Phơi nắng, treo xác người thân cạnh bàn thờ
Với quan niệm người chết đi chỉ là không còn khả năng tự nhìn thấy ánh mặt trời và gắp thức ăn, người dân ở bản Lung Tang, xã Hồng Ngài, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã mai táng người thân bằng cách đem xác chết ra phơi nắng rồi treo cạnh bàn thờ, thay nhau đút thức ăn cho người chết.
Rợn người hủ tục mai táng
Là một xã miền núi, đời sống của người dân Hồng Ngài còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài việc lên nương, quanh quẩn bên làng bản, người dân hầu như không đi đâu xa bao giờ. Chính điều này đã làm cho người dân nơi đây hầu như tách biệt với những thứ được coi là hiện đại, văn minh bên ngoài.
Đường sá vào bản cũng hết sức gập ghềnh, chon von, hiểm trở nên có lẽ việc đưa ánh sáng văn minh vào nơi đây cũng không dễ dàng gì. Nếu như ở các địa phương khác, việc có người chết trong nhà là một điều không may mắn, người thân nhanh chóng tổ chức tang lễ thì ở đây lại ngược lại. Xác chết được giữ trong nhà có khi lên tới hàng chục ngày.
Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày chỉ là họ không còn khả năng tự quan sát ánh mặt trời và tự gắp thức ăn. Họ buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết.
Nếu xác chết đã quá lâu ngày, họ bón cơm không được thì người ta lại cho hết vào quả bầu đó. Các thành viên trong gia đình thay phiên nhau làm điều này. Rợn người hơn, hằng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được “ngắm” mặt trời.
Việc phơi nắng này được thực hiện từ sáng cho tới khi tắt hẳn ánh mặt trời. Chẳng ai biết hủ tục đưa người chết ra “phơi nắng” bắt nguồn từ khi nào, do ai khởi xướng, nhưng đến nay vẫn là nỗi ám ảnh cho những ai lần đầu được nghe thấy câu chuyện hay tận mắt chứng kiến cảnh tượng này.
Thầy cúng đang chuẩn bị cho một người chết.
Ông Giàng A Lếnh – một Trưởng bản ở Hồng Ngài cho biết: “Tục ma táng này đã có ở đây không biết bao nhiêu mùa cây thay lá rồi. Có người được đem ra phơi nắng mấy ngày nhưng cũng có khi cả tuần, kể cả chân tay, đầu, tóc… rơi rụng ra thì họ vẫn phải “cúng” cho đúng ngày, đúng tục. Tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem “phơi nắng” người chết từng đó ngày”
Dị lạ thay, việc chôn cất ở đây còn có nhiều kiêng kị và nhiều điều rất khó khăn khác. Đầu tiên để tìm được hướng tốt, người ta phải tìm nơi để mai táng người chết trên một ngọn đồi, nhìn xa xa phải lọt thỏm hai ngọn núi khác, hai chân phải đạp vào một ngọn núi tiếp theo. Ngọn núi tiếp theo kia không được thấp hơn ngọn núi dùng để mai táng người chết. Vì vậy mà chọn được vị trí “đắc địa” rồi đưa người chết lên cũng là cả một chặng đường khó khăn, gian nan.
Xác chết được cúng trong nhà tới khi thầy cúng xem được ngày tốt
Video đang HOT
Tiếp theo là việc chọn ngày tốt. Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Nếu lo tang ma không chu đáo thức là không đem ra phơi nắng, không chọn được quả núi có đủ điều kiện trên thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, con cháu sẽ gặp vận hạn.
Vì vậy, việc chọn ngày tốt cũng tốn không ít thời gian. Vì thế mà có trường hợp người chết hàng tuần mới được mai táng. Việc để lâu ngày lại không được bảo quản nên chuyện xác người chết bị phân hủy, gây ô nhiễm rất kinh khủng.
