Phòng ăn theo phong cách Bohemian
Phong cách Bohemian phóng khoáng luôn có sức hút mãnh liệt. Một căn phòng bếp sặc sỡ, đầy sức sống chắc hẳn mang đến nguồn cảm hứng nấu nướng, sáng tạo bất tận cho hội nội trợ.
Bohemian, còn gọi là Boho, được biết đến khoảng thế kỷ 19, bắt nguồn từ cộng đồng người Bohemia (Gypsy). Phong cách được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống từ thời trang, nghệ thuật đến nội thất, kiến trúc.
Phong cách này phù hợp với những người yêu thích sự tự do, mộc mạc. Căn bếp sắp xếp theo phong cách Bohemian nổi bật và đặc biệt phù hợp giới trẻ. Người ta thường sử dụng bàn ghế gỗ, kết hợp với thảm, gối nhiều màu hay đưa cả mảng xanh vào căn phòng bếp.
Tối giản không gian
Gia đình bạn có nhiều thành viên và không thể thống nhất phong cách nội thất phù hợp cho phòng ăn? Không gian tối giản nhưng vẫn toát lên nét phóng khoáng của phong cách Bohemian là gợi ý thú vị.
Thay vì trang trí quá nhiều đồ đạc hay phối tone màu rực rỡ, tường trắng, bàn ghế gỗ mộc mạc có vẻ dễ chịu hơn.
Điểm nhấn chính nằm ở chiếc thảm da bò nhiều lớp kiểu “hầm hố”.
Ngoài ra, thảm họa tiết nổi bật chất liệu cói, vải, lông với hoa văn trừu tượng cũng có thể làm mới không gian. Vật dụng làm từ gỗ và mây tre đan càng tăng thêm vẻ gần gũi, hoang dã cho không gian nấu nướng.
Sử dụng gam màu nổi bật
Màu sắc nổi bật, có thể tạo điểm nhấn như xanh, đỏ cam, vàng… thường được lựa chọn trong khâu sơn tường.
Lưu ý, tự do không có nghĩa là phối hợp một cách lộn xộn các gam màu. Đầu tiên, bạn hãy nghĩ đến màu sắc yêu thích nhất và dựa vào đó phát triển các ý tưởng.
Nếu bức tường vẫn quá đơn điệu, người nội trợ nên thử dùng giấy dán họa tiết hoặc gắn đồ trang trí, tranh ảnh, đồng hồ thiết kế lạ.
Nếu căn phòng may mắn được chiếu sáng bởi chiếc cửa sổ lớn hướng ra vườn, hãy tận dụng đặt bàn ăn bên cạnh. Không gian bên trong rực rỡ ấm cúng, kết hợp với màu xanh ngát của khu vườn bên ngoài là sáng kiến hợp lý.
Trang trí với cây xanh
Phong cách Bohemian luôn theo đuổi sự gần gũi với yếu tố tự nhiên. Cây xanh được yêu thích nhờ nét tươi mát, dễ chịu.
Loại cây hay được dùng nhất phải kể đến xương rồng, sen đá… sức sống mãnh liệt. Ngoài ra, bàng Singapore, cọ Nhật, chuối cảnh, trầu bà Nam Mỹ phù hợp trang trí phòng bếp rộng, nhiều ánh sáng. Ngược lại, với bếp nhỏ, hãy sử dụng lan Ý, trường sinh, trầu bà cẩm thạch…
Hãy khéo léo bố trí cây nhiều tầng, lớp ở mọi ngóc ngách. Bạn có thể treo, đặt chúng trên bàn, tủ lạnh hoặc kệ bếp.
Video đang HOT
Thoạt đầu nhìn vào, nhiều người cảm thấy không gian này có chút bừa bộn vì ít khoảng thở, đa số đồ vật được trưng bày ra ngoài, song điều đó thể hiện cách sắp xếp, gu thẩm mỹ của gia chủ.
Bộ bàn ghế thấp
Bằng cách sử dụng bộ bàn ghế thấp, bạn có thể “khoe” những chiếc gối sàn đầy màu sắc, họa tiết độc đáo.
