Phổi đông đặc, viêm nặng do hạt tiêu mắc kẹt trên đỉnh phổi suốt 7 năm
Ngày 20-6, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho hay vừa phẫu thuật nội soi cho một ca bệnh rất hiếm gặp: bệnh nhân bị hạt tiêu nằm trong đỉnh phổi 7 năm nay gây viêm phổi, toàn bộ thùy trên phổi đông đặc.
Hạt tiêu được lấy ra khỏi phổi bệnh nhân – Ảnh: B.A.
Trước đó, bệnh viện tiếp nhận ông N.V.H. (65 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa) nhập viện điều trị trong tình trạng viêm phổi, ăn uống kém, khó thở, sốt ho… Kết quả chụp CT, chụp phim cho thấy toàn bộ thùy trên phổi phải bị đông đặc, nghi ngờ lao phổi và đưa ra phác đồ điều trị.
Dù bệnh nhân điều trị đúng phác đồ, sau một thời gian, bệnh tình vẫn không cải thiện. Lúc này bác sĩ nghi ngờ có dị vật nên nội soi phế quản và phát hiện dị vật trên thùy trên (đỉnh phổi).
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Quốc Khánh – phó trưởng khoa hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – cho hay ông từng thực hiện rất nhiều ca nội soi lấy dị vật, song đây là ca khó và hiếm gặp nhất. Trường hợp này nếu không lấy dị vật ra sớm có thể dẫn đến hoại tử thùy trên, trong khi bệnh nhân bị viêm phổi liên tục sẽ dẫn đến kháng thuốc rất nguy hiểm.
“Thông thường dị vật thường mắc ở phổi hay phế quản, sau đó đi vào phổi phải và rớt xuống thùy dưới hoặc thùy giữa. Còn dị vật của ông H. lại nằm ở thùy trên. Cái khó nữa là dị vật không phải nhựa, xương hay sắt, mà là hạt tiêu nên không cản quang, không thể định vị trên phim CT được” – bác sĩ Khánh nói.
Cũng theo bác sĩ Khánh, do hạt tiêu nằm trên đỉnh phổi nên quá trình nội soi gắp dị vật ra ngoài khó khăn hơn. “Đội ngũ gây mê phải đảm bảo bệnh nhân hôn mê trong suốt thời gian hơn 1 giờ để kỹ thuật viên khoa hô hấp gắp dị vật ra ngoài. Đặc biệt, bác sĩ phải uốn cong ống nội soi mới đi lên được đỉnh phổi rồi đưa các dụng cụ vào hút, gắp dị vật ra ngoài” – bác sĩ Khánh chia sẻ.
Sau khi lấy dị vật ra, bệnh nhân hết sốt, hết ho, ăn uống bình thường. Sau khi điều trị ổn định bệnh viêm phổi, hiện bệnh nhân đã xuất viện về nhà.
Trao đổi với bác sĩ, ông H. cho biết cách đây 7 năm ông bị sặc, ho nhưng nghĩ không sao nên không đi khám. Gần đây ông bị ho, khó thở nhiều hơn, không chịu nổi nữa nên ông vào bệnh viện khám mới phát hiện hạt tiêu trong phổi.
Bác sĩ Khánh khuyến cáo đối với các trường hợp khi ăn bị sặc, thở rít, tím tái, khò khè nên đến bệnh viện kiểm tra để có hướng xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, tránh cười lớn, đùa giỡn trong quá trình ăn uống để tránh hóc dị vật.
Phẫu thuật nội soi cứu người đàn ông bị ung thư thực quản
Bệnh nhân nam (54 tuổi, ở TP.HCM) được chẩn đoán ung thư ở 1/3 giữa thực quản, giai đoạn 2 vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương điều trị thành công bằng phẫu thuật nội soi.
Ngày 14.6, TS.BS Lê Huy Lưu - phụ trách điều hành khoa ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho biết bệnh nhân được phẫu thuật nội soi hoàn toàn đường ngực bụng cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày, nạo vét hạch 3 vùng.
Ngoài các vết đặt trocar (để đưa dụng cụ nội soi) kích thước 5-10 mm, bệnh nhân không cần rạch bất cứ vết mổ nào trên thành ngực và thành bụng.
Cuộc phẫu thuật kéo dài 7 tiếng đồng hồ với kỹ thuật nội soi ngực - bụng cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày, nạo vét hạch 3 vùng, bệnh nhân được điều trị hồi sức trong 1 ngày.
Ngày thứ 2 sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể ăn qua đường miệng kết hợp với bổ sung dinh dưỡng đường tiêu hóa qua sonde hổng tràng, vận động tại giường. Sau 1 tuần, bệnh nhân đã hồi phục tốt, tỉnh táo, ăn uống được qua đường miệng, tiêu hóa lưu thông tốt và được xuất viện.
Phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh BVCC
Theo TS.BS Lê Huy Lưu, các phẫu thuật kỹ thuật cao, ít xâm hại hoặc xâm lấn tối thiểu đang được triển khai để điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung cũng như bệnh lý ung thư đường tiêu hóa nói riêng.
Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô của thực quản. Khi phát triển khối u sẽ xâm nhập vào sâu trong thành thực quản. Theo thời gian, khối u to lên và có thể xâm lấn vào các cấu trúc xung quanh, di căn hạch, di căn theo đường mạch máu, mạch bạch huyết tới các cơ quan khác: phổi, gan, xương...
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 8 trên thế giới.
Ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa, dưới đây là yếu tố nguy cơ khiến nhiều người mắc phải căn bệnh này Trong những năm gần đây ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hoá và đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ: Ung thư đại trực tràng là loại ung thư...