Phối hợp điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao đa quốc gia
Sáng 29/10, hội nghị tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao xâm phạm trật tự, an toàn xã hội do Bộ Công an tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều chuyên gia an ninh mạng đến từ Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC), Trung tâm phòng, chống tội phạm mạng châu Âu ( EC3) và đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên trách về đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của nhiều quốc gia.
Một số máy móc liên quan đến hành vi phạm tội của nhóm đối tượng tội phạm nước ngoài sử dụng công nghệ cao tại Hà Giang. (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an tới dự và phát biểu khai mạc hội nghị.
Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên về phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao được tổ chức tại Việt Nam với mục đích chính là nhằm thúc đẩy nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao giữa các quốc gia trên nguyên tắc có đi có lại, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Lê Quý Vương khẳng định Bộ Công an Việt Nam cam kết hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm sử dụng công nghệ cao; mong muốn thiết lập và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới và hy vọng sẽ nhận được sự hợp tác tương ứng từ các nước.
Video đang HOT
Thông qua hội nghị được coi là cột mốc quan trọng trong hoạt động hợp tác này, các bên tham dự có thể vượt qua các rào cản về pháp luật để tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tội phạm công nghệ cao, vì lợi ích chung là đảm bảo an ninh, trật tự xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Theo Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Bộ Công an, tội phạm sử dụng công nghệ cao đã và đang trở thành nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội của các quốc gia.
Thống kê từ Interpol cho thấy trung bình, trên thế giới cứ 14 giây lại xảy ra một vụ phạm tội có sử dụng công nghệ cao. Mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này chỉ đứng sau tội phạm khủng bố.
Hàng năm, tội phạm công nghệ cao đã gây thiệt hại ước tính khoảng 445 tỷ USD, cao hơn lượng tiền mà tội phạm ma túy đã thu được.
Tại Việt Nam, từ năm 2019 đến nay, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với các cơ quan nước ngoài, xác minh, trao đổi thông tin, phối hợp điều tra gần 100 vụ án; trong đó, đáng chú ý là phối hợp với Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ xác minh các đối tượng sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp trong chuyên án eMule do phía Hoa Kỳ điều tra; bắt đối tượng Vương Huy Long và đồng bọn, thu giữ cơ sở dữ liệu khoảng 29.000 thông tin thẻ tín dụng, số tiền các đối tượng chiếm đoạt khoảng 150.000 USD…
Trong hai ngày diễn ra hội nghị (29-30/10), các đại biểu chia sẻ về tình hình, kinh nghiệm điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới và tại một số quốc gia, cũng như phương thức, thủ đoạn, phương tiện, công cụ mới của loại tội phạm này.
Hội nghị cũng thảo luận và tìm cách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp luật cũng như các vấn đề khác gặp phải trong quá trình hợp tác. Các chuyên gia cũng thảo luận những vấn đề giải pháp kỹ thuật mạng và các vấn đề kỹ, chiến thuật điều tra, cơ chế phối hợp giữa các quốc gia trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao./.
Theo Vietnam
Ông Tây lừa phụ nữ Việt 500 triệu đồng qua Skype và Gmail
Qua giao dịch trên Skype và Gmail, người đàn ông nước ngoài đã lừa một phụ nữ Việt 500 triệu đồng.
Hôm nay (23/10), Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - Công an TP. Hà Nội) cho biết vừa làm rõ hành vi của một người nước ngoài lừa đảo trên mạng Internet qua ứng dụng Skype và Gmail.
Giao diện phần mềm Skype
Trước đó, Đội thương mại điện tử (PC50) nhận được trình báo của chị B.N.N (ở Thanh Trì, Hà Nội) về việc bị một đối tượng trên mạng Ineternet lừa mất 24.000 USD (tương đương 500 triệu đồng) thông qua giao dịch Skype và Gmail.
Chị N. cho biết, cuối tháng 6 năm ngoái, chị N. quen với một người nước ngoài tên là Anderson Miller (ở Afganistan). Anh này giới thiệu mình là quân nhân phục vụ cho quân đội Mỹ.
Người ngoại quốc này mời chị N. mua món đồ quý có giá trị thực 900.000 USD nhưng chỉ phải trả 24.000 USD. Tin lời, chị N. chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng Techcombank cho đối tượng. Nhưng ngay sau đó, đối tượng cắt liên lạc.
Qua rà soát, trinh sát Đội thương mại điện tử làm rõ kẻ lừa đạo là Osamijje Anthony Akin người Nigieria và đang ở Việt Nam.
Cơ quan này đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang PC45 đề nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can Osamijje Anthony Akin (43 tuổi, người Nigeria) về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
Điều 226b. BLHS quy định về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản": Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện một trong những hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm: ... c) Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; ... Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; ...
Theo Khampha
Công an Hà Nội mở cuộc triệt phá hàng loạt web sex Hàng loạt web sex hoạt động lâu nay vừa bị cảnh sát triệt phá. Các đối tượng sở hữu những web sex này hầu hết đang là sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ. Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50 - Công an TP. Hà Nội) thực hiện 4 chuyên án, triệt phá...