Phố Wall tụt dốc cuối tuần trước khiến thị trường châu Á giao dịch ảm đạm
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số MSCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hạ 0,6% xuống mức thấp nhất trong một tuần
Chứng khoán châu Á mở cửa ảm đạm phiên đầu tuần . Ảnh minh họa: Reuters
Trong phiên giao dịch sáng 25/3, thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống khi xu hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro giảm dần do lo ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ suy giảm và triển vọng ảm đạm của kinh tế toàn cầu.
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số MSCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) hạ 0,6% xuống mức thấp nhất trong một tuần, sau khi chứng kiến thị trường Phố Wall tụt dốc trong phiên cuối tuần trước (với cả ba chỉ số chính đều ghi nhận mức giảm theo ngày mạnh nhất kể từ phiên 3/1).
Tại thị trường Tokyo ở Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 682,18 điểm (3,15%) xuống 20.945,16 điểm, giữa bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu yếu đi.
Trên thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng hạ 63,60 điểm (1,03%) xuống 6.131,60 điểm, còn tại thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi mất 35,13 điểm (1,61%) xuống 2.151,82 điểm.
Trong khi tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng mở cửa phiên này trong sắc đỏ. Chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt lùi 611,99 điểm (2,1%) và 45,35 điểm (1,46%), xuống 28.501,37 điểm và 3.058,80 điểm.
Những nhận định thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp chính sách tuần trước đã làm dấy lên mối quan ngại về “ sức khỏe” của nền kinh tế thế giới. Thị trường cũng trở nên ảm đạm hơn khi sản lượng chế tạo trong tháng 3/2019 của Đức giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Ngoài ra, các vấn đề chính trị tại Mỹ và tiến trình Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) bấp bênh đang khiến tình hình chính trị trở nên phức tạp, khiến nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro suy giảm.
Minh Trang (Tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ
Video đang HOT
Nhận tin vui, giới đầu tư hào hứng xuống tiền
Thông tin kinh tế tích cực của Mỹ vừa được công bố giúp nhà đầu tư hứng khởi trong phiên giao dịch thứ Năm, bỏ qua những lo ngại về dự báo suy thoái trước đó của Fed.
Ảnh AFP
Sau khi điều chỉnh trong phiên thứ Tư, phố Wall đã bùng nổ trong phiên thứ Năm nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ với sự dẫn dắt của cổ phiếu Apple.
Những lo sợ trước đó về dự báo suy thoái kinh tế của Fed đã được bù đắp bởi thông tin kinh tế tích cực vừa được công bố.
Theo đó, dữ liệu ban đầu cho thấy, đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm hơn nhiều so với dự kiến trong tuần trước, trong khi hoạt động của các nhà máy ở các tiêu bang khu vực Trung - Đại Tây Dương đã hồi phục mạnh mẽ.
Kết thúc phiên 21/3, chỉ số Dow Jones tăng 216,84 điểm ( 0,84%), lên 25.962,51 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 30,65 điểm ( 1,09%), lên 2.854,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 109,99 điểm ( 1,42%), lên 7.838,96 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, ảnh hưởng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng và tài chính khiến các thị trường chính trong khu vực đồng loạt chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ chứng khoán Anh đi ngược xu thế nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng và đồng bảng Anh yếu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sau khi cảnh báo sụt giảm doanh thu từ Ngân hàng UBS, cổ phiếu Bayer tiếp tục trượt dài sau khi tòa án San Francisco (Mỹ) kết luận thuộc diệt cỏ Rounder của hãng này có chứa chất gây ung thư.
Kết thúc phiên 21/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 64,30 điểm ( 0,88%), lên 7.355,31 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 53,93 điểm (-0,46%), xuống 11.549,96 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 3,80 điểm (-0,07%), xuống 5.378,85 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày lễ, thì chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông trái chiều trong phiên thứ Năm. Trong đó, chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng điểm khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với việc Fed không tăng lãi suất và các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh, thì chứng khoán Hồng Kông lại giảm do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu công nghệ theo các đồng nghiệp trên phố Wall trong phiên trước sau những thông tin không mấy thuận lợi của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Kết thúc phiên 21/3, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,81 điểm ( 0,35%), lên 3.101,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 249,41 điểm (-0,85%), xuống 29.071,56 điểm.
Trên thị trường, dư âm từ thông tin sau cuộc họp 2 ngày của Fed giúp giá kim loại quý này tiếp tục tăng mạnh lên ngưỡng 1.320 USD/ounce, nhưng khi bước vào phiên Mỹ, với sự khởi sắc của chứng khoán, giá vàng đã hạ nhiệt, rồi quay đầu giảm.
Kết thúc phiên 21/3, giá vàng giao ngay giảm 3,4 USD (-0,26%), xuống 1.309,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4 tăng 5,6 USD ( 0,43%), lên 1.307,3 USD/ounce.
Giá dầu thô cũng đảo chiều giảm sau khi chạm mức cao nhất năm 2019. Đồng USD tăng cũng góp phần tạo áp lực lên giá dầu thô và vàng.
Kết thúc phiên 21/3, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,42 USD (-0,70%), xuống 59,81 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,86 USD (-1,26%), xuống 67,64 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cập nhật chứng khoán châu Á theo diễn biến thương mại Mỹ - Trung Chứng khoán giao dịch trên sàn Hong Kong, Trung Quốc và Australia đã chứng kiến sự sụt giảm khiêm tốn. Thông tin từ Bloomberg cho thấy, phía Trung Quốc đang khá dè dặt trong việc đáp ứng những yêu cầu của Mỹ, do họ lo ngại Washington vẫn có thể áp thuế quan lên hàng hóa của Bắc Kinh, bất chấp hai bên...