Theo phong cách Bohemian, các khu vực không cần trưng bày đồ nội thất đặc biệt hay cầu kỳ. Không gian gợi ý trong ảnh mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi.
Người nội trợ có thể tiết kiệm chi phí, tự sáng tạo bằng cách may gối từ vải thừa hay bộ quần áo cũ có sẵn.
Macrame là nghệ thuật sử dụng nút thắt đơn giản để tạo thành họa tiết trang trí bắt mắt cho các sản phẩm rèm, xích đu, dây treo cây, đồ trang trí…
Kỹ thuật xuất phát từ những người thợ dệt ở Arab vào thế kỉ 13. Các sản phẩm Macrame thời đó phổ biến như khăn tắm, khăn choàng hay khăn che mặt.
Toàn bộ sản phẩm Macrame đều sáng tạo và làm bằng tay nên giá bán khá cao. Muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể thử mua vật liệu ở cửa hàng, chợ thủ công về đan. Các bước làm Macrame được chia sẻ rộng rãi trên Internet.
Những "tuyệt chiêu" thiết kế cho căn bếp 4-5m, không gian nhỏ mà hiệu quả sử dụng vẫn hoàn hảo
Cho dù chỉ rộng vài mét vuông thì căn bếp của bạn vẫn đẹp và có hiệu quả sử dụng hoàn hảo với những "tuyệt chiêu" sau đây.
Với những căn hộ có diện tích nhỏ thì phần không gian dành cho bếp cũng trở nên hạn chế, thậm chí khu vực nấu nướng chỉ rộng khoảng 4 - 5m.
Tuy nhiên đó không phải vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách thiết kế và trang trí phù hợp, cho dù chỉ rộng vài mét vuông thì căn bếp của bạn vẫn sẽ đẹp và có hiệu quả sử dụng hoàn hảo.
Bếp kết hợp với phòng khách
Nếu giữa bếp và phòng khách không có bức tường chịu lực thì việc hợp nhất hai khu vực này với nhau là một thiết kế phù hợp để tiết kiệm diện tích.
Chẳng những thế việc hợp nhất không gian phòng bếp và phòng khách còn có tác dụng gắn kết các thành viên trong gia đình. Người nội trợ trong bếp vẫn dễ dàng giao lưu, trò chuyện với trẻ nhỏ đang chơi đùa và các thành viên khác đang đọc sách, xem ti vi ngoài phòng khách.
Hình dạng bàn bếp
Tùy theo hình dạng căn phòng, bạn có thể thiết kế bàn bếp hình chữ L, chữ U hoặc hai đường thẳng tuyến tính.
Ưu điểm lớn nhất của bếp hình chữ L chính là cho phép bạn bố trí bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh theo quy tắc tam giác làm việc, vừa tiết kiệm diện tích lại rất thuận tiện trong thao tác sử dụng. Ngoài ra thiết kế này còn giúp bạn tận dụng góc tường và 2 bức tường liền kề nhau để tiết kiệm không gian.
Thiết kế bếp tuyến tính vẫn có thể lắp đặt đầy đủ từ bếp nấu đến máy rửa bát nhưng không gian sử dụng không được thoải mái. Tuy vậy với thiết kế nhỏ gọn thì nó vẫn là một gợi ý phù hợp cho những căn hộ có diện tích hạn chế. Nếu diện tích lớn hơn, bạn có thể thiết kế bàn bếp là 2 đường thẳng song song giúp tăng hiệu quả sử dụng.
Bố trí bếp hình chữ U phù hợp khi căn bếp của bạn có hình vuông, khi ấy người nội trợ chỉ cần đứng ở một vị trí là mọi thứ đã ở trong tầm tay rồi.
Chiều cao tủ bếp
Chiều cao của bàn bếp nên phụ thuộc vào chiều cao của người nấu nướng chính trong nhà.
