Phối cảnh căn nhà được “hô biến” từ rác thải nhựa cắt nhỏ
Dự án này vừa giải quyết vấn đề tái chế rác thải nhựa vừa giúp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng của châu Phi.
Ô nhiễm rác thải nhựa đang là một trong những vấn đề đáng báo động trên toàn cầu.
Thống kê của WHO cho thấy mỗi phút cả thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, mỗi năm có 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng… chưa kể đến các loại sản phẩm làm từ nhựa khác.
Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa. Dự báo trong 20 năm nữa lượng nhựa được sử dụng có thể sẽ tăng gấp đôi.
Bản phối cảnh nhà ở làm từ rác thải của Othalo.
Đứng trước thực trạng này, nhiều tổ chức trên thế giới đã hướng tới việc tái chế các loại rác thải nhựa nhằm giảm thiểu tác động của chúng đến môi trường.
Othalo, một công ty khởi nghiệp ở Na Uy, đã hợp tác với UN-Habitat, chương trình của Liên Hợp Quốc về định cư cho con người và phát triển đô thị bền vững, để đưa ra dự án biến rác thải nhựa thành nhà ở bền vững. Dự án này vừa giải quyết vấn đề tái chế rác thải vừa giúp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở của châu Phi.
Othalo chính thức được thành lập vào năm 2019 và nhanh chóng được biết đến rộng rãi khi được cấp bằng sáng chế để sản xuất hàng loạt hệ thống tòa nhà từ chất thải nhựa tái chế. Các tòa nhà này có thể là nhà ở, nơi trú ẩn cho người tị nạn, các đơn vị lưu trữ di động được kiểm soát nhiệt độ cho thực phẩm hoặc thuốc, cũng có thể là trường học hay bệnh viện.
Video đang HOT
Những ngôi nhà từ rác thải nhựa có giá cả phải chăng, bền vững, thân thiện với môi trường.
Hơn nữa, tất cả nhà kiểu này đều có giá cả phải chăng, bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn sống hiện đại và tất nhiên chúng đều được làm bằng nhựa tái chế. Một ngôi nhà 60m2 ước tính có thể sử dụng đến 8 tấn nhựa. Với lượng rác thải nhựa trên toàn cầu hiện nay, người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.
Theo nghiên cứu của Othalo, ở khu vực cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ hiện là 160 triệu căn và dự kiến sẽ tăng lên 350 triệu căn vào năm 2050. “Chỉ riêng ở vùng cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ là 160 triệu căn”, đại diện Othalo cho biết.
Với lượng rác thải nhựa trên toàn cầu hiện nay người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.
Quy trình để tạo nên một căn nhà từ nhựa tái chế của Othalo bắt đầu từ việc cắt nhỏ chất thải nhựa và trộn chúng với các vật liệu khác, bao gồm cả vật liệu không cháy. Từ đó sản xuất ra những nguyên liệu cần thiết để cấu thành ngôi nhà.
Những ngôi nhà tái chế sẽ được thiết kế bởi kiến trúc sư Julien de Smedt. Các thiết kế ban đầu cho thấy các tòa nhà hai tầng hiện đại với ban công và sân thượng có mái che.
De Smedt cho biết, anh đã lấy ý tưởng từ những ngôi nhà hiện đại, đồng thời tích hợp thêm những không gian mở trong nhà – ngoài trời để tạo ra gió tự nhiên và bóng râm.
Những ngôi nhà thử nghiệm dự kiến ra mắt vào năm 2022
Dự kiến trong năm 2021, nhà máy đầu tiên sản xuất các thành phần như vách ngăn cho tường, trần và sàn từ nhựa tái chế sẽ được xây dựng tại Kenya. Theo kế hoạch nhà máy có thể sản xuất 2.800 đơn vị nhà/năm.
