Phòng bệnh cao huyết áp bằng lá sen tươi
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Giảng viên Đại học Y Hà Nội cho biết hàm lượng flavonnoid và polyphenol tự nhiên trong lá sen tươi có tác dụng phòng bệnh cao huyết áp, đặt biệt là trong mùa hè.
Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao. Điều này rất dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng huyết áp.
Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.
Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…, người bệnh có thể lưu ý một số bài thuốc dân gian.
Trong đó, lá sen khô là bài thuốc lâu đời, để phòng trị bệnh cao huyết áp. Công dụng chính của lá sen là giảm mỡ máu, bình ổn đường huyết, gan nhiễm mỡ… Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp cao khi máu trong mỡ cao, điều này làm cản trở việc lưu thông của máu, dẫn đến tình trạng bị huyết áp cao.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Giảng viên Đại học y Hà Nội cho biết hàm lượng flavonnoid và polyphenol tự nhiên trong lá sen tươi có tác dụng phòng bệnh cao huyết áp, đặt biệt nếu kết hợp thêm táo mèo. Theo cơ chế tác động của flavonnoid và polyphenol, các dẫn xuất triterpen và các axit hữu cơ có từ tá sen tươi và táo mèo tươi làm tăng nhanh bài tiết cholesterol chống xơ vữa động mạch máu, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, dãn mạch vành, giảm sơ vữa. Lá sen tươi và táo mèo tươi không chỉ điều hòa cholesterol và các thành phần mỡ máu mà còn là giải pháp an toàn để chủ động phòng bệnh rối loạn mỡ máu.
Cholessen chiết xuất 100% từ lá sen tươi và táo mèo tươi giúp giảm nguy cơ tai biến mạch mãu não, giảm mỡ máu, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp… Sản phẩm giữ nguyên được hàm lượng Flavonnoid, polyphenol tự nhiên và loại bỏ kim loại nặng không cần thiết (kim loại nặng tồn dư là nguyên nhân gây bệnh hiểm nghèo). Tư vấn khách hàng: 0485894569. Website:http://cholessen.com/
Video đang HOT
Theo VNE
8 loại quả ăn vỏ tốt hơn ruột
Chịu khó khi ăn nho, cà chua, dưa chuột bạn rửa sạch, ngâm nước muối để ăn cả vỏ, sẽ giữ được rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Có một số vỏ trái cây nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí và làm mất tác dụng chính của trái cây đó. Để tận dụng cả vỏ trái cây khi ăn thì trước tiên các bạn nên rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ra rổ cho khô ráo và ăn luôn cả vỏ lẫn ruột vì vỏ của nó rất tốt.
Vỏ quả nho giảm mỡ máu
Bạn chỉ cần chịu khó rửa sạch rồi ngâm nho trong nước muối 15 phút là có thể ăn cả vỏ mà không phải lo ngại nhiều. Ảnh: theartof.
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt... Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường...
Vỏ quýt trị đầy bụng, ho đờm
Vỏ quýt (phần cùi trắng) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon, khử mùi tanh khi ăn cá, hải sản. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.
Vỏ dưa hấu giảm nhiệt cơ thể
Cùi dưa hấu còn dùng để làm món nộm ăn rất mát. Ảnh: Cún Khang.
Cùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.
Vỏ táo hỗ trợ tiêu hóa
Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
Vỏ dưa leo lợi tiểu giảm sưng phù
Ăn dưa leo để cả vỏ giòn ngon hơn. Ảnh: Cún Khang.
Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi ăn dưa leo nên để cả vỏ.
Vỏ lê trị viêm họng
Vỏ lê à một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món salad dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.
Vỏ cà chua chống ung thư
Nhiều bà nội trợ có thói quen bỏ vỏ cà chua, không nên vậy đâu nhé. Ảnh: Esko.
Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé!
Dưa vàng bài độc
Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm. Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.
Mimi tổng hợp
Theo VNE
Uống rượu nhiều dễ dẫn đến đột quỵ Uống rượu nhiều dễ dẫn đến đột quỵ. Nam giới uống rượu nhiều hơn 2 lần/tuần làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ, theo một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học Đông Phần Lan. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu lấy từ Nghiên cứu Các Yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim Kuopio Ischaemic (KIHD) trong thời...