Độ cao của tủ âm tường sẽ quyết định sự thuận tiện trong việc lấy và đặt đồ. Hệ tủ âm tường lắp đặt thấp hơn sẽ dễ dàng cho việc lấy và cất đồ. Vậy nhưng nó lại nén không gian phía trên bàn bếp, gây bức bối về mặt thị giác, khiến căn bếp nhỏ càng trở nên chật hẹp hơn.
Bằng cách điều chỉnh chiều rộng của bàn bếp cùng với chiều cao của tủ âm tường, không gian bếp thoáng mà vẫn thuận tiện khi sử dụng. Ví dụ nếu chiều rộng bàn bếp là 70cm thì tủ âm tường nên lắp cách mặt bàn 50cm, tạo nên sự thoải mái khi thao tác và cả trong tầm nhìn. Nếu chiều rộng bàn bếp là 80cm thì tủ âm tường có thể được lắp đặt cách mặt bàn khoảng 45cm.
Hút mùi
Diện tích bếp nhỏ thì không nên mua máy hút mùi loại ngang, phần nhô ra phía trên sẽ khiến không gian chật chội hơn, người nấu nướng cao còn dễ bị chạm đầu. Hút mùi loại nghiêng phù hợp hơn với những căn bếp nhỏ.
Thiết bị nhà bếp tích hợp
Nhà bếp thường có nhiều thiết bị, chẳng hạn như tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng... Căn bếp vốn dĩ đã chật chội, nếu không bố trí tốt các thiết bị nhà bếp mà đặt trực tiếp chúng trên mặt bàn thì chắc chắn sẽ tốn rất nhiều diện tích. Các thiết bị nhà bếp tích hợp sẽ giúp tiết kiệm không gian một cách hoàn hảo.
Phối màu cho căn bếp nhỏ
Bếp nhỏ thì nên chọn màu sáng, tốt nhất là màu trắng, sẽ giúp phản chiếu và khuếch tán ánh sáng tốt hơn. Chắc hẳn bạn đã được nghe những lời khuyên tương tự như vậy. Điều đó không hề sai nhưng nếu ai cũng tuân theo quy tắc ấy thì sẽ rất nhàm chán và nhạt nhẽo.
Ngoài màu trắng vẫn còn những màu sắc khác phù hợp với một căn bếp nhỏ, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại giúp căn bếp trông sáng hơn.
Màu cam vàng khiến không gian tăng tính bắt nắng, chất liệu gỗ tối màu không hề khiến căn bếp trở nên u tối mà ngược lại còn tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi sử dụng.
Căn bếp màu vàng này với rèm cuốn màu trắng và rèm cửa màu vàng cam, không gian thật sự bừng sáng mà ấm áp.
Đừng quên ánh sáng
Ánh sáng trong bếp không chỉ bao gồm đèn âm trần mà còn nên thiết kế thêm đèn trên mặt bàn, dưới bồn rửa hoặc đèn dạng treo. Căn bếp nhỏ nhưng được cung cấp đầy đủ ánh sáng cũng sẽ trở nên rộng thoáng hơn.
Lưu ý khác:
- Khi mua rèm cho bếp tránh sử dụng màu tối, vải rèm màu sáng với độ dày vừa phải thì trông căn bếp thoáng mát và dễ chịu hơn.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ trang trí để tránh cho căn bếp nhiều chi tiết không cần thiết.
- Về phần trang trí giấy dán tường, hãy chọn những hình vẽ có kích thước vừa phải, tránh những hoa văn quá lớn hoặc quá nhỏ.
- Đồ dùng cho bếp phải đầy đủ chức năng, tiện dụng, không chiếm quá nhiều diện tích.
- Bề mặt bóng và các chất liệu phản chiếu ánh sáng sẽ giúp tăng độ sáng cho căn bếp nhỏ.
Trang trí nhà cửa theo phong cách Bohemian "Bohemian" dùng để chỉ những con người nghệ thuật, luôn theo đuổi sự phóng khoáng, tự do. Phong cách bohemian, hay boho, là phong cách sử dụng các vật liệu tự nhiên trong việc thiết kế nội thất, các mảng màu trung tính đi cùng với các hoa văn, họa tiết độc đáo. Không gian sống của bạn sẽ trở nên thật độc...