Anh Sa Văn Hải – một thanh niên ở dưới thị trấn Bắc Yên lên Hồng Ngài thi công công trình kể, khi thấy tục lệ mai táng của người Mông ở đây, anh không khỏi rùng mình: “Thủ tục mai táng người chết ở đây ghê quá.
Họ đem xác chết phơi nắng tới mấy ngày, anh em chúng tôi đành bỏ dở công trình, tạm lánh về xuôi mấy hôm chứ có ở đây thì cũng chẳng làm việc được vì sợ hãi và ô nhiễm môi trường. Xác người chết được đem ra “phơi” ngay bể chứa nước cho học sinh và người dân sinh hoạt hằng ngày, cách nơi chúng tôi làm việc, sinh hoạt có mấy chục mét!”.
Hủ tục dần được xóa bỏ
Theo những người dân nơi đây, từ khi họ sinh ra, tục ma táng tại bản đã diễn ra như vậy nên cảnh tượng người chết được đem ra phơi nắng hay treo trong nhà là chuyện thường tình, người trong bản không ai tỏ ra sợ hãi. Chỉ có người nơi khác lên đây sinh sống, làm việc mới cảm thấy ghê sợ.
Người dân nơi đây cũng không ý thức được phong tục mai táng người chết như vậy làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhưng theo ông Lầu A Dua – Bí thư chi bộ bản Lung Tang thì tục lệ mai táng kiểu này đã dần được xóa bỏ.
Nếu trước đây mọi người để cả chục ngày mới mai táng vì còn tìm thầy làm lễ, tìm ngày tốt, hướng tốt thì nay thực hiện theo nếp sống mới, mọi người rút ngắn chỉ trong 1 ngày, thỉnh thoảng mới có một vài gia đình để 2, 3 ngày vì người thân trong gia đình đi xa chưa về kịp.
Nếu như trước đây, người chết có bao nhiêu người con trai thì từng ấy người con trai, mỗi người phải mổ một con trâu để làm lễ, thết cả bản thì ngày nay tất cả những người con trong gia đình cũng chỉ mổ 1- 2 con trâu để làm lễ. Về phong tục thờ cúng cũng đã được “cải tiến” hơn trước kia. Trước kia khi xác chết treo trong nhà được các thành viên trong gia đình đút cơm, nước thì nay họ cho tất cả vào một cái lọ và để bên cạnh. Có thể nói, việc này là một trong những cải biến quan trọng nhất.
Một số người dân trong bản, nhất là người trẻ tuổi, họ bảo tục mai táng người chết như ở địa phương là vô cùng cổ hủ, lạc hậu lại gây ô nhiễm môi trường, khiến ai biết đến cũng đều sợ hãi. Họ bảo không còn muốn duy trì hủ tục lạc hậu, tốn kém này nữa.
Người già nhất cái bản Lung Tang là bà Mùa Thị A năm nay gần 90 tuổi, đã chứng kiến bao sự đổi thay của quê hương cũng không còn muốn duy trì hủ tục ma chay lạc hậu này: “Tôi thấy nhiều người nơi xa họ kể về thủ tục ma chay của họ rất nhanh gọn chứ không dềnh dang như ở đây.
Cũng lâu rồi, tôi không còn chứng kiến cảnh khi người chết thì cả nhà phải đi vay mượn tiền để mổ hàng 5- 7 con trâu rồi sau đó trả nợ đến cả đời con, đời cháu mà chưa hết nữa”. Bà bảo đó là nhờ vào chính sách Đảng và Nhà nước. Các cán bộ đã lên tận bản, vào từng hộ gia đình tuyên truyền cho người dân hiểu về cái văn minh, cái hiện đại và cái gọi là hủ tục cần phải loại bỏ của đất nước.
Bà Mùa Thị A vui vì giờ trẻ con đã được đi học cái chữ, nhà nào cũng no cái bụng, đến mùa thu hoạch, nhà nào cũng đầy ắp ngô, sắn và có gạo ăn; không lo cái đói, cái lạc hậu đeo bám nữa và người nơi xa đến cũng không còn sợ hãi hủ tục của dân bản như trước kia nữa.