Sau khi thử nghiệm thành công trong phòng thí nghiệm, nhà máy sẽ tiến hành xây dựng những ngôi nhà thử nghiệm đầu tiên vào năm 2022. Dự kiến đặt tại thủ đô Nairobi của Kenya, Yaoundé, thủ đô của Cameroon và Dakar, thủ đô của Senegal.
Mổ xác cá voi mõm khoằm, phát hiện 16 kg rác nhựa trong bụng
16 kg rác thải nhựa được lôi ra từ bụng của con cá voi chết dạt vào bờ biển Đại Tây Dương. Sự việc khiến các nhà khoa học giận dữ và khẳng định cái chết của con vật là bất thường.
Xác của một con cá voi cái mõm khoằm thuộc giống Cuvier dài hơn 5 m đã dạt vào bờ biển ở Messanges, miền Tây Nam nước Pháp hôm 8/5, Newsweek đưa tin ngày 12/5.
Sau khi khám nghiệm tử thi, các tổ chức bảo tồn môi trường Pelagis Observatory và Itsas Arima kết luận con cá voi bất hạnh chết vì ăn phải một lượng lớn đồ nhựa.
Tình trạng con cá voi khi được tìm thấy. Ảnh: Itsas Arima.
Chuyên gia của Pelagis Pascal Ducasse rất giận dữ với sự việc này. Một thành viên của tổ chức cho biết "đây là lần đầu tiên trong bảy năm hoạt động gặp tình huống này", đồng thời khẳng định cái chết của con vật là "bất thường".
Kết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy con cá voi đã bị một loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến thận, và điều này gây trở ngại đáng kể đến hoạt động săn mồi của nó.
Rác được tìm thấy từ bụng cá voi. Ảnh: Itsas Arima.
Cá voi mõm khoằm Cuvier được biết đến là những thợ săn mồi tích cực. Chúng thường lặn sâu hàng nghìn mét dưới bề mặt nước biển để tìm kiếm nhiều loài mực, cá biển và các con mồi khác. Các chuyên gia tin rằng mắc căn bệnh này khiến loài động vật đặc biệt không có khả năng tìm kiếm thức ăn theo cách thông thường.
Thay vào đó, nó sẽ ăn bất cứ thứ gì nó tìm thấy ở bề mặt nước.
Tổ chức Pelagis cho biết hầu hết loài sinh vật biển đều bị ảnh hưởng bởi chất thải nhựa, đặc biệt loài rùa biển thường nhầm các sản phẩm nhựa với sứa.
Tuy nhiên, cá voi có xu hướng ăn nhựa và các chất thải khác thông qua quá trình tích tụ sinh học - khi chúng vô tình tiêu thụ những con mồi đã ăn phải nhựa.
"Các loại chất thải này (khi nuốt phải) sẽ bám vào thành dạ dày và ruột, gây tắc nghẽn và ngăn chất dinh dưỡng ngấm vào máu", Willy Dabin - điều phối viên mạng lưới giải cứu động vật bị mắc kẹt của tổ chức Pelagis - giải thích.
Tổ chức Itsas Arima giải thích trong một bài đăng trên Facebook: "Một con cá voi biết cách nhận ra mảnh nhựa (không phải là thức ăn), chứ không giống như loài rùa".
"Nhưng trong trường hợp này, không thể giải thích được tại sao trong dạ dày nó có rất nhiều loại rác thải nhựa được đưa vào trực tiếp? Chúng tôi nhận thấy con vật này rất gầy gò và căn bệnh ký sinh trùng khiến nó yếu đi, ảnh hưởng đến khả năng tự kiếm ăn của nó", Itsas Arima nói thêm.
Con cá đeo nhẫn cưới ở biển Úc Một nhà bảo vệ môi trường Úc phát hiện một con cá đang đeo một chiếc nhẫn vàng - mà sau đó được xác định là nhẫn cưới - ở vùng biển ngoài bờ đông của nước này. Ảnh đăng trên blog của bà Susan Prior CHỤP TỪ BLOG Nhà bảo vệ môi trường Susan Prior vừa đăng lên blog hình ảnh con...