnh cũng có thể xảy ra nếu vi khuẩn có điều kiện tiếp tục sinh trưởng trong cơ thể để sinh đủ lượng độc tố gây bệnh. Với những người khoẻ mạnh, khi vi khuẩn qua môi trường axít ở dạ dày (pH 2 - 4) sẽ chuyển sang dạng bào tử. Khi vào ruột, nếu hệ khuẩn ruột khoẻ mạnh thì vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ cạnh tranh chỗ bám vào tế bào niêm mạc ruột, do đó clostridium botulinum không có nhiều cơ hội phát triển. Và như vậy, dễ mắc bệnh là người có hệ miễn dịch kém, dùng kháng sinh dài ngày nên hệ khuẩn ruột rối loạn, dùng thuốc giảm tiết axít kéo dài.
Thực phẩm cho trẻ phải tuyệt đối an toàn vì các cơ quan của trẻ còn non yếu. Ảnh: The Torque
Trong sữa đóng gói công nghiệp, trải qua các công đoạn tiệt trùng với nhiệt độ cao (170 độ C), sấy khô và có kiểm soát vệ sinh, vi khuẩn đã bị tiêu diệt hoặc không phát triển được. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu bị báo cáo nhiễm khuẩn là đạm whey cô đặc, chỉ chiếm lượng nhỏ trong sữa. Ví dụ, các loại sữa cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi có khoảng 0,5 - 1,2g whey/100ml sữa, và sữa cho trẻ 1 - 3 tuổi có khoảng 0,5 - 0,66g whey/100ml sữa. Hiện nay cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bị nhiễm clostridium botulinum từ nguồn whey này.
Đối với trẻ nhỏ, chúng ta phải rất thận trọng vì các cơ quan của trẻ còn non yếu. Vì vậy, mặc dù nguy cơ mắc bệnh thấp nhưng chúng ta vẫn không nên dùng sản phẩm đã bị nghi ngờ nhiễm khuẩn cho tới khi có thông báo chính thức từ cơ quan quản lý. Nếu đã từng sử dụng sữa trong lô bị nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên theo dõi sát xem bé có những dấu hiệu liệt thần kinh đặc trưng của bệnh mới xuất hiện không, bắt đầu là thần kinh sọ não, thực vật, sau đó đến chi trên, hô hấp rồi đến chi dưới. Đó là nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mi, nói khó, nuốt khó, khô miệng, buồn nôn, táo bón, yếu cơ dần từ cổ sau đó đến tay, lan dần xuống chân. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 18 - 36 giờ sau khi uống sữa nhiễm khuẩn, nhưng dao động từ 6 giờ đến 8 - 10 ngày sau. Theo trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC), nếu sau mười ngày mà không có dấu hiệu bệnh thì hiếm có khả năng mắc bệnh.
Nếu bé có biểu hiện mắc bệnh, bạn cho bé đến ngay bệnh viện để được giúp đỡ. Hiện nay ở các bệnh viện, việc xét nghiệm tìm clostridium botulinum còn rất hạn chế, cấy vi khuẩn yếm khí khó mọc và lâu cho kết quả, không làm đại trà. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên khai thác bệnh sử, gợi ý đến nhiễm vi khuẩn, khám lâm sàng và loại trừ các nguyên nhân khác. Nguy cơ lớn nhất gây ra tử vong là liệt hô hấp, do đó điều trị chủ yếu là hỗ trợ hô hấp.
Một số thông tin chia sẻ cùng bạn. Mong rằng bạn sẽ an tâm hơn.
Theo VNE
Loại canxi nào tốt nhất cho trẻ?. Khi bổ sung canxi cho trẻ bằng các sản phẩm trên thị trường, điều bố mẹ cần quan tâm là loại canxi đó có dễ hấp thụ không và có gây ra tác dụng phụ gì với sức khỏe con trẻ. Ngoài thực phẩm hàng ngày, các dạng canxi bổ sung là cần thiết đối với trẻ trong quá trình phát triển để...