Theo Người đưa tin
Nữ giáo viên Công an miệt mài truyền lửa cho học sinh vùng cao
"Giỏi việc nước, đảm việc nhà" là những gì chúng tôi cảm nhận được ở Đại úy Phạm Hồng Hạnh khi hằng ngày chị vượt gần 40 cây số từ nhà tới trường và ngược lại, miệt mài truyền lửa cho học sinh nhưng vẫn chu tất việc nhà, nuôi dạy con ngoan, học giỏi.
Hạnh phúc của người giáo viên là được học trò yêu mến, với Đại úy Phạm Hồng Hạnh, giáo viên Trường Văn hóa I, Bộ Công an thì niềm hạnh phúc đó lại được nhân lên khi học trò của chị đều ngoan, tiến bộ trong học tập và luôn yêu thương chị như người mẹ thứ hai.
"Giỏi việc nước, đảm việc nhà" là những gì chúng tôi cảm nhận được ở Đại úy Phạm Hồng Hạnh khi hằng ngày chị vượt gần 40 cây số từ nhà tới trường và ngược lại, miệt mài truyền lửa cho học sinh nhưng vẫn chu tất việc nhà, nuôi dạy con ngoan, học giỏi.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chị Hạnh về dạy bộ môn Toán của Trường Văn hóa I. Học trò của chị đều là con em dân tộc vùng 135 (vùng đặc biệt khó khăn của cả nước). Nhìn các em mới vào trường còn rụt rè, bỡ ngỡ, lại còn nhỏ đã phải sống xa gia đình, chị rất thương.
Tình thương với học trò cứ lớn dần lên khi chị gắn bó với các em, dạy dỗ, chăm sóc, động viên các em hằng ngày. Từ một cô giáo trẻ, chị được học trò thương yêu và luôn miệng gọi bằng "mẹ". Niềm xúc động đó đã nuôi cho mơ ước của chị ngày một lớn dần...
Nhà chị ở TP Thái Nguyên, mỗi ngày chị đều vượt 18km tới trường và lại đi quãng đường đó về nhà, với một cô giáo trẻ thì sẽ không thấm vào đâu. Nhưng kể từ ngày chị lập gia đình, sinh con, việc đi lại cũng gặp không ít khó khăn. Nhiều người khuyên chị xin về một trường ở thành phố cho gần nhà, nhưng chị đâu làm thế được. Bởi chị đã gắn bó với ngôi trường này, nơi đó có những học trò thân thương của mình.
Thời gian thấm thoắt trôi, đến nay đã hơn 10 năm chị miệt mài đứng trên bục giảng với bao lớp học trò ra trường. Hiện chị đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A3, một lớp mà hầu hết học sinh đều là người dân tộc thiểu số.
Chị kể, do học sinh còn nhận thức chậm nên chị phải có phương pháp phù hợp như chia dạng bài, phân dạng cách giải theo bước áp dụng để làm, không cho các em bài tập nâng cao nhiều. Hằng ngày, ngoài giờ học trên lớp, học sinh ở Trường Văn hóa I còn phải lao động tăng gia sản xuất như tự trồng rau, mỗi năm một em phải sản xuất 10kg rau xanh.
Học sinh của chị rất chăm chỉ, em nào cũng vượt chỉ tiêu, rau xanh thừa thì nhập vào bếp ăn. "Cô còn được các em tặng rau xanh nữa đấy. Ngày 20/11, có em tặng cô cả "ôm" rau. Đó là thành quả lao động của các em, giáo viên chúng tôi rất mừng", chị Hạnh cho biết.
Gia đình Đại úy Phạm Hồng Hạnh.
Chia sẻ bí quyết giúp học sinh tiến bộ của mình cho chúng tôi, chị nói đó là cô giáo luôn phải động viên, khích lệ học trò. Muốn thế thì cô phải gần gũi, thương yêu học sinh để các em trao đổi, tâm sự với mình. Em nào học yếu kém, mình đều dành thời gian buổi chiều để lên lớp phụ đạo, tháo gỡ nút thắt cho các em. Khi các em từng bước tiến triển, mình đều khích lệ, khuyến khích để các em tự tin".
Trong các bài giảng, lúc nào chị cũng truyền niềm tin cho các em, hướng cho các em phấn đấu học tốt các môn để thi vào đại học. Nhiều học trò đã tin tưởng, chia sẻ với chị mọi tâm tư, tình cảm. Lúc nào các em cũng "mẹ Hạnh" hoặc "con thưa mẹ" làm chị thấy ấm áp vô cùng. Khi biết trong lớp có em Ngân Công Đức, quê ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa học hành sa sút, có ý định bỏ học, chị đã tìm hiểu và động viên em rất nhiều.
Nguyên do là mẹ của Đức bị ung thư, điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, Đức định xin nghỉ học để về giúp đỡ gia đình. Chị Hạnh đã cùng với cán bộ quản lý học viên Nguyễn Thị Minh thay nhau động viên, giúp đỡ em trong học tập cũng như vệ sinh nội vụ.
Sau một thời gian, Đức đã lấy lại thăng bằng, em không còn ý định bỏ học nữa. Chia sẻ niềm vui với chúng tôi, chị Hạnh cảm thấy rất hạnh phúc vì học sinh của mình sau cú sốc tâm lý đã tiến bộ.
Cách đây chưa lâu, cậu học trò nhỏ Sồng A Nếch, quê ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cũng trong trạng thái như Đức. Qua tìm hiểu chị được biết, bố của Nếch bệnh cũng rất trầm trọng, nhà lại đông anh em nên hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Nếch là một học trò siêng năng, ngoan, nếu để em bỏ dở việc học là điều vô cùng đáng tiếc.
Chị đã dồn hết tâm huyết để động viên, giúp đỡ Nếch bằng việc dành thời gian dạy phụ đạo môn Toán. Chị luôn đem đến cho Nếch một niềm tin, rằng em phải cố gắng học thì sau này mới giúp đỡ được gia đình. Nếch tiến bộ rất nhanh, em đã lấy lại tự tin trong học tập và luôn hứa với chị sẽ học tốt để sang năm thi vào trường cao đẳng.
Tan trường, về tới nhà trời đã tối mịt, thời gian đó chị mới dành cho gia đình nhỏ của mình. Chồng chị là Tiến sĩ hóa học, hai con chị đều rất ngoan và học giỏi. Cháu trai lớn là Mai Đức Trung, đang học lớp 9 Trường THCS Chu Văn An, TP Thái Nguyên, đạt giải nhất học sinh giỏi Toán - Tiếng Việt cấp thành phố và cấp tỉnh; được Huy chương vàng cấp quốc gia cuộc thi giải toán trên mạng Internet; giải nhất cấp tỉnh, cấp thành phố và giải 3 cuộc thi Tin học trẻ không chuyên toàn quốc...
Hạnh phúc với gia đình nhỏ, Đại úy Phạm Hồng Hạnh vẫn ngày ngày miệt mài truyền lửa, đem đến cho học trò niềm tin vào tương lai
Theo Trần Hằng
Công an nhân dân
Nữ giáo viên bị hiếp dâm, chôn xác phi tang Cô giáo 26 tuổi dừng xe cho Tới đi nhờ thì bị hắn kéo xuống đường ép đưa tiền, siết cổ bất tỉnh và hiếp dâm. Cướp toàn bộ tài sản của nạn nhân, sát thủ mang xác đi chôn. Vì Văn Tới. Công an tỉnh Sơn La đang tạm giữ Vì Văn Tới (27 tuổi, trú xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn)...